- Tại sao doanh nghiệp của bạn nên sử dụng Stories trên Instagram
- Tùy chỉnh các câu chuyện trên Instagram của bạn để phù hợp với thẩm mỹ thương hiệu của bạn
- Thêm Sticker, GIF và cuộc thăm dò ý kiến vào câu chuyện trên Instagram của bạn
- Thẻ vị trí và Hashtag
- Nội dung văn bản, màu sắc và bút vẽ
- Tính năng Swipe Up (Trượt lên)
- Giới thiệu doanh nghiệp của bạn với những Stories Highlights (Câu chuyện nổi bật) trên Instagram
- Tạo chiến lược nội dung cho Instagram Stories
Năm nay, nhiều doanh nghiệp “tấn công” mạnh vào chức năng Stories trên Instagram. Định dạng Stories nhanh chóng trở thành lựa chọn truyền thông xã hội nóng nhất. Ngay cả Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg cũng nói như vậy, các Stories được chia sẻ đang trên đà vượt qua News Feed như là hình thức chia sẻ chính.
Các doanh nghiệp đang tích cực đẩy mạnh truyền thông trên công cụ Marketing, đặc biệt với tính năng Stories để cạnh tranh với sự thương hiệu khác đang khai thác triệt để mạng xã hội đang ngày nhiều người dùng này. Có rất nhiều cách khác nhau để tạo thương hiệu cho Instagram Stories. Bằng cách sử dụng tính năng này, một cách nhất quán, doanh nghiệp có thể thêm tính cách vào Stories và giúp bạn xây dựng thương hiệu dễ nhận biết.
Trong bài này, chúng tôi sẽ giải thích tầm quan trọng của Instagram Stories, cách tùy chỉnh nội dung của bạn và phác thảo các tính năng khác nhau mà bạn có thể sử dụng để tối ưu hóa chiến lược Stories trên Instagram của mình.
Tại sao doanh nghiệp của bạn nên sử dụng Stories trên Instagram
Stories trên Instagram là một công cụ truyền thông thú vị, miễn phí và hiệu quả để bạn tương tác với những người theo dõi của mình và luôn thu hút chú ý. Bởi họ vẫn có thể xem Stories ngay cả khi họ không thấy các bài đăng thông thường của bạn trên New Feed.
Hãy nhìn vào những con số - Instagram Stories hiện có hơn 300 triệu người dùng hoạt động hàng ngày, chỉ sau Facebook và gần gấp đôi so với Snapchat. Trên thực tế, Instagram Stories nhanh chóng trở thành một trong những kênh tốt nhất để thúc đẩy sự tương tác, xây dựng nhận thức về thương hiệu và thậm chí là bán hàng. Dưới đây là một số cách khác nhau để bạn có thể nâng cao nội dung Stories trên Instagram của mình:
Tùy chỉnh các câu chuyện trên Instagram của bạn để phù hợp với thẩm mỹ thương hiệu của bạn
Thẩm mỹ trên Instagram của bạn không chỉ quan trọng trên News Feed mà cũng quan trọng trên Stories nữa. Khi một trong những người theo dõi xem Stories, họ nên nhận ra ngay được thương hiệu của bạn mà không cần nhìn vào tên tài khoản Instagram ở góc. Ngoài ra, những người theo dõi của bạn có nhiều khả năng chuyển đổi thành người ủng hộ thương hiệu hơn khi họ biết có thể mong đợi các Stories chất lượng cao và thú vị từ tài khoản của bạn. Ví dụ từ India Earl, một nhiếp ảnh gia nổi tiếng luôn luôn gắn bó với cùng một bảng màu, phông chữ và thiết kế trên các kênh xã hội của mình, bao gồm cả Instagram Stories. Điều này khiến khán giả dễ dàng biết chính xác và gợi nhớ ngay về thương hiệu khi họ xem Stories:
Nếu bạn đầu tư tạo Templete cho Stories, chúng sẽ giúp bạn nhanh chóng kết hợp các câu chuyện thành một mạch liền nhay, phù hợp với thương hiệu của bạn. Có thể tham khảo các công cụ như Canva, Design Kit với loạt các Templete khác nhau mà bạn có thể sử dụng để xây dựng một thẩm mỹ nhất quán cho Stories.
Thêm Sticker, GIF và cuộc thăm dò ý kiến vào câu chuyện trên Instagram của bạn
Instagram Stories cung cấp nhiều tính năng thiết kế có thể giúp bạn thêm vào nội dung để thể hiện tính cách của thương hiệu. Và các tính năng được Instagram cập nhật khá thường xuyên. Có vẻ như Instagram sẽ giới thiệu tính năng mới vài tuần một lần, mang đến cho người dùng nhiều cách thú vị hơn để kết nối với khán giả của họ. Bạn có thể sử dụng hầu hết các tính năng này bằng cách nhấp vào biểu tượng Sticker ở góc trên cùng bên phải của màn hình khi tạo Stories. Khi bạn nhấp vào biểu tượng, tất cả các tùy chọn tính năng sẽ xuất hiện:
Hãy thử thêm GIF, Stickers, vị trí và hashtag càng thường xuyên càng tốt (nhưng tất nhiên là không sử dụng quá nhiều). Bằng cách sử dụng tất cả các tính năng này, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn trong việc giữ chân người xem và cho họ lý do để dành nhiều thời gian xem Stories trên Instagram của bạn.
Thẻ vị trí và Hashtag
Gần đây, Instagram đã mở rộng trang Khám phá của mình để bao gồm hashtag và vị trí. Giờ đây, khi bạn thêm Hashtag hoặc vị trí vào một Stories, những người dùng khác có thể tìm thấy nó nếu họ tìm kiếm Hashtag hoặc vị trí đó. Điều này mang đến cho bạn cơ hội tiếp cận đối tượng mới. Và nếu họ thích những gì họ thấy, họ sẽ theo dõi tài khoản của bạn.
Để thêm vị trí vào Stories của bạn, chỉ cần nhấp vào Sticker vị trí (Location) và nhập vị trí mong muốn. Stories của bạn sau đó sẽ xuất hiện trong bộ sưu tập ở đầu kết quả tìm kiếm cho vị trí đó (và Stories của bạn là ở chế độ “Công khai”). Thêm Hashtag vào Stories của bạn cũng khá dễ dàn. Bạn có thể nhập thẻ bắt đầu bằng # hoặc sử dụng Sticker Hashtag.
Khi mọi người tìm kiếm Hashtag trên Instagram, nếu từ khóa đó đủ phổ biến, họ sẽ có thể xem tất cả Instagram Stories được chia sẻ gần đây đầu trang Tìm kiếm. Vì vậy, thêm Vị trí và Hashtag có thể giúp bạn tiếp cận đối tượng mới.
Lưu ý rằng bạn sẽ nhận được thông báo từ Instagram khi Stories của bạn được thêm vào kết quả tìm kiếm cho một vị trí. Và khi ai đó xem Stories của bạn từ trang hashtag hoặc vị trí, bạn sẽ thấy tên của trang đó đã xem Stories của bạn trong Instagram Insights.
Nội dung văn bản, màu sắc và bút vẽ
Có rất nhiều cách khác nhau để branding cho Instagram Stories của bạn. Bạn thể sử dụng các phông chữ khác nhau, tùy chọn bút vẽ và Sticker. Ví dụ, bạn có thể tùy chỉnh màu sắc của văn bản hoặc nét vẽ bằng cách chọn một màu mới từ phần dưới cùng của màn hình.
Bạn cũng có thể sử dụng công cụ Eyedropper ở bên trái bảng màu của bạn để chọn màu trực tiếp từ Stories của bạn. Điều này sẽ giúp bạn giữ cho các yếu tố câu chuyện của bạn được gắn kết với thương hiệu.
Tính năng Swipe Up (Trượt lên)
Năm ngoái, Instagram tung ra khả năng thêm link liên kết vào Instagram Stories. Đó là một thay đổi rất lớn vì trên thực tế đây là lần đầu tiên người dùng có thể thêm liên kết tới Instagram. Tuy nhiên, chức năng này hiện chỉ có sẵn cho người dùng trên hồ sơ doanh nghiệp Instagram với 10 nghìn người theo dõi. Nếu bạn đáp ứng các yêu cầu này, bạn sẽ có thể bao gồm tùy chọn Swipe Up (Trượt lên) trong câu chuyện của mình và hướng lưu lượng truy cập đến các website, trang sản phẩm, bài đăng blog, trang Fanpage Facebook… bạn mong muốn.
Giới thiệu doanh nghiệp của bạn với những Stories Highlights (Câu chuyện nổi bật) trên Instagram
Tạo những câu chuyện nổi bật trên Instagram là một cách hay để lưu và thể hiện hồ sơ về thương hiệu. Đó cũng là cách tuyệt vời để chia sẻ thông tin quan trọng về thương hiệu của bạn trực tiếp trên hồ sơ Instagram. Instagram Stories Highlights được thiết kế nằm ngay bên dưới tiểu sử, nên chúng rất nổi bật và thu hút sự chú ý của mọi người. Stance - công ty kinh doanh tất và đồ lót sử dụng tính năng Stories Highlights trên Instagram để giới thiệu sản phẩm, sự kiện, nội dung do người dùng (UGC):
Bởi vì chúng rất linh hoạt, Stories Highlights trên Instagram là một cách mạnh mẽ và sáng tạo để các doanh nghiệp kể câu chuyện thương hiệu của họ, thu hút nhiều người theo dõi hơn và thậm chí kiếm được nhiều doanh thu hơn.
Tạo chiến lược nội dung cho Instagram Stories
Lên chiến lược nội dung rất quan trọng nếu bạn thực sự muốn kết nối với những người theo dõi và tiếp cận khán giả mới. Tất nhiên, như với bất kỳ thứ gì bạn đăng trên phương tiện truyền thông xã hội, bạn sẽ muốn đảm bảo rằng nội dung câu chuyện của bạn phù hợp với thương hiệu và mục tiêu Marketing tổng thể của doanh nghiệp. Bất cứ điều gì bạn chọn để chia sẻ trên Instagram Stories, chỉ cần đảm bảo rằng bạn đang cung cấp giá trị cho khán giả của mình - đó là cách tốt nhất để giữ chân họ quay lại nhiều hơn. Dưới đây là một số ví dụ về nội dung trên Instagram Stories:
1. Quảng bá sản phẩm mới
Bạn ra mắt sản phẩm mới? Đăng ngay lên Instagram Stories và cho khách hàng của bạn biết. Khi bạn đăng bài trên Instagram đồng thời cũng phải đảm bảo bạn dành thời gian để lên chiến lược cho Stories. Nếu kết hợp được, bạn sẽ không bỏ lỡ những người theo dõi không nhìn thấy bài đăng trên Feed của bạn. Một ví dụ là The North Face đã quảng bá sản phẩm mới của họ trên Instagram Stories với thông điệp, ngắn gọn, ngọt ngào và hấp dẫn:
2. Cung cấp cho khán giả hình ảnh Behind-The-Scenes (Hậu trường)
Nhiều thương hiệu sử dụng Instagram Stories để đưa khán giả tới tham quan văn phòng của họ, hướng dẫn nhanh cách dùng sản phẩm, giới thiệu thành viên hoặc chỉ đơn giản là kể về một ngày của họ. Người theo dõi của bạn có nhiều khả năng chuyển đổi thành người hâm mộ trung thành khi họ có cái nhìn rõ ràng về những gì công ty của. Bằng cách mang lại cái nhìn sâu sắc, rõ ràng cho doanh nghiệp với Instagram Stories, bạn sẽ có cơ hội kết nối sâu sắc và tăng sự tin cậy với khán giả của mình.
3. Trích dẫn và lời chứng thực
Năm nay, Instagram cũng giới thiệu tính năng "Type” - một cách mới để người dùng chia sẻ suy nghĩ của họ với phong cách và hình nền văn bản sáng tạo. Bạn chỉ cần mở máy ảnh và nhấn vào nút Type ở cuối màn hình. Cho dù bạn sử dụng để đăng lời bài hát yêu thích, hãy hỏi những người theo dõi bạn hoặc chia sẻ cho mọi người biết suy nghĩ của bạn, tính năng này là cách tuyệt vời để thêm cá tính thương hiệu vào Instagram Stories của bạn và giữ chân người theo dõi.
4. Tài liệu miễn phí
Bạn có thể làm hài lòng khán giả của bạn bằng cách cung cấp cho họ các quà tặng độc quyền. Hình nền miễn phí, công thức nấu ăn và tài liệu ngắn… chỉ là một vài ví dụ về một số quà tặng mà doanh nghiệp của bạn có thể cung cấp - chúng có thể là một cách thú vị để tương tác với khán giả của bạn và tăng khả năng hiển thị của bạn.
Đã đến lúc doanh nghiệp của bạn đi sâu vào Instagram Stories vì công cụ này đang tiếp tục bổ sung thêm nhiều tiện ích và tính năng sáng tạo cho doanh nghiệp, giúp các thương hiệu để giúp đạt được mục tiêu Marketing của họ.
Trang Ami – MarketingAI
Theo Social Media Today
Bình luận của bạn