- 20 chiến dịch nắm chắc trong tay phần thắng tại lễ trao giải Cannes Lions năm 2019 (Phần 2)
- Pernod Ricard Ruavieja - “The Time We Have Left”
- Amazon Prime U.K. - “Great Shows Stay With You"
- Centre Pompidou - “Souvenirs de Paris”
- Shiseido - “My Crayon Project”
- Ikea - “Museum of Romanticism”
- Microsoft Xbox - “Football Decoded”
- Carlings - “adDress the Future”
- FELGTB - “The Hidden Flag”
- Netflix - “Narcos: The Censor’s Cut”
Được coi như "Oscar của ngành quảng cáo", Liên hoan quảng cáo Cannes Lions đã trở thành giải thưởng uy tín, một lễ vinh danh đáng mơ ước của bất kỳ client và agency nào. Cannes Lions 2019 đang đến rất gần. Cùng MarketingAI dự đoán một số chiến dịch nắm chắc trong tay phần thắng tại lễ trao giải năm nay qua bài viết sau nhé.
20 chiến dịch nắm chắc trong tay phần thắng tại lễ trao giải Cannes Lions năm 2019 (Phần 2)
Pernod Ricard Ruavieja - “The Time We Have Left”
Liệu một thuật toán có thể cho bạn biết bạn sẽ gặp người thân bao nhiêu lần nữa trước khi một trong hai người biến mất không? Nếu những thuật toán ấy thực sự tồn tại, liệu bạn có muốn biết? Chiến dịch truyền thông đến từ đất nước Tây Ban Nha cho nhãn hiệu rượu Ruavieja đã sử dụng dữ liệu thống kê để ước tính số lần hai người có quan hệ như bạn bè, anh chị em, người lớn và cha mẹ của anh ấy gặp lại nhau, dựa trên tuổi thọ và những tỷ lệ tính toán. Kết quả có thể sai số hoặc khiến mọi người cảm thấy hoang mang, nhưng ít nhất thương hiệu cũng giúp những người tham gia ưu tiên tốt hơn cách họ sử dụng thời gian của chính mình.
(Video: Ruavieja)
>>> Xem thêm: Những chiến dịch quảng cáo mỹ phẩm thành công nhất mọi thời đại
Amazon Prime U.K. - “Great Shows Stay With You"
"Great Shows Stay with You" là một chương trình mạnh mẽ có thể tạo nên những tác động mạnh mẽ tới người xem, thậm chí bạn sẽ còn ám ảnh một thời gian sau khi đã hoàn thành chương trình này. Trong loạt series thú vị đến từ agency Droga5 London, chúng ta thấy nhân vật chính hiền lành sau khi xem loạt phim Prime nổi tiếng như Vikings và Lucifer đã trở nên tự tin hơn trong công việc và cuộc sống cá nhân. Quả là sức mạnh của những chương trình mạnh mẽ có thể thay đổi con người nhiều như thế nào?
(Video: Prime Video)
Centre Pompidou - “Souvenirs de Paris”
Làm thế nào một điểm đến ở Paris có thể cạnh tranh với các địa danh mang tính biểu tượng đến mức chúng có thể được tìm thấy tại bất kỳ cửa hàng lưu niệm nào? Câu trả lời: bằng cách tạo ra những món đồ lưu niệm nhỏ tràn ngập trong các cửa hàng định hướng du lịch. Marcel đã tạo ra những vật kỷ niệm nhỏ xíu trong hình dạng của Trung tâm nghệ thuật và văn hóa quốc gia Pompidou, và đem bán. Chiến dịch cũng đã gửi những món đồ này tới người bán hàng rong của riêng mình để quảng bá điểm đến một cách hấp dẫn. Ngoài ra, khi quét mã QR trên mỗi món quà lưu niệm qua điện thoại thông minh, người mua cũng có thể nhìn thấy một tấm bản đồ của Paris.
(Video: Centre Pompidou)
Shiseido - “My Crayon Project”
Tại Nhật Bản, một màu sắc khác nhau, có thể được coi là một màu sắc mặc định cho mọi người. Ví dụ như người da đen hoặc người da vàng sẽ có địa vị thấp hơn người da trắng. Thương hiệu mỹ phẩm Shiseido đã đối mặt với vấn đề này bằng cách tạo ra một loạt bút chì màu khác nhau được tùy chỉnh theo tông màu da của những đứa trẻ khác nhau và đặt tên cho mỗi loại bút màu đó. Dự án đã giúp những đứa trẻ cảm thấy được chấp nhận nhiều hơn trong khi cũng nhắc nhở chúng rằng mọi người trên thế giới có nhiều tông màu da khác nhau nhưng ai cũng đáng yêu như nhau.
(Video: Youtube)
Ikea - “Museum of Romanticism”
Nhiều người thậm chí không bao giờ mua những đồ nội thất Ikea cho căn phòng của mình, bởi họ thấy sản phẩm quá đa chức năng, hay quá Ikea(???) Và Ikea đã thay đổi quan điểm đó bằng việc phát hành chiến dịch "Museum of Romanticism". Ikea sẽ đặt những món đồ nội thất tại nơi cuối cùng mọi người có thể tưởng tượng được - chính là bảo tàng lãng mạn. Không chỉ đặt những món đồ Ikea vào đó, thương hiệu còn thách thức người dùng tìm kiếm những món đồ đó và đăng tải trên các trang mạng xã hội.
Microsoft Xbox - “Football Decoded”
Nếu trong vị trí của Xbox, bạn sẽ làm gì khi muốn quảng bá trò chơi video FIFA của mình nhưng không có quyền quảng cáo chính thức trên FIFA? Microsoft Xbox thấy mình bị ràng buộc khi Sony PlayStation mua bản quyền độc quyền để quảng cáo trò chơi FIFA 18, có sẵn trên cả hai máy chơi game. Do đó, Microsoft quyết định không quảng cáo ảo trên FIFA nữa, mà đưa trò chơi vào đời thực luôn.
Vì vậy, Xbox và McCann London đã trở nên sáng tạo hơn tại những vùng đất mình có thể quảng cáo. Thay vì hiển thị cảnh quay trò chơi, họ đã biến các điểm nổi bật của trận đấu thành các lệnh trò chơi trong thời gian thực. Do đó, người chơi vừa có thể tương tác lại có thể quảng bá game một cách tuyệt vời.
(Video: Happino)
Carlings - “adDress the Future”
Ngành công nghiệp thời trang nhanh nổi tiếng là kẻ phá hoại môi trường nhiều hơn bao giờ hết. Nhưng trong một thế giới của những xu hướng thay đổi nhanh chóng và ngân sách eo hẹp, còn có những lựa chọn nào khác cho vẻ ngoài bóng bẩy với tác động tiêu cực tối thiểu?
Nhà bán lẻ Scandinavia Carlings đã thực hiện một cách tiếp cận mang tính cách mạng với câu trả lời của mình: tạo ra thứ quần áo không bao giờ tồn tại. Dòng sản phẩm của AdDress the Future, được tạo bởi công ty phó sở hữu Virtue, cho phép người hâm mộ tạo ra những bộ trang phục kỹ thuật số đầy đủ, hợp nhất chúng với hình ảnh của người dùng và tạo ra hình ảnh thời trang chỉ có thể được đăng tải trên mạng xã hội Instagram.
(Video: Scandinavia Carlings)
FELGTB - “The Hidden Flag”
Khi nói đến việc chấp nhận cộng đồng LGBT, Nga không còn là một nhà lãnh đạo thế giới nữa. Đất nước này không hề bảo vệ việc chống phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục, và luật pháp chống lại việc truyền bá tuyên truyền ủng hộ LGBT cho thanh thiếu niên đã được ban ra. Để phản đối những luật pháp trên một cách tinh tế, agency Lola MullenLowe và nhóm vận động FELGTB đã gửi sáu nhà hoạt động đến World Cup 2018 ở Nga mặc những màu sắc tạo nên ánh cầu vồng LGBT truyền bá cho cả thế giới.
(Video: LOLA MullenLowe)
Netflix - “Narcos: The Censor’s Cut”
Khi Netflix đưa vụ giết người vì ma túy Narcos đến Thái Lan, chương trình đã bị kiểm duyệt nặng nề. Do đó, đội ngũ tiếp thị của Netflix đã quyết định vui vẻ một chút với quốc gia truyền thống này. Đoạn video mang tên “Narcos: The Censor’s Cut” đã làm mờ tất cả hình ảnh phản cảm mà không hề xóa những cảnh quay này đi đã được ra mắt. Kết quả là một chiến dịch được xây dựng xung quanh các clip gây cười này đã tăng thêm sự quan tâm của công chúng đối với chương trình.
(Video: Vimeo)
Nguồn: Adweek
Bình luận của bạn