Tổng hợp các thuật ngữ trên mạng xã hội HOT NHẤT (Phần 2)

07 Thg 04

Nối tiếp chủ đề các thuật ngữ trên mạng xã hội được sắp xếp theo bảng chữ cái Alphabet, MarketingAI tiếp tục đem đến cho các bạn phần 2 của bài viết. Cùng chúng tôi khám phá và “giải mã” những cụm từ hay gặp nhất trên các nền tảng xã hội, để xem bạn đã hiểu rõ và đúng nó chưa nhé!

>>> Xem thêm: Thuật ngữ phổ biến trên mạng xã hội (Phần 1) - A - C Thuật ngữ phổ biến trên mạng xã hội (Phân 3) - M - R Thuật ngữ phổ biến trên mạng xã hội (Phần 4) - S - Z

Thuật ngữ trên mạng xã hội D - L

- D -

Dark post (Bài viết ẩn)

Dark post (Bài viết ẩn)(Nguồn: Bright Red Marketing)

Bài viết ẩn là dạng bài đăng trên mạng xã hội nhưng chưa được công bố như một quảng cáo tới một nhóm đối tượng cụ thể. Bạn không thể tìm thấy nó một cách tự nhiên và và nó cũng không được xuất hiện trên dòng thời gian của thương hiệu bạn. Các bài viết ẩn sẽ giúp bạn làm các thử nghiệm phân tách và ngăn cho việc dòng thời gian của bạn tràn ngập các bài đăng quảng cáo.

Mặc dù cụm từ “Bài viết ẩn” nghe có vẻ bí ẩn, nhưng hãy nhớ rằng hiện nay, bất cứ người dùng nào cũng có thể tra cứu tất cả những quảng cáo trên Facebook của bạn thông qua phần Tính minh bạch của trang (Page Transparency).

Dark social (mạng xã hội "đen)

Dark Social (mạng xã hội "đen") là các chia sẻ trên mạng xã hội không thể truy cứu nguồn gốc chính xác. Điều này có nghĩa là nội dung đã được truyền qua các kênh riêng như email hoặc ứng dụng nhắn tin, thay vì các kênh công khai như dòng thời gian và newsfeeds. Trên các công cụ phân tích, Dark social được định dạng là “lưu lượng truy cập trực tiếp” (direct traffic).

Dashboard (Bảng điều khiển)

Bảng điều khiển mạng xã hội là một công cụ cho phép các marketer và các nhà quản lý mạng xã hội quản lý tất cả các nền tảng xã hội của họ từ một màn hình duy nhất. Bảng điều khiển cho phép người dùng lập lịch, đăng, xem và trả lời các bài đăng tự nhiên cũng như trả phí, đồng thời tạo các báo cáo phân tích. Bảng điều khiển cũng là một công cụ quan trọng để lắng nghe người dùng trên mạng xã hội (social listening).

Direct message (Tin nhắn trực tiếp)

Tin nhắn trực tiếp (DM) là một tin nhắn được gửi riêng tư trên một nền tảng xã hội. Theo mặc định, DM từ những người không theo dõi sẽ bị chặn hoặc bị cho vào mục Tin nhắn chờ. Tuy nhiên, các thương hiệu muốn sử dụng DM để tương tác với khách hàng có thể thay đổi cài đặt của họ để nhận DM từ bất kỳ ai.

Direct message (Tin nhắn trực tiếp)
(Nguồn: Blog MarkeTex)

Disappearing content (Nội dung biến mất)

Nội dung biến mất, còn được gọi là nội dung ngắn hạn, ý nói đến các bài đăng sẽ biến mất sau một khoảng thời gian nhất định, thường là 24 giờ. Facebook Stories, Instagram Stories, và Snaps đều là những ví dụ tiêu biểu của dạng nội dung biến mất.

Doxing

Doxing là phương thức nghiên cứu và đăng tải công khai thông tin cá nhân của một ai đó. Doxers ám chỉ những người sử dụng các cuộc tấn công này như một phương tiện để đe dọa, dọa nạt mục tiêu của họ.

- E -

Sách điện tử (Ebook)

Ebook là viết tắt của sách điện tử (electronic book). Đây là một file kỹ thuật số, giống như PDF hoặc EPUB, có thể đọc trên máy tính, điện thoại hay các phần mềm đọc ebook chuyên dụng.

Sách điện tử (Ebook)
(Nguồn: Pexels)

Embed (Nhúng)

Nhúng là dạng bài đăng trên mạng xã hội hoặc dạng nội dung kỹ thuật số khác hiển thị trong phần nội dung khác bằng cách sử dụng các công cụ nhúng kỹ thuật số. Hầu hết các mạng xã hội đều cung cấp các công cụ tự nhiên để nhúng nội dung của chúng vào các bài đăng trên blog hoặc trang web bằng cách sử dụng một đoạn mã. Nội dung được nhúng đúng sẽ giữ lại nội dung gốc của bài đăng, cũng như các liên kết đến bài đăng gốc và hồ sơ của người tạo.

Emoji (Biểu tượng cảm xúc)

Biểu tượng cảm xúc là một tập hợp đồ họa hình ảnh nhỏ được sử dụng trong các kênh kỹ thuật số từ tin nhắn văn bản đến mạng xã hội. Chúng phát triển từ các biểu tượng cảm xúc (như khuôn mặt cười) được tạo bằng các ký tự trên bàn phím tiêu chuẩn. Biểu tượng cảm xúc xuất hiện lần đầu tiên vào cuối những năm 1990. Vào năm 2010, Hiệp hội Unicode đã phê duyệt đề xuất của Google để chuẩn hóa các ký tự biểu tượng cảm xúc. Cả 2 hệ điều hành iOS và Android đều tích hợp biểu tượng cảm xúc trên bàn phím.

(Nguồn: Pexels)
>> Đọc thêm: Emoji là gì

Employee Advocacy (vận động nhân viên)

Employee Advocacy là khi nhân viên chia sẻ niềm đam mê về nơi làm việc của mình trên mạng xã hội. Điều này có thể xảy ra ở nhiều hình thức khác nhau. Nhân viên có thể chia sẻ chi tiết cụ thể về việc ra mắt sản phẩm mới hoặc họ có thể chia sẻ văn hóa công ty qua những hình ảnh hậu trường thú vị. Một chương trình vận động nhân viên có thể giúp nhân viên quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả trong khi vẫn duy trì các nguyên tắc của công ty.

Endorsement (Sự chứng thực)

Sự chứng thực là hình thức khá phổ biến trên nền tảng Linke dIn. Người dùng trên LinkedIn có thể chứng thực các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn một cách dễ dàng bằng cách nhấp vào nút xác nhận. Những chứng thực này sau đó xuất hiện trên hồ sơ của bạn và giúp bạn gia tăng độ tin cậy về chuyên môn trong lĩnh vực của mình.

Engagement (Sự tương tác)

Sự tương tác là bất kỳ hình thức tương tác nào từ người dùng với thương hiệu của bạn trên mạng xã hội. Lượt thích, bình luận và chia sẻ là các hình thức tương tác có thể xảy ra.

Engagement rate (Tỷ lệ tương tác)

Tỷ lệ tương tác là thước đo mọi người tương tác với nội dung trên truyền thông xã hội của bạn như thế nào. Có một số cách để tính tỷ lệ tương tác, nhưng tất cả đều nhằm mục đích tính toán tỷ lệ phần trăm những người tiếp xúc với một bài đăng và chọn tương tác theo cách nào.

Ephemeral content Tương tự như Disappearing content (Nội dung biến mất).

Evergreen content

Nội dung evergreen là nội dung được tạo ra để tồn tại lâu dài, có giá trị và trường tồn với thời gian. Nó không gắn liền với bất kỳ sự kiện hoặc khuyến mãi cụ thể nào và có thể mang lại lưu lượng truy cập cho trang web của bạn trong nhiều năm sau đó.

- F -

Fan (Người hâm mộ)

Người hâm mộ là chỉ người đã “like” Fanpage của bạn. Đôi khi, người hâm mộ thường được sử dụng để nói về ai đó theo dõi bạn trên bất kỳ kênh xã hội nào, nhưng chỉ có Facebook là chính thức sử dụng thuật ngữ này.

Favorite (Yêu thích)

Yêu thích là thuật ngữ ban đầu được Twitter sử dụng để chỉ sự hành động “Likes”. Yêu thích đã được chỉ định bằng một biểu tượng ngôi sao. Tuy nhiên, Twitter hiện sử dụng biểu tượng trái tim và sử dụng thuật ngữ "Likes", tương tự với các trang mạng xã hội khác.

Favorite (Yêu thích)(Nguồn: Internet)

Feed (Nguồn cấp dữ liệu)

Nguồn cấp dữ liệu là danh sách cập nhật tất cả nội dung mới được đăng bởi các tài khoản mà người dùng theo dõi trên mạng xã hội. Thay vì được sắp xếp hoàn toàn theo trình tự thời gian, hầu hết các nguồn cấp dữ liệu trên mạng xã hội đều được kiểm soát bởi một thuật toán nào đó.

Filters (Bộ lọc)

Bộ lọc là hiệu ứng hình ảnh có thể được áp dụng cho hình ảnh trước khi đăng lên, từ đen trắng đơn giản hoặc nâu đỏ cho đến vương miện hoa và tai chó con. Các bộ lọc đa dạng đều có sẵn trên Instagram, Snapchat, Facebook Messenger và nhiều ứng dụng khác có tích hợp camera.

Followers (Người theo dõi)

Những người theo dõi là những người đã thích (hoặc theo dõi) tài khoản của bạn trên mạng xã hội.

>> Có thể bạn quan tâm: Follow là gì ? “Quyền lực” của tính năng follow trên mạng xã hội

Follow Friday (#FF)

Follow Friday là một hashtag được sử dụng để làm nổi bật một số tài khoản Twitter yêu thích của bạn. Tag ai đó vào bài đăng #FF là cách giới thiệu tài khoản của họ cho những người theo dõi bạn.

Friend (Bạn bè)

Friend là cụm từ chỉ bạn bè bạn đã kết nối trên Facebook. Không giống như người hâm mộ hay người theo dõi, bạn bè là một kết nối hai chiều, cả chủ tài khoản và bạn bè của họ phải chứng thực mối quan hệ. Các trang Facebook kinh doanh trên không thể có bạn bè, mà chỉ có người theo dõi mà thôi.

Friend (Bạn bè)
(Nguồn: Digital Addicts)

- G -

Geotag (Gắn thẻ địa lý)

Geotag là một vị trí cụ thể được thêm vào ảnh, video hoặc bài đăng trên mạng xã hội. Geotag có thể giúp hiển thị bài đăng của bạn cho nhiều người hơn, vì nội dung thường được tìm kiếm theo vị trí.

GIF

GIF là từ viết tắt của Định dạng trao đổi đồ họa (Graphics Interchange Format), định dạng tệp hỗ trợ cả hình ảnh tĩnh và hình ảnh động. GIF đã trở nên phổ biến như một cách để phản hồi các bài đăng trên xã hội mà không cần lời nói. Facebook và Twitter đều hỗ trợ các GIF hoạt hình.

Google Ads (Google Adwords)

Quảng cáo Google là một hình thức quảng cáo trực tuyến, trước đây gọi là Google Adwords. Quảng cáo Google xuất hiện ở đầu danh sách tìm kiếm của Google cho các từ khóa mục tiêu của bạn. Chúng cũng có thể xuất hiện trên các trang web khác thông qua Mạng hiển thị của Google.

Google Adwords(Nguồn: Internet)

Group (Nhóm)

Nhóm là một cộng đồng trực tuyến trên mạng xã hội. Các nhóm có thể là công khai hoặc riêng tư. Các thành viên trong một nhóm thường có chung sở thích và hay chia sẻ thông tin, thảo luận về các chủ đề có liên quan. Cả Facebook và LinkedIn đều cung cấp việc tạo nhóm trên nền tảng của họ.

- H -

Handle

Handle là từ ý chỉ tên người dùng (username) của bạn trên mạng xã hội. Nó thường được ghi chú dưới dạng @username. Nó cũng có thể được sử dụng trong link URL được cá nhân hóa cho mỗi mạng xã hội. Việc sử dụng cùng một handle trên các mạng xã hội sẽ giúp những người theo dõi dễ dàng tìm thấy tài khoản của bạn hơn.

Hangouts

Hangout là phần mềm gọi video hoặc gọi thoại với một hoặc nhiều người sử dụng dịch vụ Google Hangouts. Năm 2019, Google Hangouts được chia thành hai sản phẩm: Google Hangouts Chat và Google Hangouts Meet. Google Hangouts Meet được thiết kế cho gọi video conference và bao gồm các tính năng như chia sẻ màn hình, cho phép thuyết trình video cho các nhóm tối đa 30 người.

Hashtag

Hashtags là cụm từ đứng sau dấu # trên mạng xã hội. Hashtag được sử dụng trên mạng xã hội để gắn thẻ vào các bài đăng. Khi click vào hashtag sẽ thấy các bài đăng mới nhất có gắn cùng thẻ đó. Hashtag có tính năng tìm kiếm và đóng vai trò tương tự với từ khóa.

(Nguồn: Business 2 Community)

Header image (Ảnh bìa)

Đây là hình ảnh xuất hiện trên đầu các profile trên mạng xã hội và hay được gọi là ảnh bìa, là nơi để các thương hiệu giới thiệu về các sản phẩm, nhân viên của doanh nghiệp hay bất kỳ khía cạnh nào khác của doanh nghiệp, thôi thúc mọi người muốn khám phá thêm về hồ sơ của bạn.

- I -

Impressions (số lần hiển thị)

Số lần hiển thị là một dạng số liệu thống kê số lần một quảng cáo hoặc bài đăng được quảng cáo từ máy chủ được hiển thị trên mạng xã hội. Nó không phải là thước đo xem có bao nhiêu người đã xem quảng cáo. Ví dụ: một người dùng mạng xã hội có thể thấy một quảng cáo xuất hiện trên newfeed nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi trường hợp này được tính là một lần hiển thị.

Inbound Marketing

Inbound Marketing là một chiến lược liên quan đến việc tạo ra các nội dung và tài nguyên có giá trị thu hút khách hàng tiềm năng đến doanh nghiệp của bạn. Nó được gọi là “inbound” là bởi vì các tài nguyên bạn tạo ra giúp mọi người khám phá và tìm hiểu về chính công ty của bạn, thay vì tiếp cận với họ bằng cách bán hàng trực tiếp. Doanh nghiệp sau đó có thể nuôi dưỡng những lead mới này cho đến khi họ sẵn sàng trở thành khách hàng.

Inbound marketing
(Nguồn: Dribbble)

Inbox (Hộp thư đến)

Hộp thư đến là màn hình chưa các tin nhắn mà bạn có thể sắp xếp, đọc và trả lời chúng. Hộp thư đến email là một ví dụ phổ biến. Dịch vụ nhắn tin trên mạng xã hội cũng sử dụng hộp thư đến như Facebook.

Influencer (Người có tầm ảnh hưởng)

Người có tầm ảnh hưởng là người dùng mạng xã hội hướng tới một tệp khán giả nhất định, có thể thúc đẩy nhận thức về xu hướng, chủ đề nào đó, hoặc giúp tăng độ nhân diện thương hiệu hoặc sản phẩm. Từ quan điểm của các marketers, người có tầm ảnh hưởng lý tưởng cũng là một brand advocate (người ủng hộ thương hiệu).

Influencer marketing

Influencer marketing là một chiến lược liên quan đến việc cộng tác với một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc chiến dịch marketing.

Influencer marketing
(Nguồn: Social Media Week)

Tin nhắn tức thời (instant message)

Tin nhắn tức thời (IM) là tin nhắn văn bản được gửi trên nền tảng trực tuyến trong thời gian thực, tương tự như Direct Mesage.

- J -

- K -

KPI (Chỉ số hiệu suất)

Chỉ số hiệu suất (KPI) là số liệu được theo dõi theo thời gian để xác định tiến trình hướng tới mổ mục tiêu kinh doanh có giá trị. KPI trong truyền thông mạng xã hội có thể bao gồm tốc độ tăng trưởng khán giả, tốc độ khuếch đại và mức độ hài lòng của khách hàng.

- L -

Lens

Lens là thuật ngữ được sử dụng trên Snapchat để xác định các bộ lọc khuôn mặt thực tế. Bất cứ ai cũng có thể tạo một ống kính tùy chỉnh thông qua Snapchat Lens Studio.

Like (Lượt thích)

Like là một hình thức tương tác trên mạng xã hội. Bạn có thể thể hiện cảm xúc với một bài đăng nhanh chóng bằng cách nhấp vào nút này. Trên Facebook, nút Like có biểu tượng là ngón tay cái, trong khi trên Instagram và Twitter, một lượt Like được biểu thị bằng một trái tim. Nội dung thích cũng hoạt động như việc đánh dấu trang, vì bạn có thể quay lại sau để xem nội dung bạn đã thích.

Like(Nguồn: Internet)

Link building (Xây dựng liên kết)

Xây dựng liên kết là một chiến lược tiếp thị để tăng thứ hạng lưu lượng truy cập (traffic) và thứ hạng tìm kiếm bằng cách liên kết các trang web khác với website bạn. Các kỹ thuật phổ biến để có được các liên kết đó có thể là guest blogging và cung cấp nội dung có giá trị để đăng lại.

Listed

Listed có nghĩa là bạn đã được thêm vào danh sách Twitter. Danh sách Twitter là một cách tổ chức nội dung để giúp dễ dàng theo kịp với số lượng lớn kết nối Twitter. Được thêm vào danh sách Twitter có thể giúp bạn tăng cơ hội được theo dõi bởi những follower của người tạo danh sách.

Livestream

Phát trực tiếp là một cách chia sẻ video trên khung thời gian thực và được chia sẻ qua Internet. Hầu hết các mạng xã hội hiện nay cung cấp hình thức phát sóng trực tiếp này. Tính năng bao gồm khả năng tương tác với người xem, trong đó, người xem có thể gửi nhận xét và câu hỏi bằng văn bản trong suốt chương trình phát sóng.

Live stream(Nguồn: Internet)

Lurker

Luker, ám chỉ những người xem newfeed trên mạng xã hội hoặc thuộc trong các nhóm trên mạng xã hội nhưng không có bất cứ tương tác nào với các bài đăng, như thả react hay bình luận.

(Còn tiếp)

Tô Linh - MarketingAI

Theo Blog.hootsuite.com

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.