Thương vụ IBM mua lại Redhat: Thị trường điện toán đám mây được tái định hình

15 Thg 07

Thị trường điện toán đám mây hiện nay được rất nhiều hãng công nghệ nhòm ngó đến, từ các ông lớn đến nhiều  doanh nghiệp Startup nhỏ và vừa khác. Thế nhưng gần đây, sự kiện IBM mua lại Redhat đã làm náo động thị trường công nghệ, và thương mại trên thế giới. Đây được xem như là vụ sáp nhập quan trọng và có giá trị hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ. Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu xem IBM với tham vọng tái định hình lại ngành điện toán đám mây như thế nào, sau thương vụ tỷ đô này?

IBM chi 43 tỷ đô thâu tóm Redhat

Được thành lập vào năm 1993 bởi nhà sáng lập Robert F. Young, Redhat trở thành một trong các doanh nghiệp tiên phong trong việc cung cấp giải pháp phần mềm nguồn mở - bao gồm các công nghệ như Linux, Kubernetes, Ansible, Java, Ceph... Linux hiện đang là nền tảng được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất trên toàn cầu, riêng Red Hat Enterprise Linux đóng góp vào doanh thu toàn cầu trị giá hơn 10.000 tỷ đô la vào năm 2019.

Thông tin IBM mua lại Redhat đã được truyền thông đưa tin từ tháng 10/ 2018 vừa qua, đây được đánh giá như một thông tin gây shock trong giới công nghệ. Khi mà 2 đại gia trong ngành "Điện toán đám mây" sẽ hợp sức, đây được được coi như là tham vọng cực kỳ lớn muốn "định hình" lại cả 1 ngành của IBM với thương vụ này. Tuy nhiên, sau khi hoàn tất thì Redhat sẽ hoạt động như một đơn vị riêng biệt trong IBM, và nó vẫn sẽ được dẫn dắt bởi CEO hiện tại Whitehurst. Thêm vào đó, CEO của Redhat cũng sẽ gia nhập đội ngũ lãnh đạo cao cấp của IBM và dưới sự quản lý của chủ tịch kiêm CEO IBM là bà Ginni Rometty.

(Nguồn: Fossbytes)

"Gia nhập IBM mang lại cho RedHat cơ hội đưa những đổi mới, sáng tạo nguồn mở tới nhiều đối tượng hơn và cho phép chúng tôi mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu giải pháp đám mây lai,"

CEO Jim Whitehurst của Red Hat 

Với việc hoàn tất khi chịu chi ra 34 tỷ USD để mua lại Redhat, IBM muốn chứng tỏ tham vọng bành trướng trên thị trường điện toán đám mây cho doanh nghiệp. Mức đóng góp cho tổng doanh thu của nền tảng đám mây của IBM đã tăng từ 4% năm 2013 lên 25% ở thời điểm hiện tại. So với quý 1 năm ngoái, doanh thu từ điện toán đám mây của IBM đã tăng thêm hơn 19 tỉ USD. 

Sự kết hợp của IBM và RedHat sẽ tạo ra nhà cung cấp đám mây lai hàng đầu thế giới, bởi cả hai đang sở hữu những công nghệ mạnh của mảng này, bao gồm Linux, Kubernetes, quản lý đa đám mây và quản lý tác vụ tự động. Tuy nhiên, trên thức tế IBM và RedHat đã có 20 năm cùng nhau phát triển và mở rộng khả năng ứng dụng mã nguồn mở. Với thương vụ IBM mua lại Radhat lần này, thì cả 2 rẩ dễ để hợp tác khi cung cấp nền tảng điện toán đám mây trong tương lai không xa.

Vì sao IBM mua lại Redhat?

Câu trả lời nằm ở một nhánh kinh doanh khác của Redhat: đám mây lai (hybrid cloud). Đám mây lai là một công nghệ kết hợp dịch vụ đám mây cá nhân (private) và công cộng (public cloud) qua một hệ thống mã hóa nhằm bảo đảm sự linh hoạt cho việc chuyển dữ liệu giữa các ứng dụng trên đám mây. Sự kết hợp của IBM và Redhat sẽ tạo ra nhà cung cấp đám mây lai hàng đầu thế giới. Bởi vì cả hai đang sở hữu những công nghệ rất mạnh về mảng này như Linux, Kubernetes, quản lý đa đám mây và quản lý tác vụ tự động.

(Nguồn: PressFrom)

Vấn đề hòa hợp văn hóa doanh nghiệp giữa hai công ty gợi cho những người chứng kiến nhiều băn khoăn, bởi lẽ IBM luôn toát lên dáng vẻ nghiêm túc và mạnh mẽ của một doanh nghiệp lớn, trong khi đó Redhat mang lại hình tượng một nhóm kĩ sư luôn tự hào về những gì mình đang thực hiện. Cả hai công ty tuyên bố mình sẽ "giữ tính độc lập và trung lập" cho các sản phẩm nguồn mở, và quan trọng hơn là văn hóa phát triển của Red Hat. Cụ thể, Redhat sẽ gia nhập mảng đám mây lai của IBM với tư cách một bộ phận độc lập.

Thắng Nguyễn - MarketingAI 

Theo Forbes 

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.