Ứng dụng công nghệ thực tế ảo: Giáo dục về lòng khoan dung

19 Thg 11

Ban quản lý của di tích lịch sử Anne Frank House đang triển khai một chiến dịch truyền thông mang tên Bookcase for Tolerance (Tủ sách về sự khoan dung). 

Từ năm 1995, ngày 16/11 đã được UNESCO lựa chọn là ngày Quốc tế Khoan dung, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về việc tôn trọng, thấu hiểu sự khác biệt. 

Năm 2021, nhân dịp kỷ niệm ngày này, dự án Bookcase for Tolerance đã được ra mắt, dưới sự hỗ trợ bởi agency Innocean Worldwide. 

Mục tiêu của chiến dịch này là nhằm giải quyết vấn đề lòng bao dung trong cuộc sống hiện đại, thông qua một ứng dụng trải nghiệm thực tế ảo (AR) về những sự kiện lịch sử và xã hội. 

Ứng dụng AR này được sản xuất bởi Media.Monks - một công ty về các sản phẩm kỹ thuật số tại Hilversum, Hà Lan. Nó khai thác mạnh mẽ các câu chuyện của Anne Frank và bốn nhân vật khác đã phải chịu đựng những sự phân biệt đối xử, những người cần được lắng nghe. 

Trải nghiệm AR mời khán giả bước vào năm căn phòng ảo chứa các đồ vật cá nhân liên quan đến từng nhân vật. Đó là cuộc sống của Dalit - tầng lớp chịu nhiều thiệt thòi tại Ấn Độ, một cô gái sống dưới xã hội có nhiều bất công với người Do Thái; Mees - một người chuyển giới đấu tranh để được chấp nhận; Kuei - một thiếu nữ da màu bị kỳ thị chủng tộc; và Majd - một người tị nạn phải đối mặt với thành kiến ​​vì nguồn gốc của mình.

Trang web trải nghiệm cùng những nhân vật trong dự án “Bookcase for Tolerance”.
Trang web trải nghiệm cùng những nhân vật trong dự án “Bookcase for Tolerance”.

Du khách có thể trải nghiệm những câu chuyện này tại chính địa điểm mà Anne Frank đã sống và viết lên quyển nhật ký nổi tiếng. Từ đó, những người thực hiện dự án mong muốn mọi người cảm thấy rằng niềm hy vọng sẽ luôn xuất hiện, ngay cả trong những khoảnh khắc tuyệt vọng nhất.

Thông điệp mà dự án sử dụng là #DontHateEducate (Giáo dục sự không ghét bỏ). Ngoài ứng dụng AR, một trang web cũng được phát triển để mọi người có thể tiếp cận các tài liệu xác thực từ chính các nạn nhân của sự phân biệt đối xử cả về thể chất và tinh thần.

80 năm trước, Anne Frank đã trốn tránh sự ngược đãi sau một tủ sách. Ngày nay, hình ảnh tủ sách trong dự án “Bookcase for Tolerance” lại tượng trưng cho khát vọng xây dựng một thế giới bao dung hơn, một thế giới không có sự phân biệt đối xử. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Covid-19 thúc đẩy các thương hiệu phát triển trải nghiệm thực tế ảo qua trò chơi trực tuyến 

Trang Trịnh – MarketingAI

(Theo The Drum)

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.