Volkswagen tung chiêu độc giúp trẻ em tương tác với khung cảnh bên ngoài xe hơi thay vì chiếc điện thoại

28 Thg 03

Mới đây, thương hiệu xe hơi cổ điển Volkswagen đã cho ra mắt ứng dụng “Road Tales”. Ứng dụng này sẽ dựa trên định vị địa lý nhằm giúp trẻ em giải trí trên chuyến đi bằng ô tô. Thay vì dán mắt vào màn hình điện thoai, các bé giờ có thể lắng nghe những câu chuyện được kể trên đường đi và khám phá các cảnh vật trong suốt hành trình của mình.

Volkswagen tung chiêu độc giúp trẻ em tương tác với khung cảnh bên ngoài xe hơi thay vì chỉ chú ý đến điện thoại

Nhìn ra ngoài cửa sổ ô tô đã từng là thói quen của trẻ trên những chuyến đi dài, tuy nhiên điều đó không còn là “thú vui” trong thời đại công nghệ của ngày nay. Theo khảo sát năm 2017, trẻ em ở Mỹ từ tám tuổi trở xuống đã dành khoảng 48 phút mỗi ngày để nhìn vào màn hình điện thoại, tăng từ 15 phút vào năm 2013, theo báo cáo của Sense Media. Đồng thời theo tổ chức này, 42% trẻ em trong độ tuổi đó đã sở hữu cho riêng mình các thiết bị máy tính bảng, tăng từ 7% vào năm 2013 và dưới 1% vào năm 2011. Cứ 10 trẻ em sẽ có 7 trẻ chỉ tập trung vào màn hình máy tính bảng, điện thoại để giải trí và rất hiếm khi nhìn ngắm khung cảnh bên ngoài.

Mới đây thương hiệu xe hơi cổ điển Volkswagen đã cho ra mắt ứng dụng “Road Tales” (Ảnh: Adage)
>>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Volkswagen: "Hồng nhan bạc phận" của nước Đức

Để giải quyết vấn đề, Volkswagen đã quyết định triển khai ứng dụng “Road Tales” giúp gia tăng tương tác và sự kết nối của trẻ em với hành trình của mình. Theo đó, nhãn hàng này muốn nhắm đến đối tượng khách hàng đã có gia đình. Tại Hà Lan, nhóm khách hàng này có lượng mua Volkswagen lớn nhất. Vì thế, chiến dịch lần này muốn đi xa hơn việc quảng cáo sản phẩm (xe ô tô) để làm nổi bật các giá trị và tính cách thân thiện với khách hàng.

“Road Tales” được phát triển bởi công ty Achtung McGarrybowen của Hà lan. Đây là một ứng dụng audiobook tương tác tạo ra những câu chuyện độc đáo dựa trên vị trí đang di chuyển của người dùng. Đồng thời, ứng dụng này cũng biến các vật thể trên đường thông thường thành các nhân vật trong một câu chuyện.

Để thực hiện dự án này, các công ty có trụ sở tại Amsterdam đã quét tất cả tuyến đường cao tốc tại Hà Lan (trên 5 000km đừng bộ) để nhận diện các vật thể như cầu, cối xay gió, cây cối, trạm xăng, cột điện và biến chúng thành các nhân vật trong câu chuyện ngay trên đường đi. “Road tales” cũng kết hợp với các tác giả truyện thiếu nhi nổi tiếng để viết nên bốn câu chuyện tương ứng với từng vật thể bắt gặp dọc đường.

(Video: Havas Media Russia)

Cả gia đình có thể sử dụng những cuốn sách, Creative Director Ka Douglas cho biết: “Bố mẹ có thể bật những câu chuyện này thông qua hệ thống loa của xe ô tô và sau đó cất điện thoại đi. Các nhân vật trong câu chuyện cũng yêu cầu hành khách chơi những trò chơi gia đình như đoán màu chiếc xe ô tô tiếp theo trên đường, đếm ngược trước khi chui vào đường hầm hay cảnh báo cả nhà cúi thấp đầu khi xe chuẩn bị đi dưới một chiếc cầu.”

Được phát triển cho trẻ em Hà Lan từ 4 đến 11 tuổi, ứng dụng cho phép người dùng được tải miễn phí. Đồng thời, một chiến dịch xã hội, những người nổi tiếng và các video trên mạng xã hội cũng được triển khai để góp phần lan tỏa ứng dụng này đến nhóm đối tượng là các bố mẹ có con nhỏ. Kết quả thu lại nhiều phản ứng tích cực từ người dùng khi ứng dụng nằm trong top 3 hạng mục sách thiếu nhi tại Hà Lan.

Nguồn: Advertising Vietnam

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.