Value proposition là gì? 3 ví dụ về value proposition huyền thoại trong lịch sử nhân loại

07 Thg 05

Value proposition được cho là yếu tố quan trọng nhất trong thông điệp tiếp thị tổng thể của doanh nghiệp. Nó sẽ cho khách hàng tiềm năng lý do tại sao họ nên chọn làm việc với thương hiệu cảu bạn chứ không phải đối thủ cạnh tranh nào khác. Vậy value proposition là gì? Mời các bạn cùng Marketing tìm hiểu 3 thực tiễn value proposition huyền thoại trong lịch sử nhân loại qua bài viết dưới đây. 

Value proposition là gì?

Value proposition là tuyên bố giá trị đề cập đến một tuyên bố kinh doanh mà một công ty sử dụng để tóm tắt lý do tại sao người tiêu dùng nên mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của thương hiệu. Tuyên bố này thuyết phục một người tiêu dùng tiềm năng rằng một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể sẽ tăng thêm giá trị cho họ hoặc giải quyết vấn đề của họ tốt hơn một vấn đề so với các dịch vụ tương tự khác. Các công ty sử dụng tuyên bố này để nhắm mục tiêu khách hàng, những người sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc sử dụng các sản phẩm của công ty.

Value proposition là gì
Value proposition là tuyên bố giá trị đề cập đến một tuyên bố kinh doanh mà một công ty sử dụng để tóm tắt lý do tại sao người tiêu dùng nên mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của thương hiệu (Ảnh: Behance)
>>> Xem thêm: Top 5 công cụ tối đa hóa Facebook Messenger trong Marketing

Tuyên bố giá trị là lời hứa của công ty cho một phân khúc khách hàng hoặc thị trường. Đó là lý do dễ hiểu tại sao khách hàng nên mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ doanh nghiệp cụ thể đó. Một tuyên bố giá trị hấp dẫn đáp ứng ba tiêu chí:

  • Cụ thể: Những lợi ích cụ thể mà khách hàng mục tiêu của bạn sẽ nhận được là gì?
  • Tập trung vào vấn đề: Sản phẩm của bạn sẽ khắc phục vấn đề của khách hàng hay cải thiện cuộc sống của họ như thế nào?
  • Độc quyền: Làm thế nào tuyên bố này có thể làm nổi bật lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và khiến thương hiệu khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Làm thế nào đem tới tuyên bố giá trị tốt nhất?

Thu thập tiếng nói của khách hàng

Các tuyên bố giá trị tốt nhất sử dụng giọng nói từ khách hàng của thương hiệu. Việc sử dụng và truyền đạt chính xác giọng nói của khách hàng hiện tại sẽ dễ dàng thu hút khách hàng tương lai hơn bao giờ hết. Ví dụ, nếu được phỏng vấn cho một nghiên cứu, khách hàng mục tiêu của thương hiệu sẽ mô tả sản phẩm như thế nào? Làm thế nào để cải thiện cuộc sống của họ? Làm thế nào để họ mô tả công ty một cách dễ dàng? Tại sao họ chọn liên kết với thương hiệu của bạn?

Phỏng vấn khách hàng hoặc gửi đi những cuộc khảo sát để hiểu rõ hơn cách khách hàng miêu tả về thương hiệu, cả với người khác và với chính họ. Hãy chú ý đến những từ và cụm từ phổ biến họ sử dụng. Từ đó, khách truy cập sẽ thấy chính họ trong tuyên bố giá trị của thương hiệu. Ngôn ngữ bạn sử dụng đóng một vai trò lớn trong việc định hình quan điểm của họ.

Làm thế nào đem tới tuyên bố giá trị tốt nhất?
Nếu bạn cần sử dụng sự cường điệu để bán sản phẩm của mình, thì đó là một dấu hiệu cho thấy tuyên bố giá trị của bạn không được xác định rõ (Ảnh: Behance)

Nhấn mạnh sự rõ ràng trước khi sáng tạo

Trên hết, bạn phải đảm bảo tuyên bố giá trị của thương hiệu phải thật rõ ràng. Tuyên bố giá trị của thương hiệu cần phục vụ nhiều mục đích. Khi đánh giá dự thảo, hãy đảm bảo trả lời các câu hỏi sau:

  • Bạn đang bán sản phẩm gì?
  • Ai nên mua sản phẩm của bạn?
  • Làm thế nào việc mua sản phẩm của bạn cải thiện cuộc sống của khách hàng?
  • Tại sao khách truy cập nên mua từ thương hiệu của bạn mà không phải từ phía đối thủ?
  • Khi nào giá trị sẽ được truyền tải?

Tuyên bố giá trị của doanh nghiệp nên tương đối ngắn, tối đa 2-3 câu.

Tập trung vào lợi ích, không cường điệu hóa

Có bao nhiêu dấu hiệu đây là sản phẩm tốt nhất thế giới trên khắp thế giới? Có vô số, do đó, khách hàng ngày càng cảm thấy hoài nghi về sản phẩm chứa đựng sự cường điệu hóa. Sự cường điệu, có thể xuất hiện dưới hình thức siêu phàm (khi thương hiệu có thể thực sự làm được điều đó) và cường điệu hóa (có thể dẫn tới những nguy hiểm dành cho thương hiệu). Thay vào đó, hãy tập trung vào những lợi ích khác biệt và giá trị cụ thể mà sản phẩm của thương hiệu mang lại.

Nếu bạn cần sử dụng sự cường điệu để bán sản phẩm của mình, thì đó là một dấu hiệu cho thấy tuyên bố giá trị của bạn không được xác định rõ ràng. Hoặc, có lẽ, sản phẩm của doanh nghiệp không hề có giá trị như bạn nghĩ.

3 value proposition huyền thoại trong lịch sử nhân loại

Apple iPhone – Trải nghiệm là sản phẩm

Ngay cả trong thị trường điện tử tiêu dùng quá bão hòa hiện nay, thật khó để tưởng tượng ra một sản phẩm mang tính biểu tượng hơn iPhone của Apple. Vậy điều gì làm cho iPhone khác biệt so với hàng trăm thiết bị cạnh tranh (theo nghĩa đen) trên thị trường?

Apple, một công ty nổi tiếng với những thiết kế sản phẩm thanh lịch, đẹp mắt như các sản phẩm thực tế, Apple đã nhắc lại về Value Proposition của mình trong nội dung về loạt sản phẩm iPhone. Cụ thể về thiết kế của chính thiết bị, tính dễ sử dụng cũng là nền tảng của thẩm mỹ thiết kế Apple kể từ khi ra mắt OS X và những phẩm chất mà iPhone cung cấp cho người dùng.

value proposition huyền thoại trong lịch sử
(Ảnh: Word Stream)

Apple tuyên bố rằng thương hiệu tin rằng một chiếc điện thoại không chỉ đơn thuần là bộ sưu tập các tính năng, mà phải là một chiếc điện thoại thông minh. Tuyên bố đề xuất này có hiệu quả rõ rệt. Quả thực, cách tiếp cận này đã giúp Apple luôn đi đầu trong một thị trường cạnh tranh tàn khốc trong gần một thập kỷ. Apple biết thị trường thiết bị thông minh đông đúc và cạnh tranh như thế nào, do đó, thay vì tập trung vào một tính năng cụ thể - hầu như không có tính năng nào là độc nhất đối với iPhone hoặc iOS - mà thay vào đó, công ty tập trung vào trải nghiệm sử dụng iPhone.

Tất nhiên, Apple không chỉ "ngủ quên trên chiến thắng" của mình và dựa vào các value proposition để bán hàng. Trang web chính thức của iPhone cũng khai thác một số tính năng thực sự độc đáo của iPhone và iOS, ví dụ như bảo mật:

Value proposition examples iPhone security features
(Ảnh: Word Stream)

Slack

Thế giới dường như được chia thành hai loại người - những người yêu thích Slack và những người chưa từng thử ứng dụng này. Cho những ai chưa biết, Slack là một ứng dụng nhắn tin và tạo năng suất hơn tại nơi làm việc.

Về cơ bản, Slack chắt lọc tuyên bố giá trị của thương hiệu - nó làm cho cuộc sống làm việc của người dùng đơn giản hơn, dễ chịu hơn và năng suất hơn. Ví dụ về NASA cũng rất thông minh ở chỗ nếu Slack đủ tốt cho các nhà khoa học tại NASA - những người đưa robot lên các hành tinh khác - thì nó đủ tốt cho bất cứ ai.

Tuyên bố giá trị của Slack
(Ảnh: Word Stream)

Slack có thể tự hào đảm bảo phù hợp với bất kỳ quy trình truyền thông hiện có nào của công ty. Chính sự đa dạng của các ứng dụng được hỗ trợ này đã giúp Slack thống trị không gian năng suất làm việc.

Sự đơn giản, thuật tiện chính là một chủ đề cốt lõi của tuyên bố giá trị của thương hiệu. Tiền đề của việc "tìm thấy mọi thứ, mọi lúc, mọi nơi, từ bất kỳ thiết bị nào" là một USP mà người tiêu dùng tin tưởng chỉ có ở ứng dụng này.

Uber

Uber chính là chuyên gia làm nổi bật tất cả mọi thứ hấp dẫn về việc đi taxi truyền thống và chỉ ra cách dịch vụ của họ vượt trội so với những đối thủ trên thị trường. Nội dung đơn giản (nhưng hiệu quả cao) được lấy từ trang chủ của Uber, truyền tải một cách xuất sắc sự đơn giản và dễ dàng của việc gọi xe khiến Uber trở thành một dịch vụ hấp dẫn

Tuyên bố giá trị của Uber
(Ảnh: Word Stream)

  • Chỉ một cú chạm và có ngay một chiếc xe đang tới đón bạn
  • Tài xế của bạn biết chính xác nơi cần đến
  • Thanh toán hoàn toàn không dùng tiền mặt

Tất cả mọi thứ về Uber đều trái ngược trực tiếp với trải nghiệm điển hình của việc đi taxi - không cần gọi điện thoại cho những người điều phối, không cần những cuộc trò chuyện căng thẳng để cố gắng giải thích với một tài xế taxi về nơi bạn cần đến, và không mất cônng tìm tiền trả lại hay lo lắng đủ loại hóa đơn trong ví của bạn. Với Uber chỉ còn là một cách nhanh chóng, hiệu quả để đến nơi bạn đang cần.

Kết

Hy vọng rằng những ví dụ trên đã đem tới cho bạn một số ý tưởng về cách có thể cải thiện hoặc làm rõ tuyên bố giá trị kinh doanh của thương hiệu. Bạn không cần một ngân sách tiếp thị hay thiết kế khổng lồ để biến doanh nghiệp trở thành điểm bán tốt nhất - chỉ cần một chút tập trung để xem xét trang giá trị từ góc độ của người dùng.

Nguồn: Wordstream

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.