Tuyệt chiêu tìm ra một Customer Insight đắt giá

27 Thg 07

Bất kì chiến dịch Marketing thành công nào cũng đều xuất phát từ một customer insight (hay còn gọi là sự thật ngầm hiểu về khách hàng) mạnh mẽ và sâu sắc.

Lấy ví dụ điển hình là chiến dịch truyền thông “Dirt is Good” nổi tiếng đã đưa OMO trở nên khác biệt với các thương hiệu bột giặt khác. Bắt nguồn từ tâm lí mong muốn con mình được phát triển toàn diện, được thoải mái vui chơi của các bà mẹ Việt Nam nhưng vẫn vướng bận những trăn trở về việc con sẽ lấm bẩn và bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ trẻ con nên sạch sẽ, tránh xa những thứ bẩn thỉu, đất cát. Chiến dịch “Dirt is Good” chiếm lĩnh tâm trí của các bà mẹ nhờ đánh đúng tâm lí giúp các bà mẹ an tâm cứ để con vui chơi, để con lấm bẩn vì như thế con mới phát triển được, còn những vết bẩn hãy để OMO lo.

Customer-insight

Vậy Customer Insight là gì, tại sao lại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến như vậy?

 

Theo Wikipedia:

Customer Insight is the intersection between the interests of the consumer and features of the brand. Its main purpose is to understand why the consumer cares for the brand as well as their underlying mindsets, moods, motivation, desires, aspirations, and motivates that trigger their attitude and actions.

Another definition of consumer insight is the collection, deployment and interpretation of information that allows a business to acquire, develop and retain their customers.”

 customer-insight-la-gi-admicro

Hiểu đơn giản, Insight là những suy nghĩ, mong muốn ẩn sâu bên trong của khách hàng mà ngành hàng có thể giải quyết, từ đó thúc đẩy quyết định mua hàng của khách hàng.

 

Quay trở lại với OMO, bắt nguồn từ tâm lí của các bà mẹ mong muốn con được phát triển nhưng lại lo ngại những vết bẩn khi vui chơi kết hợp cùng đặc tính tẩy giặt sạch của nhãn hàng. OMO đã tìm ra một customer insight đắt giá: “Một người mẹ tốt là một người mẹ sẵn sàng để con vui chơi và trải nghiệm dù điều đó có thể làm quần áo con lấm bẩn” từ đó đi đến Big Idea cho campaign “Dirt is Good”.

Vậy làm thế nào để có thể tìm ra được một Customer Insight đắt giá?

 

Bài viết này sẽ trình bày cho các bạn phương pháp 3D để tìm ra một customer insight (Phương pháp được giảng dạy trong khóa học 3D của chị Thúy Anh trên Brand Vietnam)

 
Sử dụng phương pháp 3D để tìm ra một Customer insight

Bước 1: Direction (Định hướng)

Chuẩn bị một bản định hướng tóm tắt xem đâu là khách hàng mục tiêu (họ là ai – có thể phân chia theo nhân khẩu học, hành vi, thói quen và lối sống của họ là gì) và mục tiêu của chiến dịch là gì (để tăng thị phần, để quảng cáo thương hiệu, định vị lại thương hiệu,…)

Bước 2: Discovery (khám phá)

Đi phỏng vấn các nhóm đối tượng đã được xác định từ bước 1 đồng thời thu thập thông tin thứ cấp trên mạng, ở những nguồn nội bộ của công ty. Sau đó tổng hợp lại và nhóm thành từng nhóm có liên quan đến nhau.

Bước 3: Distillation (Chắt lọc)

Chọn lọc những nhóm thông tin hữu ích ở bước 2 và đưa ra một bản insight draft. Sau đó đánh giá insight tìm được theo các tiêu chí: Độ thực tế (liệu nó có phải một sự thật luôn đúng? Liệu nó có quan trọng trong cuộc sống của khách hàng?), sự liên quan với khách hàng (liệu khách hàng có thấy câu chuyện của chính họ?), sự liên quan đến ngành hàng (liệu nó có phù hợp với định vị và tầm nhìn thương hiệu không?), sự độc đáo (Nó có phải mới mẻ, nó có gây ngạc nhiên?)

Trên đây là một trong những cách giúp tìm ra customer insight. Dù rằng customer insight là một thứ rất khó để tìm kiếm vậy nhưng một insight đắt giá có thể tạo nên một chiến dịch xuất sắc, tạo ảnh hưởng lớn đến cộng đồng và thu lại nhiều lợi ích cho nhãn hàng.

MarAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.