Truyền thông xã hội có thể là một kênh tiếp thị đầy thách thức đối với các doanh nghiệp đa địa điểm (multi-location businesses). Các công ty đi theo loại hình kinh doanh này không chỉ phải cạnh tranh với nhau trên các nền tảng xã hội mà còn phải chiến đấu với các doanh nghiệp tập trung tại một địa điểm (single-location business), các tập đoàn toàn cầu, những người có ảnh hưởng và những người tiêu dùng khác để thu hút sự chú ý của khán giả.
Vậy làm thế nào để các công ty đa địa điểm có thể phát triển mạnh trong môi trường cạnh tranh cao này? Phương pháp tiếp cận nào trên mạng xã hội sẽ thúc đẩy tương tác, gia tăng hiệu quả chiến dịch và mang lại kết quả cao?
Khi phát triển chiến lược Marketing đa địa điểm cho khách hàng trong các ngành dọc này ở các chu kỳ tăng trưởng khác nhau, MDG Advertising - một agency quảng cáo có trụ sở tại New York, Mỹ - một trong những công ty tiếp thị đa địa điểm hàng đầu của Florida chuyên về tiếp thị chăm sóc khẩn cấp, đã nhận thấy rằng, 5 chiến lược Truyền thông xã hội dưới đây sẽ là chìa khóa cho sự thành công của các doanh nghiệp trong tương lai.
1. Bắt đầu với cấu trúc phù hợp
Xây dựng cấu trúc cho các tài khoản và chiến dịch social media cho các doanh nghiệp đơn lẻ, chỉ có một cơ sở hoạt động dường như không quá khó khăn, nhưng nếu đó các các doanh nghiệp đa địa điểm, thì hoạt động marketing trên social media sẽ phức tạp và tạo ra tác động lớn hơn nhiều.
Đó là bởi vì cấu trúc phù hợp sẽ cho phép các công ty có nhiều địa điểm dễ dàng chạy chiến dịch xã hội trên các quy mô lớn hơn, trong khi cấu trúc sai sẽ khiến chiến dịch không đạt được hiệu quả như mong muốn dù doanh nghiệp đã bỏ ra không ít tiền.
Vậy, cách tiếp cận “đúng” là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ không nhắc đến các chi tiết cụ thể vì nó sẽ không giống nhau ở các doanh nghiệp khác nhau. Nhưng điểm chung ở đây là các doanh nghiệp cần phải tạo ra một mối quan hệ mẹ-con chính xác giữa các trang mạng xã hội và các chiến dịch. Làm như vậy là để các doanh nghiệp có thể chia nhiệm vụ cho từng chi nhánh, ở mỗi giai đoạn khác nhau trong chiến dịch tổng thể lớn, với các chi tiết triển khai khác nhau, mà không cần phải xây dựng từng chiến dịch riêng biệt cho từng chi nhánh.
(Nguồn: Search Engine Journal)
Nếu tiếp cận sai cách, các đơn vị chi nhánh trong doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng cạnh tranh gay gắt với nhau. Và nếu tệ hơn thì khi xây dựng cấu trúc chiến dịch bị sai, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với việc chi phí gia tăng trong các cuộc đấu giá quảng cáo trực tuyến (do bạn đang cạnh tranh với chính mình).
2. Coi mục đích chiến dịch quan trọng hơn là khả năng tương tác
Không quá khó hiểu khi các nhà tiếp thị đa vị trí có xu hướng tập trung vào các chỉ số như lượt like khi đánh giá thành công của một chiến dịch trên mạng xã hội; chúng hiển thị công khai, dễ truy cập và dường như là một thước đo tốt về sự quan tâm của khán giả đối với doanh nghiệp.
Vấn đề là các loại chỉ số tương tác này không có giá trị lắm vì nó không ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng không nhất thiết phải nắm rõ cảm nhận thật sự của người dùng thông qua các biểu tượng cảm xúc trong các bài đăng. Đó là lý do tại sao các nền tảng như Instagram đang dần bỏ việc hiển thị chúng.
(Nguồn: Tinh te)
Thay vì dựa vào Lượt thích và các chỉ số tương tác khác, khách hàng sẽ được phục vụ tốt hơn nếu doanh nghiệp tối ưu hóa các chiến lược truyền thông xã hội cho các hành vi chuyển đổi. Việc đo lường các chỉ số chuyển đổi sẽ dễ dàng được thực hiện thông qua các báo cáo doanh thu, báo cáo bán hàng.
>> Xem thêm: Facebook tỏ ra bất lực trước ảnh hưởng của iOS 14 lên mạng lưới quảng cáo Audience Network3. Coi mạng xã hội như một kênh trả phí
Trong giai đoạn đầu khi mạng xã hội vừa phát triển và được coi là một kênh truyền thông hữu ích, hầu hết các tương tác nhận được đều là tự nhiên (organic) - và tất cả những gì bạn phải làm chỉ là tạo tài khoản, đăng những bài viết hấp dẫn và gia tăng dần đều lượng followers. Và không ít doanh nghiệp đa địa điểm đã áp dụng hình thức tiếp cận đó cho tới tận bây giờ.
Tuy nhiên, để thành công trên mạng xã hội ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy và coi nó như một kênh tiếp thị trả phí.
(Nguồn: Doers Empire)
Một phần là vì các nền tảng xã hội ngày nay đã thay đổi mô hình hoạt động rất nhiều so với trước kia, và nếu bạn không thực hiện các quảng cáo trả phí thì rất khó có thể tiếp cận được khách hàng mục tiêu một cách nhất quán trên các nền tảng này.
Ngoài ra thì giờ đây, mạng lưới mạng xã hội trên toàn cầu đang ngày càng trở nên phức tạp hơn. Chúng đã phát triển thành các công cụ tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả ở mọi giai đoạn của kênh bán hàng. Điều này có nghĩa là để sử dụng chúng một cách hiệu quả thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải vận dụng các phương pháp truyền thông trả phí. Do đó, các doanh nghiệp nên phát triển một kế hoạch Marketing chiến lược trên nền tảng mạng xã hội, để tạo ra một dòng chảy vững chắc đi từ nhận thức thương hiệu đến tạo khách hàng tiềm năng (leads) và cuối cùng chuyển đổi.
4. Marketing trên toàn bộ công ty hay từng chi nhánh?
Khi nói đến các chiến dịch marketing trên social media, hầu hết các doanh nghiệp đa địa điểm đều phải đối mặt với một câu hỏi quan trọng, đó là: Nên tập trung vào các chiến dịch giúp ích cho toàn bộ công ty hay chỉ đẩy mạnh hoạt động cho một chi nhánh cụ thể?
Câu trả lời (có vẻ sẽ gây bức xúc cho nhiều người) đó là bạn phải làm cả hai thay vì được chọn một trong hai.
(Nguồn: Ahrefs)
Một chiến dịch trên phạm vi rộng sẽ là cần thiết để xây dựng và duy trì thương hiệu, đồng thời tạo ra giá trị công bằng cho tất cả các chi nhánh ở các khu vực khác nhau. Ngược lại, các chiến dịch địa phương sẽ cần thiết trong việc trực tiếp thúc đẩy doanh số bán hàng của từng chi nhánh, và có thể giúp các cơ sở thành công vượt qua khó khăn.
Chìa khóa cho cả hai phương pháp tiếp cận trên đều là nhắm mục tiêu: đối với các chiến dịch thương hiệu trên phạm vi rộng, các doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo tiếp cận được đến đúng đối tượng mục tiêu trên từng khu vực địa lý khác nhau. Vì họ sẽ chính là những người dễ tiếp nhận thông điệp của thương hiệu nhất khi triển khai các chiến dịch địa phương.
5. Tập trung mọi thông tin tại các trang mạng xã hội
Cuối cùng, điều quan trọng cần nhớ là các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện mọi thông tin cần thiết trên tài khoản chính thức của công ty, thuộc các nền tảng xã hội khác nhau. Từ thông tin thực tế (vị trí, số điện thoại, thời gian hoạt động,...); nội dung (ảnh, video, hình ảnh, story), xếp hạng/ đánh giá, CTA (đặt chỗ,...) cho đến quảng cáo/ tích hợp nền tảng.
Nói cách khác, các doanh nghiệp phải biến các trang Fanpage, Instagram,... này thành các trung tâm trực tuyến phong phú cho người tiêu dùng. Theo đó, việc duy trì và tối ưu hóa liên tục các dịch vụ truyền thông xã hội trở thành nhiệm vụ tối quan trọng và luôn cần được đảm bảo ở mức độ cao nhất. Do đó, hãy dành thời gian cập nhật thường xuyên các thông tin về doanh nghiệp trên tất cả các chi nhánh cơ sở, xây dựng nội dung, khuyến khích khách hàng đưa ra các đánh giá tích cực và tìm hiểu về các tính năng tiếp thị mới được giới thiệu trên mạng xã hội.
Fanpage chính thức của Biti''s Hunter được coi là khá đầy đủ thông tin (Nguồn: Biti''s Hunter)
Cuối cùng, để sử dụng phương tiện truyền thông xã hội một cách hiệu quả, các doanh nghiệp đa địa điểm phải nhớ rằng Kênh tiếp thị Social media này đã và đang phát triển hơn rất nhiều so với trước kia. Đã qua rồi cái thời mà tất cả những gì bạn cần làm là tạo tài khoản, chỉ tối ưu hóa các chỉ số tương tác, hướng đến đối tượng mục tiêu là những người tiếp cận tự nhiên và phát triển một kế hoạch truyền thông với ngân sách hạn hẹp.
Để tạo ra sự thành công trên thị trường cạnh tranh hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng nên các chiến lược tinh vi, phá vỡ tính phức tạp trong thuật toán của các nền tảng mới và nhắm mục tiêu chính xác hơn đến từng nhóm người dùng cụ thể, từ đó giúp thúc đẩy doanh số bán hàng, đo lường các chỉ số quan trọng và cải thiện hiệu quả về sau.
Tô Linh - MarketingAI
Theo MDG Advertising
>>> Có thể bạn quan tâm:- Khám phá Facebook Graph Search – Công cụ hữu ích nhằm tối ưu hóa trang Facebook doanh nghiệp
- Truyền thông nội bộ là gì? Chìa khóa để truyền thông nội bộ đạt hiệu quả
Bình luận của bạn