cover

17 Lời khuyên hữu ích cho SEOer để đạt thứ hạng cao 2024

09 Thg 04

Trong bất kể chiến dịch Digital Marketing nào ngày nay, SEO luôn là một yếu tố rất quan trọng cần được Marketer quan tâm đến. Việc sở hữu thứ hạng cao trên trang công cụ tìm kiếm Google luôn là...

Trong bất kể chiến dịch Digital Marketing nào ngày nay, SEO luôn là một yếu tố rất quan trọng cần được Marketer quan tâm đến. Việc sở hữu thứ hạng cao trên trang công cụ tìm kiếm Google luôn là mục tiêu cuối cùng của các SEO-er, tuy nhiên để đạt được điều này không hề đơn giản. Hiểu được điều này, MarketingAI đã tổng hợp 17 lời khuyên hữu dụng nhất để Marketer tối ưu trang web của mình. Bất kể bạn có là một Marketer lâu năm trong ngành hay chỉ mới bắt đầu tìm hiểu về SEO, chắc chắn rằng những lời khuyên này sẽ mang lại những giá trị nhất định tới bạn.

1. Sử dụng từ khóa đúng nơi đúng chỗ

Bất kể bạn hướng tới mục tiêu gì trong SEO thì từ khóa luôn là thứ cần được cân nhắc đầu tiên. Chính vì vậy, ai làm SEO cũng đều hiểu được ý nghĩa của việc thêm từ khóa để trang web được xếp hạng.

Sử dụng từ khóa đúng nơi đúng chỗ

Tuy vậy, vị trí đặt từ khóa ở đâu cũng quan trọng như số lần bạn sử dụng chúng vậy. Đặc biệt, Marketer cần đảm rằng từ khóa phải xuất hiện ÍT NHẤT một lần trên thẻ tiêu đề của trang.

Sử dụng từ khóa đúng nơi đúng chỗ 01

Hay trên đường link URL của trang web

Sử dụng từ khóa đúng nơi đúng chỗ 02

Và cả trong 100 chữ đầu tiên của phần nội dung bài viết nữa.

Sử dụng từ khóa đúng nơi đúng chỗ 03

Lấy ví dụ, bạn sở hữu một trang được tối ưu xung quanh từ khóa “copywriting”. Việc bạn cần làm chính là đảm bảo rằng từ khóa đó sẽ xuất hiện ở những vị trí quan trọng đã được liệt kê ở trên.

Sử dụng từ khóa đúng nơi đúng chỗ 04

2. Giữ chân người dùng ở lại trang lâu hơn

Trong SEO có một thuật ngữ là “Pogosticking” và có một sự thật rằng: Pogosticking là con dao hai lưỡi với thứ hạng của trang web trên Google. Vậy như nào là “Pogosticking”? Có thể hiểu thuật ngữ này là khi một người dùng Google nhấp vào trang web của bạn, để rồi nhảy ngược lại (pogostick) về phần kết quả tìm kiếm để tìm trang web khác cung cấp nội dung có ích với họ hơn.

Giữ chân người dùng ở lại trang lâu hơn

Khi người dùng làm việc này, đồng nghĩa họ gửi đến một thông điệp cho Google: “Tôi không thích kết quả đó”. Hệ quả là gì? Nếu người dùng thoát ra khỏi trang của bạn, đồng nghĩa trang của bạn chưa cung cấp đúng thông tin với người dùng, Google chắc chắn sẽ hạ uy tín và xếp hạng của trang.

Giữ chân người dùng ở lại trang lâu hơn 01

Vậy câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để giữ chân người dùng ở lại trang lâu hơn? Câu trả lời là: Hãy sử dụng thật nhiều gạch đầu dòng và các tiêu đề phụ

Bởi lẽ, khi nội dung của bạn được trình bày hợp lý và dễ đọc, người dùng chắc chắn sẽ dành nhiều thời gian trên trang của bạn hơn (nó cũng giúp ngăn cản họ nhấn nút quay lại trên trình duyệt web nữa). 

3. Tìm những từ khóa “Gợi ý”

Chắc hẳn bạn đã biết về việc người dùng có thể sử dụng Google Suggest (Gợi ý của Google) để tìm các từ khóa dài:

Tìm những từ khóa “Gợi ý”

Tuy nhiên điều mà nhiều người chưa biết chính là, bạn có thể sử dụng chính cách này cho cả những công cụ tìm kiếm khác như Wikipedia:

Tìm những từ khóa “Gợi ý” 01

Hay YouTube

Tìm những từ khóa “Gợi ý” 02

Dĩ nhiên, không thể thiếu Bing

Tìm những từ khóa “Gợi ý” 03

4. Xóa bớt các trang không cần thiết (Zombie Page)

Trong SEO có một thuật ngữ gọi là Zombie Page để chỉ những trang không mang lại lượng truy cập gì cho site. Chính vì vậy, việc loại bỏ các trang này sẽ giúp web của bạn có được thứ hạng cao hơn cũng như thu hút được lượng truy cập tốt hơn. Thực tế, có một trang web thương mại điện tử đã cho thấy mức tăng 31% trong lượng truy cập từ công cụ tìm kiếm (đó là chưa kể doanh thu của họ đã tăng 28%) khi họ “dọn dẹp” bớt 11,000 trang sản phẩm.

Xóa bớt các trang không cần thiết (Zombie Page) 01

Họ không phải người duy nhất, trang web Proven.com cũng từng chia sẻ mức tăng 88,3% trong lượng truy cập trang web sau khi loại bỏ 40,000 Zombie Page khỏi trang của họ.

Xóa bớt các trang không cần thiết (Zombie Page) 02

Vì sao chiến lược này lại hiệu quả đến vậy? Đơn giản, Google không hề muốn xếp hạng những trang web sở hữu những nội dung sơ sài, kém chất lượng. Thực tế, Google từng đưa ra thông báo rằng họ ưu tiên một trang lớn với nội dung tốt hơn là nhiều trang nhỏ nhưng nội dung sơ sài.

Xóa bớt các trang không cần thiết (Zombie Page) 03

5. Thực hiện nghiên cứu trong ngành

Đâu là cách tốt nhất để thu về backlink từ các blog chuyên gia hay các trang tin thuộc thị trường ngách của bạn? Câu trả lời: Một bài nghiên cứu về lĩnh vực trong ngành. Thực tế, BuzzSumo từng chỉ ra rằng, việc đăng tải một nghiên cứu trong ngành sẽ giúp trang của bạn thu về rất nhiều lượt truy cập, chia sẻ trên mạng xã hội cũng như được đề cập đến trên các bài báo.

Thực hiện nghiên cứu trong ngành

Để dễ hiểu hơn, hãy nhìn vào ví dụ dưới đây: Vào vài tháng trước, rất nhiều blog về SEO đều đang bàn luận về chủ đề “Tìm kiếm bằng giọng nói”.

Thực hiện nghiên cứu trong ngành 01

Tuy nhiên trong những bài viết này, các tác giả chỉ viết về việc đưa ra những lời khuyên cho lĩnh vực này và không hề có bất kỳ số liệu, nghiên cứu nào để chứng minh cho điều đó. Ngay sau đó, một nghiên cứu trên quy mô lớn về SEO tìm kiếm bằng giọng nói đã được thực hiện.

Thực hiện nghiên cứu trong ngành 02

Vậy kết quả mang lại từ bài nghiên cứu đó là gì: Dù bài viết này chưa đến một năm tuổi, tuy nhiên nó đã tạo ra hơn 900 backlinks!

Thực hiện nghiên cứu trong ngành 03

Điều tuyệt vời hơn cả, tác giả bài viết không cần phải tiếp cận quá nhiều người để thu về các backlink đấy. Bởi lẽ bản thân nội dung của bài viết đã cung cấp cho các Blogger và nhà báo những dữ liệu và con số.

Thực hiện nghiên cứu trong ngành 04

Nhờ vậy, tác giả những bài viết ấy sẽ tự động thêm và dẫn link về bài viết của họ. Quá tuyệt phải không?

Thực hiện nghiên cứu trong ngành 05

6. Bổ sung các từ khóa liên quan cho phần nội dung

Việc SEO Onpage đòi hỏi rất nhiều thứ, chứ không chỉ dừng ở việc “đảm bảo việc từ khóa xuất hiện vài lần trên trang”. Dù việc đó cũng khá quan trọng, tuy nhiên việc xếp hạng trên Google ngày nay đã đòi hỏi hơn như vậy rất nhiều. Marketer làm SEO cần phải bổ sung thêm các từ đồng nghĩa, cũng như các từ khóa khác liên quan vào trong nội dung của mình. Vì sao ư? Trong thuật toán của Google, có một khái niệm gọi là “Hummingbird”.

Bổ sung các từ khóa liên quan cho phần nội dung

Phần cập nhật Google Hummingbird này cho phép Google vượt xa hơn. Thay vì chỉ dựa vào các từ khóa đơn giản, giờ đây Google sẽ cố để hiểu được nội dung và chủ đề trên trang của bạn.

Bổ sung các từ khóa liên quan cho phần nội dung 01

Có thể nói Google đang cố gắng hiểu một nội dung như một con người vậy. Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra ở đây với Marketer là: Làm thế nào để tối ưu nội dung cho Hummingbird? Câu trả lời khá đơn giản: Hãy bổ sung các từ liên quan xoay quanh từ khóa chính vào trong nội dung. Để làm như vậy, hãy tra cứu từ khóa mục tiêu trên Google.

Bổ sung các từ khóa liên quan cho phần nội dung 02

Sau đó kéo xuống phần dưới cùng của mục kết quả tìm kiếm.

Bổ sung các từ khóa liên quan cho phần nội dung 03

Hãy tìm các thuật ngữ ở phần: “Searches related to (Tìm kiếm liên quan)” và bổ sung chúng vào trong nội dung của bạn.

7. Bổ sung nội dung cho Infographic, Podcast và Video

Thông thường, các định dạng nội dung hình ảnh trực quan như Infographic hay Podcast là những cách tuyệt vời để thu hút lượt truy cập cũng như backlink. Tuy nhiên, chúng cũng sở hữu một vấn đề rất lớn: Google không thể hiểu được những nội dung đó!

Để xử lý vấn đề này, hãy bổ sung thật nhiều nội dung mô tả đi kèm với Infographic, Podcast hay Video của bạn. Hãy thêm vào đó nhiều nội dung chất lượng ở dưới. Chính phần nội dung này sẽ giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được chính xác Infographic của bài viết nói về cái gì.

8. Cập nhật những trang cũ

Khi trang web của bạn phát triển được một thời gian, chắc chắn sẽ có những chuyên mục hoặc bài viết được đăng từ rất lâu và nội dung của nó trở nên lỗi thời. Điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới xếp hạng trang của bạn, chính vì vậy bạn cần phải cập nhật những bài viết đó nếu muốn cải thiện thứ hạng của mình. Để dễ hình dung, hãy nhìn vào ví dụ dưới đây:

Cập nhật những trang cũ

Vài tháng trước đây, tác giả đã nhận ra rằng bài viết trên đây không thu về những kết quả khả quan như mong đợi. Dù nội dung của bài viết rất tốt, tuy nhiên trang bài viết này liên tục bị người xem thoát ra giữa trang đầu và trang thứ hai vì từ khóa “SEO Checklist”.

Cập nhật những trang cũ 01

Điều này không hề tốt chút nào, vậy nên tác giả đã quyết định sẽ cập nhật hoàn toàn nội dung của bài viết này. Đặc biệt, tác giả còn bổ sung thêm các External Link (Link ngoại bộ) tới các trang uy tín khác.

17 Lời khuyên hữu ích cho SEOer để đạt thứ hạng cao 2024- Ảnh 27.

Ngoài ra, tác giả chia phần nội dung thành các mục để người đọc dễ theo dõi bài viết hơn.

Cập nhật những trang cũ 02

Phần tiêu đề và mô tả cũng được thay mới toàn bộ:

Cập nhật những trang cũ 03

Lưu ý: Miễn rằng bạn đăng tải nội dung cập nhật ở cùng một URL thì không cần lo về việc nội dung bị trùng lặp. 

Chỉ với ba sự thay đổi trên, trang bài viết đã nhanh chóng chiếm được vị trí cao trên phần kết quả tìm kiếm của Google cho từ khóa “SEO Checklist”.

Cập nhật những trang cũ 04

Và cũng đem tới lưu lượng truy cập tăng đáng kể cho trang:

Cập nhật những trang cũ 05

9. Tăng tốc cho trang web của bạn

Sở hữu một trang web có tốc độ chậm chắc chắn sẽ gây hại cho xếp hạng trên Google. Cụ thể, bản cập nhật của Google về tốc độ trang đã chỉ ra rằng những trang sở hữu tốc độ tải chậm trên thiết bị di động sẽ bị hạ bậc đáng kể. 

Tăng tốc cho trang web của bạn

Chính vì vậy, người làm SEO cần phải loại bỏ tất cả tác nhân gây cản trở đến tốc độ tải trang của mình. Mới đây, một nghiên cứu trên quy mô lớn về tốc độ trang vừa được thực hiện và đã cho ra những kết quả sau: Trong nhiều trường hợp, sử dụng CDN (Content Delivery Network - Mạng lưới cung cấp nội dung) có thể gây hại tới tốc độ tải trang của bạn.

Tăng tốc cho trang web của bạn 01

Nếu trang web của bạn có sử dụng CDN, hãy thử kiểm tra tốc độ khác nhau giữa việc tắt và bật CDN cho trang web. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ rằng, những nội dung từ bên thứ ba (Ví dụ như pixel của Facebook) cũng có thể làm giảm tốc độ tải trang xuống đáng kể.

Tăng tốc cho trang web của bạn 02

Bạn có thể kiểm tra tất cả những nội dung từ bên thứ 3 trên trang của mình bằng cách truy cập vào: BuiltWith.com

Tăng tốc cho trang web của bạn 03

Nếu phát hiện ra nội dung nào không quá quan trọng và cần thiết, hãy loại bỏ chúng để cải thiện tốc độ tải trang.

10. Sử dụng Google Search Console

Đầu tiên, người dùng cần đăng nhập vào Google Search Console và tìm đến mục Performance Report (Báo cáo hoạt động):

Sử dụng Google Search Console

Sau đó nhấp vào mục Pages (Trang):

Sử dụng Google Search Console 01

Từ đây, báo cáo sẽ cho người dùng thấy được những trang nào mang về nhiều lượt truy cập nhất:

Sử dụng Google Search Console 02

Từ đây, mọi thứ sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều. Bởi lẽ, khi nhấp vào một trang bất kỳ, bạn có thể thấy được TẤT CẢ những từ khóa mà trang được xếp hạng.

Sử dụng Google Search Console 03

Nếu đào sâu và tìm hiểu, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy rất nhiều từ khóa mà bản thân bạn cũng không biết mình được xếp hạng. Lấy ví dụ, khi tác giả thực hiện việc phân tích cho một trang web của mình và đã tìm ra 3 từ khóa mà không hề biết chúng được xếp hạng.

Sử dụng Google Search Console 04

Vì sao điều này lại quan trọng? Nếu 3 từ khóa trên tình cờ được xếp hạng, thử tưởng tượng nếu một người làm SEO chú tâm vào việc tối ưu những từ khóa đó. Giờ đây để có thêm lượt truy cập, bạn chỉ cần chèn thêm các từ khóa đó vào trong bài viết và khi Google thấy chúng xuất hiện trong bài viết, chắc chắn thứ hạng của bài viết khi người dùng Internet tra cứu chúng sẽ được cải thiện đáng kể.

Sử dụng Google Search Console 05

11. Tạo ra các nội dung xoay quanh các chủ đề ngách

Đăng tải các nội dung chất lượng cao là một trong những điều quan trọng nhất cho SEO. Tuy nhiên, nếu bạn lại đang hoạt động trong một thị trường ngách khá “tẻ nhạt” thì làm sao? Liệu điều này sẽ khiến việc tạo ra các nội dung thu hút mọi người để nhấp vào, chia sẻ lên mạng xã hội sẽ trở nên bất khả thi? May mắn thay, điều này hoàn toàn sai. Tất cả những gì bạn cần làm chính là: Tạo ra các chủ đề xoay quanh chủ đề cận ngách.

Để dễ hiểu hơn, chủ đề cận ngách chính là những chủ đề, nội dung liên quan nhất tới chủ đề ngách của bạn, tuy nhiên chúng sẽ có nhiều “đất” để bạn sáng tạo hơn, tạo ra những nội dung hấp dẫn xoay quanh nó. Lấy ví dụ, Mike Bonadio đã sử dụng phương pháp này để tăng lượng truy cập tự nhiên cho khách hàng của anh ấy lên 15%.

Tạo ra các nội dung xoay quanh các chủ đề ngách

Anh ấy đã làm như thế nào? Đầu tiên, Mike hiểu được mình đang ở trong một thị trường ngách không thể nào tẻ nhạt hơn: phòng trừ sâu bệnh. 

Chính từ đây, vấn đề được đặt ra là: Làm thế nào để tạo ra nội dung hấp dẫn xoay quanh chủ đề phòng trừ sâu bệnh? Câu trả lời: Bạn không cần thiết phải làm như vậy. Thay vào đó, hãy chuyển hướng sang các chủ đề cận ngách mà nó hấp dẫn hơn, và đó cũng chính là những gì Mike đã làm:

Tạo ra các nội dung xoay quanh các chủ đề ngách 01

Chính điều này đã giúp Mike tạo ra một Infographic xuất sắc về một chủ đề liên quan tới nó: “phòng trừ sâu bệnh cho những người làm vườn”

Tạo ra các nội dung xoay quanh các chủ đề ngách 02

Với nội dung hữu dụng như vậy, Infographic của Mike đã được xuất hiện trên Blog của rất nhiều tác giả:

Tạo ra các nội dung xoay quanh các chủ đề ngách 04

Kết quả là, lượng truy cập cho trang web từ phía khách hàng của Mike đã tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn:

Tạo ra các nội dung xoay quanh các chủ đề ngách 05

Một người quản lý trang web thường sẽ link về trang của bạn nếu họ sử dụng biểu đồ, nội dung trực quan hay Infographic của bạn. Nhưng không phải ai cũng thực hiện điều đó. Vậy nên nếu bạn xuất bản một nội dung trực quan có giá trị, hãy nghiên cứu các bước sau để thu về một số backlink.

Đầu tiên, hãy tìm một nội dung hình ảnh trên trang của bạn. Lấy ví dụ ở đây là một Infographic về SEO Onpage:

Nhận backlink từ các nội dung hình ảnh của bạn

Sau đó, nhấp chuột vào và chọn “Copy image address”

Nhận backlink từ các nội dung hình ảnh của bạn 01

Và dán tên tệp vào phần tìm kiếm hình ảnh trên Google.

Nhận backlink từ các nội dung hình ảnh của bạn 02

Sau đó, Google sẽ trả về một loạt danh sách các trang sử dụng hình ảnh của bạn.

Nhận backlink từ các nội dung hình ảnh của bạn 03

Giờ đây bạn chỉ việc tìm các trang sử dụng hình ảnh của mình tuy nhiên không dẫn link về:

Nhận backlink từ các nội dung hình ảnh của bạn 04

Cuối cùng, hãy gửi cho họ một email nhắc nhở nhẹ nhàng và phiền họ bổ sung đường link về nguồn trang gốc (là trang web của bạn).

13. Tạo ra các từ khóa thương hiệu

Những thuật ngữ như: Guestographic, The Moving Man Method, The Content Upgrade đều là những thuật ngữ mà tác giả tạo nên. Chính vì điều này, các nội dung xoay quanh từ khóa trên đều được xếp hạng 1 trên Google. 

Nhận backlink từ các nội dung hình ảnh của bạn 05

Vậy nên, nếu được thì khi bạn làm nội dung hãy cố gắng tự tạo ra thuật ngữ của riêng mình. Vậy chúng ta phải làm như nào? 

Đầu tiên, phát triển một chiến lược, kĩ thuật, quá trình hay một chủ đề độc nhất với bạn. Dù điều này nghe qua không hề đơn giản, tuy nhiên nó không phức tạp đến vậy. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là sử dụng một thuật ngữ đã có sẵn, sau đó hãy bổ sung và chỉnh sửa một  chút. Lấy ví dụ, đã có thời gian rất nhiều người xây dựng các đường link từ việc Guest Posting (bài viết từ khách truy cập). Vậy nên, tất cả những gì tác giả làm chỉ là pitch một bài Infographic thay vì một bài Guest post truyền thống.

Sau đó, hãy đặt tên cho khái niệm mới này. Việc này đòi hỏi sự sáng tạo nhiều hơn là máy móc. Xét cho cùng, bạn sẽ cần một cái tên đảm bảo được các yếu tố:

  • Ngắn gọn
  • Dễ phát âm
  • Dễ nhớ
  • Độc nhất
  • Mô tả chính xác nội dung

Lấy ví dụ, khi sử dụng Infographics cho các bài Guest post, tác giả đã kết hợp hai từ này với nhau để thành một khái niệm mới mang tên: Guestographics.

Cuối cùng, hãy lan truyền thuật ngữ này rộng rãi. 

Đây cũng chính là yếu tố mấu chốt cho phương pháp này, bởi lẽ để thuật ngữ này trở nên hợp lý thì bạn cần phải quảng bá nó liên tục. Trong trường hợp này, tác giả đã đăng tải một case study liên quan đến Guestographic vào thực tiễn.

Nhận backlink từ các nội dung hình ảnh của bạn 06

Sau đó một thời gian, một case study KHÁC về thuật ngữ tiếp tục được đăng tải.

Nhận backlink từ các nội dung hình ảnh của bạn 07

Không chỉ vậy, khi tham gia phỏng vấn thì tác giả cũng không quên đề cập đến thuật ngữ này một lần nữa:

Nhận backlink từ các nội dung hình ảnh của bạn 08

Dĩ nhiên quá trình này sẽ tốn một khoảng thời gian của bạn, tuy nhiên trước khi bạn nhận ra thì đã có cơ số người biết đến và sử dụng thuật ngữ này rồi đó!

Nhận backlink từ các nội dung hình ảnh của bạn 09

Dĩ nhiên, kết quả mang lại là bất kể khi nào có người sử dụng thuật ngữ này thì họ đều link về bài viết của tác giả hoặc đề cập đến tên của tác giả.

14. Bổ sung định nghĩa “Là gì” cho các bài viết trên Blog

Đây là một trong những mẹo về SEO quan trọng nhất nhưng thường bị mọi người xem thường. Khi người dùng Internet tìm kiếm về những thuật ngữ chuyên ngành (ví dụ như: tối ưu công cụ tìm kiếm), thường họ sẽ tìm kiếm luôn cả những định nghĩa về chúng. Ross Hudgens từng chỉ ra rằng, những kết quả ở trang đầu tiên của Google về từ khóa các thuật ngữ thường là những bài viết trả lời cho câu hỏi “Là gì?”. 

Lấy ví dụ, khi bạn tìm kiếm về thuật ngữ “Inbound Marketing”, trong 3 kết quả trả về thì có tới 2 cái trong số chúng là để trả lời câu hỏi: “Inbound Marketing là gì?”

Bổ sung định nghĩa “Là gì” cho các bài viết trên Blog

Chính vì vậy, nếu nội dung của bạn xoay quanh một từ khóa về định nghĩa, đảm bảo rằng có một phần nội dung của bạn tập trung vào việc giải nghĩa thuật ngữ đó là gì.

Bổ sung định nghĩa “Là gì” cho các bài viết trên Blog

Trong SERPs, chắc hẳn bạn đã để ý tới mục Featured Snippet nhiều hơn.

Xếp hạng trong mục Featured Snippets.

Vậy làm thế nào để nội dung của bạn được xuất hiện trong mục này? May mắn thay, câu hỏi này giờ đây đã được giải đáp. Mới đây, SEMrush vừa thực hiện một nghiên cứu lớn về Featured Snippet (cụ thể, họ đã phân tích hơn 80 triệu từ khóa khác nhau).

Xếp hạng trong mục Featured Snippets 01

Họ đã phát hiện ra rằng, việc bổ sung mục Q&A (những câu hỏi thường gặp) cho nội dung sẽ giúp ích rất nhiều cho việc chiếm một vị trí xuất hiện trên Featured Snippet. Lấy ví dụ, một trang dưới đây được tối ưu xoay quanh từ khóa “Channel Description” (mô tả kênh).

Xếp hạng trong mục Featured Snippets 02

Như bất kỳ nội dung nào về chủ này, nó chứa rất nhiều lời khuyên hữu ích khi viết nội dung mô tả cho kênh YouTube:

Xếp hạng trong mục Featured Snippets 03

Tuy nhiên, tác giả đã lồng ghép nội dung này dưới dạng chuyên mục Q&A ngắn:

Xếp hạng trong mục Featured Snippets 04

Và nó đã đạt kết quả đúng như mong đợi. Phần nội dung đã được hiển thị trên Featured Snippets:

Xếp hạng trong mục Featured Snippets 05

16. Tìm kiếm thêm cơ hội cho Guest Post

Đây là một mẹo SEO đơn giản sẽ giúp bạn tìm ra các trang để đăng tải các Guest Post. Đầu tiên, hãy tìm một ai đó trong lĩnh vực bạn hoạt động mà có xu hướng đăng tải những nội dung này thường xuyên.

Tìm kiếm thêm cơ hội cho Guest Post

Tiếp theo, tìm kiếm hình ảnh cá nhân của họ (thường sẽ tìm thấy trên hồ sơ LinkedIn) và dán chúng lên mục tìm kiếm Google bằng hình ảnh.

Tìm kiếm thêm cơ hội cho Guest Post 01

Kết quả là bạn sẽ tìm thấy những nơi mà họ đã đăng tải bài viết dưới dạng Guest Post:

Tìm kiếm thêm cơ hội cho Guest Post 02

Bạn cũng có thể áp dụng cách thức này để tìm các cơ hội phỏng vấn (như podcast). Thực tế, Podcast là một trong những chiến lược xây dựng liên kết bị đánh giá thấp nhất hiện nay. Vì sao ư? Việc xuất hiện trên Podcast dễ dàng hơn gấp chục lần việc phải viết, biên tập, chỉnh sửa và đăng tải một bài Guest Post và kết quả thì tương tự, bạn sẽ nhận về backlink cho trang của mình:

Tìm kiếm thêm cơ hội cho Guest Post 03

Tuy nhiên, việc tìm ra các podcast không phải điều đơn giản, trừ phi bạn sử dụng phương pháp tìm kiếm ngược từ Google hình ảnh.

Tìm kiếm thêm cơ hội cho Guest Post 04

17. Cải thiện CTR tự nhiên của bạn

Khi bạn cải thiện CTR (Click-through-rate: Tỷ lệ nhấp chuột), đồng nghĩa sẽ có thêm nhiều người nhấp vào trang của bạn trên kết quả tìm kiếm.

Cải thiện CTR tự nhiên của bạn

Dĩ nhiên kết quả sẽ là bạn thu về nhiều lượt truy cập hơn mà không cần phải xếp hạng quá cao. Mới đây, một bài phân tích trên một triệu kết quả tìm kiếm của Google đã chỉ ra rằng: Sử dụng các thẻ tiêu đề dạng câu hỏi sẽ giúp tăng tỷ lệ CTR lên đáng kể.

Cải thiện CTR tự nhiên của bạn 01

Chính vì vậy, bất cứ khi nào có thể thì hãy cố gắng biến tiêu đề của bài viết thành dạng câu hỏi giống như ví dụ dưới đây:

Cải thiện CTR tự nhiên của bạn 02

Tạm kết

Vừa rồi là 17 lời khuyên hữu dụng mà MarketingAI đã tổng hợp lại dành cho các SEO-er. Bất kể bạn đã là một SEO-er dày dạn kinh nghiệm hay chỉ mới bắt đầu tìm hiểu thì những lời khuyên vẫn đều mang lại hiệu quả nhất định. Hẹn gặp các bạn trong những bài viết chuyên sâu khác về SEO trên MarketingAI.

Tuấn Anh - MarketingAI

Theo Backlinko

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.