cover

11 cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để phục vụ cho việc học tập

05 Thg 12

Với sức mạnh của các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay, cuộc sống đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc biệt, lĩnh vực giáo dục cũng đã có những sự thay đổi ngoạn mục theo chiều...

Với sức mạnh của các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay, cuộc sống đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc biệt, lĩnh vực giáo dục cũng đã có những sự thay đổi ngoạn mục theo chiều hướng tích cực hơn với sự xuất hiện các phương tiện truyền thông xã hội. Có rất nhiều cách khác nhau để áp dụng các phương tiện truyền thông xã hội vào việc học tập và giáo dục. Một bài viết trên trang web Sproutsocial đã chỉ ra 11 cách để sử dụng các phương tiện truyền thông để phục vụ cho mục đích học tập được rất nhiều trường học sử dụng hiện nay. 

Lợi ích của phương tiện truyền thông xã hội trong giáo dục

Công nghệ nói chung và các phương tiện truyền thông xã hội nói riêng là những thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Trước giờ thì phương tiện xã hội đa số chỉ dùng để giải trí hoặc làm việc nhưng trong khoảng thời gian gần đây, chúng dần được tích hợp vào các lớp học đại học và sinh viên cũng cảm thấy thích thú, tiện lợi với hình thức này.

Các nền tảng truyền thông xã hội sẽ cung cấp rất nhiều lợi ích dành cho lớp học, ví dụ như thông báo, chia sẻ thông tin, giảng bài trực tiếp,… Ngoài ra, các phương tiện truyền thông xã hội cũng sẽ giúp cho việc giao tiếp giữa sinh viên và giảng viên trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Sinh viên có thể đặt câu hỏi cho giảng viên mọi lúc mọi nơi và dường như có thể có có được câu trả lời ngay lập tức.

Image result for social media for education

(Nguồn: Sprout Social)

Việc các phương tiện truyền thông xã hội xuất hiện cũng giúp cho sinh viên có nhiều cơ hội học tập hơn từ các bài giảng điện tử hoặc các lớp học từ xa. Việc đào tạo từ xa đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Thậm chí, có nhiều sinh viên đã nhận được bằng đại học mà không cần đến các lớp học truyền thống 1 buổi nào.

Điều quan trọng đối với những người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội là cần phải áp dụng nó một cách chính xác và hợp lý, tránh bị sao nhãng để từ đó nhận phải những tác động ngược. Tuy nhiên, chắc chắn rằng các phương tiện truyền thông xã hội sẽ giúp các sinh viên tiến bộ hơn trong việc học tập.

Các phương tiện truyền thông xã hội có thể sử dụng trong lớp học

Đầu tiên, hãy nói về những cách mà các phương tiện truyền thông xã hội được áp dụng trong lớp học. Việc áp dụng này có thể diễn ra từ mọi cấp học, từ cấp tiểu học cho đến đại học, cao học.

1. Sử dụng trang Facebook (Facebook Page) để cập nhật thông tin và thông báo

Facebook là một nền tảng truyền thông xã hội hoàn hảo để kết hợp vào các lớp học. Thay vì những hình thức thông báo hoặc dặn dò như truyền thống thì giảng viên và sinh viên có thể tận dụng những tiện ích của Facebook. Cụ thể, giáo viên có thể yêu cầu các học sinh theo dõi trang Facebook riêng của lớp. Giáo viên sẽ đăng lên đó những cập nhật thông tin về lớp, chia sẻ các bài tập về nhà và khuyến khích học sinh thảo luận trên Fanpage đó. Ngay cả khi sinh viên đó không có Facebook thì vẫn có thể truy cập được. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trang Facebook là công khai và bất kỳ ai có tài khoản Facebook cũng có thể xem và bình luận những bài đăng.

11 cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để phục vụ cho việc học tập- Ảnh 2.

(Nguồn: Sproutsocial)

2. Sử dụng nhóm Facebook (Facebook Group) để phát trực tiếp các bài giảng và thảo luận về bài giảng

Giảng viên có thể lập một nhóm Facebook riêng tư và phát trực tiếp các bài giảng của mình trên đó. Ngoài ra, giảng viên còn có thể đăng các thông báo (ví dụ như thông báo nghỉ học, giờ học), giao các bài tập về nhà, gửi câu hỏi thảo luận,… trên nhóm Facebook này. Các nhóm là cơ sở hoàn hảo để giảng viên và sinh viên có thể kết nối được với nhau, và có thể đảm bảo tính riêng tư cho các bài giảng đó.

3. Sử dụng Twitter làm bảng tin

Twitter là bảng thảo luận hoặc một bảng tin cho lớp học vô cùng tuyệt vời. Giảng viên có thể tạo ra một tài khoản duy nhất cho mỗi lớp học và tái sử dụng chúng hàng năm hoặc nếu muốn, hoặc có thể tạo tài khoản mới cho mỗi năm học. Với việc chỉ giới hạn 280 ký tự sẽ giúp cho sinh viên rèn luyện được việc giao tiếp làm sao cho chính xác và hiệu quả, một kỹ năng rất có lợi để phát triển.

Giảng viên có thể sử dụng Twitter để đăng lịch nộp bài hoặc đăng các trích dẫn truyền cảm hứng, các liên kết hữu ích hoặc tài nguyên để các sinh viên giải các bài tập. Giảng viên cũng có thể tạo các cuộc thảo luận và trò chuyện trên Twitter xung quanh một hashtag cụ thể mà họ tạo ra.

Image result for twitter education

(Nguồn: qs.com)

4. Sử dụng các Instagram cho các bài tiểu luận ảnh

Trong một lớp học hoặc môn học thiên về thị giác, sinh viên có thể sử dụng Instagram để trình bày một loạt ảnh hoặc đồ họa theo cách hấp dẫn trực quan. Instagram cho phép sinh viên thực hành kể những câu chuyện kỹ thuật số theo cách mà các nền tảng truyền thông xã hội khác còn thiếu. Sinh viên có thể tạo tài khoản Instagram dành riêng cho lớp và có thể xóa chúng sau khi khóa học kết thúc nếu họ muốn.

(Nguồn: IG fullsail)

5. Tạo một Blog chung của lớp để thảo luận

Viết bài đăng trên blog cung cấp cho sinh viên một giải pháp khác cho các bài tập mang nội dung số, mà sau đó còn có thể dễ dàng liên kết lại với các kênh mạng xã hội của lớp. Có nhiều nền tảng khác nhau có sẵn, chẳng hạn như WordPress, SquareSpace, Wix, Blogger, Tumblr hoặc Medium để giảng viên có thể tạo một blog lớp. Học sinh có thể tạo tài khoản người dùng của riêng mình, tạo bài đăng thảo luận hoặc thêm các lời nhận xét. Các giáo trình hay bất kỳ bài tập, cập nhật và nguồn tài nguyên nào cũng hoàn toàn có thể chia sẻ được trên blog.

6. Viết các bài viết (ví dụ như tiểu luận) trên blog

Yêu cầu sinh viên tạo ra blog riêng của họ cho các bài tiểu luận hoặc các bài viết ngắn là một chiến lược khác để kết hợp phương tiện truyền thông xã hội với học tập. Điều này có thể cải thiện kỹ năng viết cũng như kỹ năng tư duy của sinh viên. Giảng viên có thể yêu cầu sinh viên trả lời các lời nhắc hàng tuần một cách thoải mái và dễ dàng nhất có thể. Đừng giới hạn phương tiện truyền thông xã hội này trong một khuôn khổ nào đó (ví dụ như lớp học tiếng Anh hay văn học) mà phương tiện truyền thông xã hội này có thể áp dụng trên tất cả các bộ môn.

7. Tạo một bảng Pinterest dành riêng cho lớp

Giảng viên hướng dẫn có thể tạo bảng Pinterest cho mỗi lớp và lưu giữ lại những dữ liệu có liên quan đến bài học. Pinterest là một nền tảng truyền thông xã hội tuyệt vời cho giảng viên sử dụng để chuẩn bị và sắp xếp các tài nguyên, kế hoạch bài học và worksheet cho các lớp học của họ tại cùng một nơi. Giảng viên có thể tạo bảng theo lớp hoặc theo chủ đề. Ngoài ra, họ còn có thể tạo bảng chủ đề phụ cho hàng tuần hoặc tất cả các worksheet.

Image result for pinterest board education

(Nguồn: Pinterest)

Pinterest cũng có thể hữu ích cho sinh viên để quản lý thư mục kỹ thuật số cho các dự án nghiên cứu, bài báo hoặc bài tập nhóm của họ. Học sinh có thể ghim các trang web, sách hoặc video vào một bảng về một chủ đề và tham khảo lại khi đến lúc viết.

Phương tiện truyền thông xã hội cho tiếp thị giáo dục

Bên cạnh việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội trong lớp học, cũng có nhiều cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội trong marketing giáo dục. Tiếp thị truyền thông xã hội có thể giúp đỡ bạn nếu bạn đang muốn tiếp cận những tệp khách hàng lớn hơn cho trường học hoặc trường đại học của bạn.

8. Hiển thị các liên kết truyền thông xã hội trên trang web của trường.

Bạn có thêm liên kết về các phương tiện truyền thông xã hội trên trang web để phụ huynh và học sinh có thể dễ dàng tìm thấy hồ sơ truyền thông xã hội của trường. Hoặc bạn có thể tạo ra một thư mục truyền thông xã hội và để tất cả chúng vào trong đó.

Nhiều phụ huynh và học sinh tương lai sẽ truy cập trang web của trường bạn trước nếu họ quan tâm. Các phương tiện truyền thông xã hội sẽ giúp họ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống ở trong trường.

11 cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để phục vụ cho việc học tập- Ảnh 5.

(Nguồn: Sproutsocial)

9. Chia sẻ các hình ảnh và sự kiện của trường

Nếu bạn muốn thu hút học sinh và phụ huynh mới đến trường của bạn, hãy chia sẻ những hình ảnh và các sự kiện xung quanh khuôn viên trường, Những việc này có thể mang đến những cái nhìn mà họ mong đợi.

Các sự kiện và ngoại khóa có thể làm cho trường của bạn nổi bật so với phần còn lại. Trong khi các trang web của trường học và các trường đại học có xu hướng theo cùng một khuôn mẫu, phương tiện truyền thông xã hội cho phép bạn trở nên độc đáo hơn. 

(Nguồn: Instagram Notredame)

10. Tạo các nhóm Facebook (Facebook Group) dựa trên sở thích

Nhiều người vẫn muốn được tham gia vào các hoạt động của trường của họ ngay cả sau khi họ đã rời khỏi trường, đặc biệt là cựu sinh viên đại học. Tạo nhóm Facebook cho sinh viên và cựu sinh viên hiện tại có thể tăng cường sự tương tác cũng như tinh thần học tập.

Có thể tạo ra nhóm cựu sinh viên, các nhóm cho các môn học hoặc khóa tốt nghiệp khác nhau, các nhóm cho các buổi ngoại khóa v.v... sẽ cho phép những sinh viên tham gia được gặp gỡ những người khác có cùng sở thích.

Các nhóm có thể được đặt chế độ là nhóm mở hoặc nhóm kín. Nghĩa là họ chỉ có thể được vào nhóm, xem các bài đăng nếu nhận được lời mời hoặc được sự chấp thuận của quản trị viên nhóm. Hoặc nhóm có thể để chế độ mở, công khai cho sinh viên tiềm năng có thể theo dõi các i cuộc hội thoại và sự kiện mà các nhóm này đang có trước khi yêu cầu tham gia.

11. Tạo một chiến lược truyền thông xã hội khi có khủng hoảng

Làm thế nào bạn sẽ liên lạc với toàn bộ sinh viên trong trường trong trường hợp khẩn cấp ví dụ như có hỏa hoạn, lốc xoáy? Do vậy hãy suy nghĩ về cách kết hợp các phương tiện truyền thông xã hội vào kế hoạch giải quyết khủng hoảng. Giữ cho phụ huynh và học sinh không bị quá lo lắng bằng cách chia sẻ thông tin liên tục và nhanh nhất về cuộc khủng hoảng.

Nhiều trường học đã thiết lập được hệ thống cảnh báo nhắn tin tư động, nhưng việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội sẽ giúp họ cập nhật được tin tức cụ thể, thường xuyên hơn và tiếp cận được nhiều người hơn.

>>> Xem thêm: Giải pháp truyền thông ngành Giáo dục: 6 “ngôi sao mới nổi” giúp bạn nâng cao vị thế thương hiệu

Nam Trương - MarketingAI

(Theo Sprout Social)

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.