Vì sao nhiều thương hiệu dựa dẫm Twitter để bắt trend trào lưu K-pop?

18 Thg 07

Trào lưu K-pop ngày càng trở nên mạnh mẽ với sự "xâm lược" toàn cầu của các nhóm nhạc thần tượng như BTS, Blackpink, Twice.. Không thể phủ nhận nền kinh tế BTS giúp các thương hiệu bán chạy như tôm tươi, cũng không ai có thể phủ nhận lượt vé bán ra lịch sử của những cô nàng Blackpink nóng bỏng. Quả thực, với hơn 5,3 tỷ lượt nhắc liên quan đến làn sóng K-pop được ghi lại trên Twitter vào năm 2018, các thương hiệu có vô số cơ hội để tiếp cận đối tượng trẻ và tương tác với họ trên nền tảng này. 

Vì sao nhiều thương hiệu dựa dẫm Twitter để bắt trend trào lưu K-pop?

Trên nền tảng Twitter, các thương hiệu giờ đây cũng có thể chạy quảng cáo video nhắm mục tiêu vào những người dùng cuồng nhiệt với trào lưu K-pop, YeonJeong Kim giải thích. Ngoài ra, Twitter đã mở rộng tính năng Quảng cáo video trong luồng (IVA) và Tài trợ video trực tuyến (IVS) cho những nội dung có liên quan đến trào lưu K-pop.

"Chúng tôi cung cấp nền tảng cho các thương hiệu vận hành theo cách riêng của họ để quảng bá tới người hâm mộ Kpop một cách hữu cơ. Các thương hiệu chọn tính năng IVS có thể tham gia với các nghệ sĩ K-pop và ngược lại. Twitter cũng đã giới thiệu Bluerooms - các phiên hỏi đáp trực tiếp trên Twitter giữa hơn 200 nghệ sĩ Kpop và người hâm mộ của họ. Nền tảng tuyên bố đã đã ghi nhận trung bình một triệu lượt người xem cho mỗi Twitter Blueroom của các nghệ sĩ K-pop vào năm 2018.

(Video: Youtube)

>>> Xem thêm: Sức mạnh truyền thông đã chắp cánh cho nhóm nhạc quốc dân BTS bay cao như thế nào?

Các thương hiệu đã thử tính năng này bao gồm LG Uplus, thuộc sở hữu của tập đoàn LG của Hàn Quốc. Trong quá trình kích hoạt Blueroom, thương hiệu đã giới thiệu nền tảng video của mình, U + Idol Live, đến với người hâm mộ Kpop toàn cầu. Hợp tác cùng nhóm nhạc nam Monsta X, thương hiệu đã nhúng quảng cáo vào chương trình một cách khôn khéo và cho phép Twitter quảng bá video một cách hữu cơ.

Bethany Larson Bloch, biên tập viên cao cấp của Mutant Communications lưu ý rằng ngoài Monsta X, các nhóm nhạc như EXO, EXID, GOT7 và I*ZONE cũng đã trực tiếp sử dụng nền tảng để tương tác với người hâm mộ toàn thế giới trong thời gian thực thông qua hình thức livestream. Giải pháp này cung cấp một cu thế mới cho các fandoms (cộng đồng fan) sử dụng nền tảng truyền thông xã hội.

Với tài khoản Twitter của mình, ngôi sao K-pop có thể tránh xa các tin nhắn từ antifan, những lời mời chào quảng cáo không phù hợp hay những dòng tâm thư sướt mướt của cộng đồng fan. Bởi Twitter chỉ cho phép người dùng đăng ảnh và video dạng ngắn cùng những dòng trạng thái ngắn, và tính năng nhắn tin cũng giới hạn cho người dùng. Do đó, nhiều ngôi sao đến từ xứ sở Kim Chi rất yên tâm khi sử dụng nền tảng này.

Lý do gì khiến nhiều thương hiệu muốn khai thác văn hóa K-pop cuồng nhiệt đến như vậy?

Chẳng có lý do gì để thương hiệu từ chối làn sóng K-pop đem tới doanh thu hàng triệu, hàng tỷ đô lợi nhuận cho thương hiệu. Theo dữ liệu từ CrowdTangle, một trong những ban nhạc Kpop nổi tiếng nhất thế giới, BTS, đã tạo ra 400 triệu lượt tương tác từ các tweet của mình chỉ trong khoảng thời gian ba tháng, nhiều hơn bất kỳ tài khoản nào. Để so sánh mức độ ảnh hưởng của K-pop, chúng ta có tổng thống Donald Trump chỉ nhận được 105 triệu tương tác trong cùng thời kỳ. Sức mạnh của làn sóng Hallyu quả là không đùa được!

BTS và Blackpink được mệnh danh là những chàng trai, cô gái vàng trong làng sold-out (Ảnh: Internet)

Ví dụ, khi Mattel tuyên bố hợp tác với BTS, cổ phiếu của công ty đã tăng gần 9% - con số kỷ lục của thương hiệu. Tại Singapore, vé tham dự buổi hòa nhạc của BTS tại Sân vận động Quốc gia chứa 55.000 chỗ đã được bán hết chỉ trong vỏn vẹn 4h đồng hồ, trong khi nhu cầu vé để xem phim tài liệu của họ, Burn the Stage: The Movie, đã bị sập trên toàn trang web phim.

Ngôi sao sáng Blackpink được mệnh danh là những cô gái vàng trong làng sold-out mới đây cũng đã hợp tác cùngg nền tảng thương mại điện tử Shopee. Chiến dịch quảng cáo sinh nhật năm 2018 của Shopee đã đạt 12 triệu lượt xem chỉ trong tuần đầu tiên ra mắt. NCT Dream đã thu hút sự chú ý toàn cầu đến một sự kiện tương đối thích hợp nhờ một hashtag đã trở thành trending trong nhiều giờ liên tục.

Bloch chỉ ra rằng các cộng đồng fan Kpop rất gắn bó với các nền tảng truyền thông trực tuyến và đã quen với việc nhận nội dung mới hàng tuần, nếu không nói đến hàng ngày, trên nhiều kênh. Và tất nghiên, hầu hết các cuộc trò chuyện quốc tế xảy ra trên nền tảng Twitter.

Cô nói rằng những fandoms này thường trending hashtags trên toàn thế giới trong vòng vài phút. Tuyệt vời thay, thương hiệu có thể tương tác với chính người tiêu dùng thông qua trending mà họ đang lập. Ví dụ như khi chuỗi nhà hàng Panda Express tham gia #IdolChallenge, khởi xướng bởi thành viên BTS J-Hope.

Trong khi các loại bài đăng trending cung cấp một sự chú ý gia tăng đột biến cho thương hiệu, có thể nó sẽ không tồn tại lâu dài. Mặc dù những bài đăng này rất thú vị khiến các fandoms thường xuyên tương tác, nhưng việc đăng bài và tương tác trực tuyến có thể không dẫn đến kết quả kinh doanh thực sự. Tuy nhiên, quan hệ đối tác của thương hiệu với các nhóm nhạc Kpop mang lại tác động kinh doanh lớn, bao gồm cả sự tham gia trực tuyến.

Những đứa con của ông bố BTS mang tên BT21 đã tạo nên những cơn sóng toàn cầu (Ảnh: BT21)

Một ví dụ sáng tạo là BT21, một tập hợp các nhân vật hoạt hình được sáng tạo bởi BTS và được thực hiện bởi LINE. Sự hợp tác đã dẫn đến những gifs mới và biểu tượng cảm xúc của các nhân vật được chia sẻ trên nhiều nền tảng truyền thông xã hội và nhắn tin. Ngoài ra, bởi đàn con BT21 của BTS là những hình vẽ hoạt hình, nhiều người dùng sử dụng sticker của BT21 mà không hề biết chúng có mối liên quan trực tiếp với K-pop.

Nguồn: The Drum

 
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.