Công nghệ Blockchain và sẽ không thu phí hoa hồng từ tài xế hay bất kỳ khoản phí gì từ người dùng. Đây là những điểm MVL chain cho biết từ ứng dụng của mình, ứng dụng MVL vào Việt Nam là sự kiện đáng để mong chờ. Đây lại là một đối thủ cạnh tranh nữa trên thị trường, một tin vui đối với người sử dụng tại Việt Nam.
MVL thâm nhập vào thị trường Việt Nam
Vào đầu tháng 5, ứng dụng gọi xe P2P MVL (Mass Vehicle Ledger) của đội ngũ Easi6, một startup công nghệ từ Singapore, đã chính thức giới thiệu tại Tp.HCM, dự kiến sẽ "xuống phố" tại Việt Nam vào tháng 7 sắp tới. Cùng với đó MVLchain đã bổ nhiệm trưởng đại diện tại Việt Nam.
MVL, một ứng dụng đặt xe chạy bằng Blockchain, không yêu cầu đòi hỏi hoa hồng từ lái xe sẽ đến Việt Nam vào mùa hè này. Công ty sẽ thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng và màu mỡ với tăng trưởng kinh tế cao. MVL thấy được tiềm năng từ những sự phát triển dịch vụ tại Việt Nam vô cùng lớn, công ty đã bắt đầu tuyển dụng nhân viên và đang chờ chính phủ phê duyệt. MVL nói rằng các lái xe sẽ không phải trả tiền hoa hồng vì công ty có kế hoạch trang trải chi phí và tạo lợi nhuận từ việc bán dữ liệu khách hàng cho bảo hiểm và các công ty nghiên cứu thị trường.
Thông qua nền tảng easi6, công ty cung cấp dịch vụ đặt trước với hơn 25.000 phương tiện đang vận hành. Gần đây, MVLchain đã trở thành đối tác chính thức của thế vận hội PyeongChang Winter Olympic về dịch vụ vận chuyển.
Sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh
“Mô hình dịch vụ của chúng tôi tương tự với Uber và Grab nhưng công nghệ đằng sau thì khác biệt. Hai hãng này có giải pháp khá truyền thống. Đằng sau dịch vụ của họ là tập trung hóa cơ sở dữ liệu vào server. Tất cả dữ liệu được thu về đó và họ sử dụng cho riêng họ. Trong khi đó, dữ liệu của chúng tôi được lưu bằng công nghệ blockchain. Điều đó có nghĩa dữ liệu là sở hữu của tất cả người cung cấp, nên nó minh bạch và mọi người có thể sử dụng nó để mang lại lợi ích cho mình”
Kay WooWoo - Nhà sáng lập kiêm CEO MVL
Giai đoan xe mới
Bắt đầu của chặng: Quyền sở hữu một chiếc được hoàn tất lần đầu tiên thông qua đăng ký xe hơi và bảo hiểm. Những người tham gia thêm số Sêri của xe và thông tin tài khoản của chủ sở hữu vào Block chain của Mass Vehicle Ledger. Các đại lý ô tô cũng sẽ được thưởng vì đã khuyến khích người lái xe thêm thông tin về quyền sở hữu của họ vào hệ sinh thái Mass Vehicle Ledger.
Giai đoạn lái xe
Ghi liên tục trên các khối: Giai đoạn lái xe là một phần quan trọng của hệ sinh thái xe cộ. Giai đoạn này thường cho người lái xe cho phép ứng dụng MVL thu thập dữ liệu khi họ lái xe. Những người tham gia được huy động bằng các thẻ cho phép ứng dụng theo dõi các thói quen lái xe. Họ cũng sẽ được khen thưởng khi ghi lại các tai nạn và các sự kiện khác vào ứng dụng. Các công ty cho thuê cũng có thể cung cấp thẻ cho lái xe tham gia vào chương trình này, giúp công ty xe hơi cho thuê dễ dàng theo dõi thói quen lái xe an toàn.
Giai đoạn thương mại
Thay đổi quyền sở hữu: Các thay đổi về quyền sở hữu có thể được ghi lại trên thị trường xe hơi. Người mua xe đã qua sử dụng có thể mua được một chiếc xe, sau đó kiểm tra mục nhập MVL của xe để đảm bảo được duy trì tốt.
Giai đoạn phế liệu
Kết thúc ưu đãi vô hạn: Xe sẽ liên tục đi qua các giai đoạn trên cho đến khi chúng không thể chạy được nữa, tại thời điểm đó chúng sẽ bị bỏ đi. Công ty tham gia vào các phế liệu để huỷ chiếc xe, các lái xe sẽ được cấp một giấy ghi nhận sự kết thúc tuổi thọ chiếc xe, và tất nhiên điều này sẽ được ghi trong hồ sơ lái xe của nhân viên.
MVL vào Việt Nam gặp phải nhiều sự cạnh tranh từ các đối thủ
MVL sẽ phải cạnh tranh với Grab, ứng dụng đặt xe lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam. Thêm vào đó với sự gia nhập của Go-Jek công ty startup hàng đầu tại Indonesia, dự kiến hoạt động tại Việt nam trong năm nay sẽ có nhiều đối thủ mạnh cho MVL. Nhiều người nhận thấy rằng có quá ít sự lựa chọn di chuyển kể từ khi Uber rời khỏi thị trường Việt Nam và Grab nắm giữ vị trí độc quyền nên giá cước cao hơn ngày trước rất nhiều. Với sự gia nhập này của MVL thì có thể sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh sẽ mang lại sự chú ý không hề nhỏ từ dư luận trong bối cảnh thiếu hụt các ứng dụng tiện ích di chuyển cho người tiêu dùng.
Cơ quan cạnh tranh Việt Nam (VCA), thuộc Bộ Công thương đã thông báo rằng họ đã tiến hành điều tra thỏa thuận Grab-Uber để xem liệu nó có hợp pháp hay không. Cùng với MVL Việt Nam, các công ty trong nước và quốc tế đã sẵn sàng tham gia cuộc đua đua của Việt Nam: Ứng dụng đi xe Fastgo được xây dựng bởi tập đoàn Công nghệ Mpos Việt Nam đã sẵn sàng ra mắt sau 3 năm phát triển phần mềm. Fastgo mang lại lợi thế cho cả người lái và khách hàng. Người lái xe sẽ không phải trả tiền hoa hồng cho công ty và khách hàng sẽ được hưởng giá vé thấp hơn so với cả các thương hiệu taxi truyền thống và Grab.
>>> Xem thêm: Go-Jek đổ bộ vào thị trường Việt Nam: Đối thủ của Grab đây chứ đâu!
Nguồn thu để duy trì công ty lấy từ đâu?
Giải thích thêm về nguồn thu để duy trì, nhà sáng lập cho biết công ty dựa vào hàng loạt hoạt động như liên kết dịch vụ với bảo hiểm, các đơn vị kinh doanh xe qua sử dụng, bán quảng cáo và bán dữ liệu cho các đơn vị bảo hiểm, các tổ chức nghiên cứu thị trường…
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra lệu có phải MVL “sống còn” nhờ vào sự di chuyển của dòng tiền đện tử trong hệ sinh thái, thông qua việc giao dịch token thì ông Kay Woo không phủ nhận:
“Chúng tôi cần thêm thời gian để giới thiệu và tạo niềm tin của thị trường về công nghệ blockchain, tương tự như những gì điện toán đám mây đã phải trải qua“
Kết luận
MVL vào Việt Nam là điều tất yếu, một thị trường quá tiềm năng để phát triển không thể để một hãng độc quyền được. Người tiêu dùng có lẽ sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ điều này, sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Một loạt các tên tuổi từ trong nước đến ngoài lãnh thổ đang dần tiến hành gia nhập thị trường. Trong thời gian tới MVL có blockchain là công nghệ mà hãng tự hào sẽ có thể gây nên được sự khác biệt với các đối thủ cùng ngành khác.
>>> Xem thêm: Công nghệ Blockchain và những ứng dụng trong Marketing tại Việt Nam
Thắng Nguyễn - Marketing AI
(Theo Vietnambusiness.tv)
Bình luận của bạn