cover

10 bước để nhắm mục tiêu và kết nối hiệu quả với khách hàng tiềm năng

08 Thg 06

Lên kế hoạch chiến lược Marketing hiệu quả không bao giờ là việc dễ dàng - bạn phải đưa ra quyết định về khách hàng mục tiêu của mình. Sau đó dành một lượng thời gian lớn để thu thập...

Lên kế hoạch chiến lược Marketing hiệu quả không bao giờ là việc dễ dàng - bạn phải đưa ra quyết định về khách hàng mục tiêu của mình. Sau đó dành một lượng thời gian lớn để thu thập và phân tích dữ liệu về thói quen tiêu dùng của họ. Đó là một công việc tốn nhiều thời gian và chi phí. Tuy nhiên, việc đầu tư thời gian và tiền bạc có thể mang lại thay đổi lớn cho công ty của bạn. Bạn có thể tham khảo 10 bước dưới đây để có thể bắt đầu triển khai kế hoạch Marketing và tìm kiếm được khách hàng tiềm năng.

(Ảnh: Digital Information World)

Tuy nhiên, đầu tư thời gian này và tiền bạc có thể mang lại kết quả thay đổi cho công ty của bạn. Bạn có tham khảo 10 bước dưới đây để có thể bắt đầu triển khai kế hoạch Marketing và tìm được một số khách hàng tiềm năng.

Khảo sát khách hàng

Bạn sẽ không thể kết nối hiệu quả với khách hàng tiềm năng nếu tâm trí bạn không có khách hàng. Việc khảo sát khách hàng hiện tại, cũng như thị trường mục tiêu giúp bạn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình tốt hơn. Hoặc tìm ra được khía cạnh nào bị thiếu trong những gì bạn đang cung cấp. Khảo sát khách hàng trên diện rộng để có thể nắm bắt những người bạn cho rằng sẽ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Từ đó, sử dụng dữ liệu của họ để định hình thương hiệu theo cách phù hợp với thị trường mục tiêu của bạn. Một khi bạn biết ai là đối tượng của bạn, nơi họ thường xuyên online và họ quan tâm, phản hồi với vấn đề gì nhất, thì bạn có thể bắt đầu thực hiện chiến dịch Marketing.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của bạn và tìm hiểu xem khách hàng của họ là ai

Một cách dễ dàng để tìm hiểu về hiệu quả 1 chiến dịch Marketing có hoạt động tốt hay không là nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trong ngành của bạn. Việc này không chỉ cung cấp ý tưởng cho chiến dịch của bạn, mà còn tiết lộ những “điểm yếu” của đối thủ cạnh tranh của bạn mà bạn có thể rút kinh nghiệm, xây dựng hướng đi mới cho chiến lược Marketing của mình.

(Ảnh: Envato Tuts+)

Tóm lại, nếu kinh doanh trong cùng ngành, bạn sẽ phải đi theo cùng một thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng của đối thủ cạnh tranh. Hãy tận dụng điều đó! Bạn có thể sử dụng ví dụ của họ để nghiên cứu và cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt hơn cho những khách hàng đó.

Quảng cáo mục tiêu (Target Ads)

Rẻ hơn nhiều so với hầu hết các phương pháp quảng cáo khác, Target Ads của Facebook và Google có thể đem lại hiệu quả rất lớn cho doanh nghiệp. Trong khi hầu hết quảng cáo trong thế giới thực chỉ tiếp cận những ai trực tiếp đi ngang qua biển quảng cáo, trạm xe buýt, nhưng Target Ads còn có thể xác định những người có khả năng quan tâm và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Chúng dựa trên vị trí địa lý, nhân khẩu học (bao gồm tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, học thức), sở thích (dựa trên những gì họ đã chia sẻ hoặc “thích”) và hoạt động duyệt web. Bằng cách đầu tư vào các Target Ad, các công ty có thể đạt được sự bứt phá đáng kể trong cả tương tác, tỷ lệ chuyển đổi và bán hàng.

Truyền thông xã hội

Luôn giữ sự hiện diện của doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông xã hội. Để giữ chân khách hàng, và luôn lưu giữ thương hiệu trong tâm trí họ, Facebook, Instagram, Twitter đóng vai trò không hề nhỏ.

Khá nhiều doanh nghiệp sử dụng tài khoản xã hội chỉ để đơn giản quảng bá cho công ty. Nhưng như thế là chưa đủ. Các nhà quản lý truyền thông xã hội thông minh cần phải xây dựng chiến lược nội dung cho từng bài đăng theo từng giai đoạn, liên kết hợp lý đến các bài viết trên web - để tăng tương tác tới web, trả lời câu hỏi của khách hàng một cách nhanh chóng. Tất cả điều đó khiến cho người dùng cảm thấy như họ được quan tâm, không phải bởi một công ty, mà bởi một con người thực sự.

tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua phương tiện truyền thông xã hội
(Ảnh: Moment Feed)

Sử dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội là cách giữ chân khách hàng ít tốn kém. Hãy coi mạng xã hội là nơi để bạn cung cấp cho người dùng cách thức mới để sử dụng sản phẩm, dịch vụ và giải quyết các vấn đề nếu khách hàng gặp phải.

Trả lời mọi email, Tweet, comment trên Facebook và các cuộc điện thoại

Công ty du lịch Kayak có một quy tắc khá lạ lùng đó là để chuông cho mọi cuộc điện thoại ở văn phòng với âm lượng rất lớn và tiếng kêu vô cùng khó chịu. Điều này đảm bảo các cuộc gọi đều được trả lời - bởi bất kỳ ai, kể cả các kỹ sư, nhà phát triển, Content Manager hoặc thậm chí là chính CEO.

Tại Zappos, Tony Hsieh coi trọng dịch vụ khách hàng đến mức họ xây dựng một khóa đào tạo dịch vụ khách hàng cho mỗi nhân viên mới, bất kể công việc của họ lĩnh vực gì. Và dịch vụ khách hàng của nó thậm chí đến mức sẵn sàng đi đến một cửa hàng giày đối thủ để có được một đôi giày mà trang web đã hết. Các câu chuyện xoay quanh dịch vụ chăm sóc khách hàng của Zappos đáng để học hỏi và được lưu truyền rất mạnh mẽ. Vào năm 2011, có một nữ khách hàng đặt 6 đôi giầy của Zappos vì đôi chân của cô đã bị tàn phá sau điều trị y tế khắc nghiệt. Zappos đã gửi kèm hoa cùng 6 đôi giầy đó cho khách hàng như một lời chúc và động viên. Tháng Ba năm 2012, một nhân viên chăm sóc khách hàng của Zappos đã đi sang cửa hàng giầy của đối thủ để mua giầy cho khách hàng vì Zappos đã “cháy hàng” trong thời điểm đó.

Vậy qua các ví dụ này, vấn đề các Marketer cần ghi nhớ là gì? Luôn trả lời cuộc gọi, luôn chăm sóc khách hàng và luôn tìm cách khắc phục sự cố. Khách hàng sẽ yêu quý bạn vì điều đó.

Affiliate Marketing (Marketing liên kết)

Affiliate Marketing đã có mặt được một thời gian dài nhưng phương pháp này vẫn đang bị các doanh nghiệp bỏ qua. Chưa thực sự phổ biến tại thị trường Việt Nam, nhưng đây hứa hẹn sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các Marketer. Affiliate Marketing rất hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức về thương hiệu cho khách hàng.

Có rất nhiều chương trình Affiliate Marketing tại Việt Nam đang hoạt động rất nhiều quả của nhiều trang thương mại điện tử lớn phải kể đến như Lazada, Zanoda, Zalora, Tiki,…Với những mặt lợi ích cho cả hai bên nhà cung cấp và nhà phân phối, đồng thời, khi các ông lớn ngành thương mại điện tử trên thế giới đổ bộ vào thị trường Việt Nam, hình thức tiếp thị liên kết hứa hẹn còn phát triển hơn nữa tại Việt Nam.

Thiết lập niềm tin vào cộng đồng

Với sự bùng nổ của số lượng lớn các doanh nghiệp mới, đầy tính cạnh tranh, hầu hết mọi ngành đều đang dần trở nên khó khăn để nổi bật và phát triển theo một quy mô lớn. Để có được sự hỗ trợ, các công ty trước tiên phải thiết lập sự tin tưởng từ khách hàng. Với hơn 88% người tiêu dùng tin tưởng vào những đánh giá trực tuyến, họ coi đó như những lời khuyên cá nhân đáng tin cậy. Các doanh nghiệp nên bắt đầu bằng cách đăng tải, đẩy mạnh phần đánh giá của người dùng. Ngoài ra, bạn có thể gửi mẫu sản phẩm của mình tới một số blogger có tiếng và đáng tin cậy để họ có thể xem xét và review cho khách hàng.

(Ảnh: Rally Health)

Kết nối với các các Influencers

Sức mạnh của Influencers Marketing là rất lớn. Tham gia với những người có ảnh hưởng trong ngành có thể là một cách cực kỳ hiệu quả để thu thập cơ sở người dùng rộng lớn. Nếu bạn thu hút được sự quan tâm từ một nhà lãnh đạo tư tưởng hoặc một người có ảnh hưởng, bạn có cơ hội để nắm bắt người hâm mộ và bạn bè của họ, cũng như thiết lập sự tin tưởng và độ tin cậy.

Tiếp cận với các blogger hoặc doanh nhân thích hợp tại các hội nghị hoặc trên Twitter, gửi cho họ một số blog có liên quan và thú vị có thể thu hút sự quan tâm của họ.

Đăng nội dung có liên quan trên Blog

Việc duy trì nội dung blog và liên tục xuất bản không chỉ giúp công ty bạn đứng thứ hạng tốt trong Google mà còn giúp khách hàng tiềm năng thực sự biết công ty của bạn là ai và đến từ đâu. Nội dung không nên là tự quảng cáo, mà hãy cung cấp ngữ cảnh về lý do tại sao sản phẩm, dịch vụ của bạn là quan trọng. Bạn có đăng các nội dung đề xuất cách giải quyết các vấn đề liên quan trong ngành, nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày từ chính các khách hàng tiềm năng của bạn. Hoặc truyền đạt một số kiến thức có giá trị và truyền cảm hứng cho mọi người chia sẻ quan điểm của mình.

(Ảnh: TechWyse)

Sử dụng bản tin Email (Newsleter) để thúc đẩy khách hàng tiềm năng

Một trong những khía cạnh tốn nhiều thời gian nhất của Marketing là tạo ra khách hàng tiềm năng. Thông thường, điều đó liên quan đến việc phân tích nhân khẩu học của khách hàng và hoạt động trên phương tiện truyền thông xã hội, đưa ra các quảng cáo, khảo sát trực tuyến và cập nhật dữ liệu người dùng qua nhiều năm.  Một cách tuyệt vời để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng là với các bản tin email được cá nhân hóa, quảng cáo thử nghiệm A/B và các chiến dịch quảng cáo. Sử dụng dữ liệu từ những phương pháp này để điều chỉnh hoạt động và quy mô các chiến dịch Marketing sao cho phù hợp nhất.

(Ảnh: Max CF)

Xem thêm:

Trang Ami – MarketingAI

Theo MarketingLand

 

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.