cover

Thương hiệu cá biệt là gì? Ưu và nhược điểm của mô hình cá biệt thương hiệu

02 Thg 11

Thương hiệu cá biệt là chiến lược thông minh được các doanh nghiệp vận dụng nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động xúc tiến, quảng bá thương hiệu của mình. Cụ thể, thương hiệu cá biệt là gì, có những đặc điểm nào? Ưu nhược điểm của mô hình thương hiệu cá biệt khi đưa vào triển khai là gì? Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây.

Thương hiệu cá biệt là gì?

Thương hiệu cá biệt (thương hiệu riêng, thương hiệu cá thể) là cách gọi về thương hiệu dựa trên tên của chủng loại sản phẩm, dịch vụ hay hàng hóa cụ thể nào đó.

Với thương hiệu cá biệt, mỗi loại sản phẩm - dịch vụ sẽ mang một thương hiệu riêng. Theo đó, một doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh nhiều loại hàng hoá khác nhau có thể sở hữu nhiều thương hiệu khác nhau (thương hiệu con).

Thương hiệu cá biệt là gì?

>>> Xem thêm: Bản sắc thương hiệu là gì? Các yếu tố tạo nên bản sắc thương hiệu

Đặc điểm nổi bật của thương hiệu cá biệt là gì?

Mô hình thương hiệu cá biệt là chiến lược xây dựng các thương hiệu riêng cho từng chủng loại hoặc từng sản phẩm cụ thể. Các sản phẩm này thường có tên thương hiệu độc lập, ít hoặc không có mối liên hệ với thương hiệu mẹ/thương hiệu gia đình hoặc tên doanh nghiệp. Các đặc điểm nổi bật của thương hiệu cá biệt là:

  • Tên doanh nghiệp hoặc tên thương hiệu mẹ thường không được thể hiện trên hàng hoá - dịch vụ.
  • Khách hàng thường chỉ biết đến thương hiệu của từng loại hàng hoá - dịch vụ mà không hoặc rất ít biết đến doanh nghiệp sản xuất đứng sau hay thương hiệu mẹ của các loại hàng hoá - dịch vụ đó.
  • Mô hình thương hiệu cá biệt thường được ứng dụng khi doanh nghiệp lựa chọn thâm nhập vào thị trường mới, và thường phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc vừa, có quy trình làm việc năng động hoặc mặt hàng kinh doanh có tính đặc thù cao (có điểm ưu việt, khác biệt so với đối thủ). Trường hợp, mặt hàng có sự trùng lặp so với đối thủ, nhưng doanh nghiệp xác định tệp khách hàng riêng biệt cũng có thể ứng dụng mô hình thương hiệu kiểu này.

Ưu nhược điểm của mô hình thương hiệu cá biệt

Ưu điểm của thương hiệu cá biệt

Mô hình thương hiệu cá biệt là sự lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, với những tệp khách hàng riêng biệt. Một số ưu điểm nổi bật của thương hiệu cá biệt:

  • Thâm nhập thị trường mới dễ dàng: Khi tiến thân vào thị trường mới, việc sử dụng thương hiệu cá biệt sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận và lách thị trường dễ hơn. Bởi, thương hiệu mới có khả năng kích thích sự tò mò, muốn được trải nghiệm của phần đông khách hàng.
  • Hạn chế những rủi ro có thể xảy tới: Khi một sản phẩm - dịch vụ nào đó có thương hiệu cá biệt bị tẩy chay sẽ không làm ảnh hưởng tới những thương hiệu con khác của doanh nghiệp. Danh tiếng của doanh nghiệp cũng bớt bị ảnh hưởng hơn. Kể cả khi, thương hiệu của sản phẩm - dịch vụ đó bị thất bại trên thị trường, tên tuổi doanh nghiệp cũng gần như không bị tác động quá nhiều.
Ưu nhược điểm của mô hình thương hiệu cá biệt

Nhược điểm của thương hiệu cá biệt

Mặc dù được đánh giá tích cực với nhiều ưu điểm vượt trội song bản thân mô hình thương hiệu cá biệt cũng còn tồn tại một vài nhược điểm như:

  • Tiêu tốn chi phí đầu tư: Doanh nghiệp phải đầu tư khá nhiều để phát triển các thương hiệu riêng lẻ. Các sản phẩm sau sẽ không tận dụng được những thành tựu mà thương hiệu sản phẩm trước đã gầy dựng.
  • Không thể kế thừa danh tiếng của các thương hiệu mẹ: Việc triển khai các thương hiệu cá biệt đem đến những bất lợi như không khai thác được lợi thế của thương hiệu đi trước hay danh tiếng của công ty. Do đó, các thương hiệu cá biệt sẽ phải “tự lực cánh sinh” trước những biến động thị trường và trước sứ đánh giá của khách hàng.
  • Cần phải có đội quản trị thương hiệu: Mô hình này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng đội ngũ quản trị thương hiệu chuyên biệt, giàu kinh nghiệm thực chiến. Vì mỗi thương hiệu cá biệt sẽ cần phải có những chiến lược khác nhau cho từng thị trường và tệp khách hàng cụ thể.
  • Đòi hỏi chiến lược rõ ràng: Mỗi thương hiệu cá biệt cần phải có chiến lược định vị riêng, với nhóm khách hàng và thị trường cụ thể. Theo đó, chiến lược thương hiệu cần phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng, đi theo từng bước.

Ví dụ mô hình thương hiệu cá biệt nổi bật nhất trên thị trường hiện nay

Không khó để bạn có thể bắt gặp các doanh nghiệp hiện đang triển khai chiến lược thương hiệu cá biệt tại thị trường Việt Nam và quốc tế.

1. Unilever - Công ty hoá - mỹ phẩm hàng đầu thế giới

Là một công ty đa quốc gia với quy mô sản xuất, phân phối rộng khắp toàn cầu, Unilever hiện sở hữu tới 400 thương hiệu lớn nhỏ khác nhau, nổi bật có thể kể đến như: Lipton, Vim, Clear, Knorr, Rexona, Omo, P/s,... Có thể thấy rằng không phải ai cũng biết tới các sản phẩm trên đều thuộc hệ sinh thái của Unilever do sự khác biệt về thuộc tính sản phẩm và phân đoạn thị trường mỗi thương hiệu cá biệt này nhắm tới.

Ví dụ mô hình thương hiệu cá biệt nổi bật nhất trên thị trường hiện nay

2. Masan - Cái tên đứng sau của loạt thương hiệu lớn tại Việt Nam

Nhắc đến các doanh nghiệp hiện đang triển khai mô hình thương hiệu cá biệt, không thể không nhắc tới cái tên Masan. Đứng sau nhiều thương hiệu con nổi tiếng như Nam Ngư, mỳ Kokomi, mỳ Omachi, cafe Wake-up, Vĩnh Hảo,... Masan dần chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng nhanh tại Việt Nam và đang từng bước tiến xa hơn ra thị trường khu vực và thế giới.

3. Tân Hiệp Phát - Doanh nghiệp đồ uống nước giải khát hàng đầu Việt Nam

Tân Hiệp Phát hiện cũng đang triển khai theo mô hình thương hiệu cá biệt. Trong đó, các sản phẩm đồ uống của doanh nghiệp này được gắn với tên thương hiệu riêng, nổi bật có thể kể đến như: Number 1, Dr. Thanh, Trà xanh không độ, Soya,...

4. Honda - Nhà sản xuất xe nổi tiếng đến từ Nhật Bản

Tiên phong tại thị trường Việt Nam với sản phẩm chính là xe máy, song thực chất Honda lại sở hữu khá nhiều thương hiệu cá biệt. Nổi bật trong số đó có thể kể đến như: Dream, Vision, Lead, SH, Airblade , Acura, Honda Powersports,...

5. Golden Gate - Doanh nghiệp đứng sau nhiều nhà hàng nổi tiếng

Hoạt động chính trong lĩnh vực nhà hàng, Golden Gate là cái tên đứng sau nhiều thương hiệu cá biệt là những nhà hàng nổi tiếng trên khắp toàn quốc như: Kichi-kichi - Lẩu băng chuyền Nhật Bản, Vuvuzela - Beer Club, Gogi House - Quán nướng Hàn Quốc, Cowboy Jack’s - Nhà hàng Âu Mỹ,..

Golden Gate - Doanh nghiệp đứng sau nhiều nhà hàng nổi tiếng

>>> Xem thêm: 22 Thống kê quan trọng về xây dựng thương hiệu cá nhân

Tạm kết: 

Thông qua nhũng thông tin được MarketingAI chia sẻ trên đây, chắc hẳn đã giúp bạn thêm hiểu hơn về thương hiệu cá biệt là gì và những đặc điểm nổi bật của mô hình này. Có thể thấy rằng, đây là chiến lược xúc tiến thương hiệu ưu việt cho các doanh nghiệp, đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp năng động, có bộ máy quản trị tốt. Chiến lược thương hiệu cá biệt đem đến những triển vọng mới cho doanh nghiệp trong việc tiến vào thị trường mới, là đa dạng ngành hàng và hệ sinh thái sản xuất - phân phối của mình.

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.