Cuộc đàm phán về tương lai của TikTok trên đất Mỹ vẫn đang diễn ra, cho đến thời điểm hiện tại, Microsoft vẫn là nhà thầu dẫn đầu trong thương vụ này. Để tiếp tục thương lượng về giá thầu, TikTok lần đầu tiên tiết lộ lượng người dùng thực tế của mình, trong đó bao gồm lượng người dùng thực tế trên thế giới, không bao gồm phiên bản tiếng Trung (Douyin).
Sự tăng trưởng vượt bậc của TikTok đã tạo ra con số đầy ấn tượng với tổng lượt tải lên đến 2 tỷ trên toàn thế giới (tính đến tháng 4/2020). Nhiều người nhầm lẫn về lượng sử dụng thực tế của ứng dụng với lượt tải, dẫn đến việc so sánh khập khiễng về số lượt tải xuống, với số lượng người dùng, lượng người sử dụng giữa TikTok với Instagram và Facebook.
Theo báo cáo của CNBC, trong một phần trong hồ sơ pháp lý của TikTok nhằm chống lại đề xuất cấm của Chính phủ Hoa Kỳ, ứng dụng này có:
- 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng ở Hoa Kỳ
- 50 triệu người dùng hoạt động hàng ngày ở Hoa Kỳ
Dữ liệu này cũng chỉ ra, TikTok có khoảng 689 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu (tính đến tháng 7/2020). So với con số 54 triệu vào tháng 1/2018, đây là bước nhảy vọt đầy ấn tượng. Tuy nhiên, TikTok không nói rõ con số này có bao gồm những người dùng tại Ấn Độ không, nơi nền tảng này có tới 200 triệu người dùng hoạt động trước khi bị cấm vào cuối tháng 6/2020.
>> Xem thêm: Google Search Console Insights: Tích hợp Search Console và Google Analytics trong một chế độ xemThông tin được công bố lần này cung cấp một số chi tiết chính xác của TikTok về mức sử dụng tại Hoa Kỳ, giúp thay đổi những nhận thức sai lệch về phạm vi tiếp cận thực tế của ứng dụng.
Và với các marketer đang cân nhắc sử dụng ứng dụng, TikTok vẫn là một nền tảng có sự phát triển lớn mạnh, nhiều tiềm năng, xét về quy mô hay mức độ phù hợp, ứng dụng này vẫn được đánh giá cao trong các chiến dịch marketing.
Trong tuần này TikTok đã chính thức sử dụng hành động pháp lý để ngăn Chính phủ Hoa Kỳ cấm ứng dụng này. Đồng thời, TikTok vẫn tiếp tục đánh giá và xem xét các nhà thầu, các giá thầu đưa ra cho ứng dụng trị giá 30 tỷ đô la này.
Tờ Wall Street Journal đã đưa tin, các công ty đầu tư General Atlantic và Sequoia Capital bao gồm cả gã khổng lồ điện toán đám mây Oracle cũng đang xem xét đấu thầu ứng dụng. Twitter cũng thể hiện sự quan tâm đến thương vụ này thông qua đề xuất mua các phần của ứng dụng, tuy nhiên đề xuất này không được đánh giá cao. Và Microsoft vẫn là ứng viên sáng giá nhất trong thương vụ đình đám này.
Với những số liệu thống kê tăng trưởng và tiềm năng của TikTok, dễ hiểu tại sao các nhà đầu tư cân nhắc đến việc bỏ ra số tiền lớn để mua lại. Bằng cách nào đó, TikTok vẫn nỗ lực để ở lại trên đất Mỹ. Nếu hành động chống lại lệnh cấm của TikTok không thành công, ứng dụng này có thể sử dụng thách thức pháp lý khác nhằm trì hoãn lệnh cấm đến sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ, trong trường hợp này, mức độ phức tạp có thể chuyển biến bất ngờ. Tuy nhiên, dù bằng cách nào thì những người dùng TikTok tại Mỹ vẫn mong ứng dụng này tiếp tục được hoạt động.
Huyền Nguyễn - Marketing AI
Theo Social Media Today
>> Có thể bạn quan tâm: “Khai màn cuộc chiến” Marketing mùa Trung thu 2020 với trọn bộ giải pháp đến từ Admicro
Bình luận của bạn