Thứ Năm, Tháng Hai 9, 2023
Email: marketingai@admicro.vn
  • E-Magazine
  • Từ điển marketing
  • Cho nhà quản lý
Marketing Admicro
admicro
vccorp
No Result
View All Result
giới thiệu về marketingai
  • Home
  • Marketing News
  • PodcastNew
  • Kiến thức Marketing
    • DIGITAL MARKETING
      • SOCIAL MEDIA
      • SEO/SEM
      • CONTENT MARKETING
      • EMAIL MARKETING
      • VIDEO MARKETING
    • OFFLINE MARKETING
  • Case Study
  • Creatives
  • Infographic
  • Brands
  • Báo cáo
    • BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG
    • TÀI LIỆU MARKETING
  • Góc nhìn Agency
  • Admicro Highlight
MarketingAI
No Result
View All Result
Home Cho nhà quản lý

Thị trường mục tiêu là gì ? Vai trò quan trọng mà bạn cần nắm rõ

Bởi Lương Hạnh
26/11/2022
trong Cho nhà quản lý
2

Theo trang Startup Nation, có một số yếu tố doanh nghiệp cần đầu tư định hướng ngay từ khi bắt đầu kinh doanh. Trong đó, xác định thị trường mục tiêu là gì sẽ giúp đem về lợi nhuận và phát triển doanh nghiệp trong dài hạn.  

Mục lục: Ẩn
1 Thị trường mục tiêu là gì?
2 Sự khác biệt giữa thị trường và thị trường mục tiêu là gì?
2.1 Thị trường
2.2 Thị trường mục tiêu
3 Tầm quan trọng của thị trường mục tiêu?
3.1 Con đường tốt nhất để hoàn thiện sản phẩm
3.2 Thị trường mục tiêu giúp kiểm soát kỳ vọng dễ dàng hơn
3.3 Thị trường mục tiêu nâng cao hiệu quả quảng cáo
4 Các phương pháp xác định thị trường mục tiêu
4.1 Tập trung vào thị trường chính
4.2 Thấu hiểu nhu cầu khách hàng
4.3 Tổng hợp thông tin
4.4 Đánh giá thị trường
5 Các cấp độ của thị trường

Thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường mục tiêu hay còn biết đến là target market, Thị trường nói chung bao gồm tất cả các khách hàng tiềm năng và hiện tại đối với sản phẩm hay dịch vụ, liên quan đến đến các yếu tố có khả năng tiếp cận, nhu cầu sử dụng, mong muốn, nguồn tài chính để thực hiện hành vi trao đổi.

thị trường mục tiêu là gì

Thị trường mục tiêu là gì? – Cách xác định thị trường mục tiêu để hiểu rõ khách hàng (Ảnh: The Balance)

Thị trường mục tiêu (target market) được hiểu là sự phân đoạn khách hàng vào những nhóm nhất định phù hợp với hướng đi riêng của từng doanh nghiệp. Nghĩa là, thị trường mục tiêu là phần thị trường trong đó tồn tại tất cả các khách hàng tiềm năng của một doanh nghiệp và doanh nghiệp phải thu hút và đáp ứng được nhu cầu để biến họ thành khách hàng trung thành.

Ví dụ về thị trường mục tiêu: Chiến lược kinh doanh của tập đoàn Viettel bắt đầu từ những sản phẩm/ dịch vụ viễn thông giá rẻ cho người có thu nhập thấp. Đây là phân khúc thị trường cạnh tranh có tiềm năng. Thực tế chứng minh ví dụ về thị trường mục tiêu ban đầu này hoàn toàn chính xác.

Tạo thị trường Việt Nam, Campuchia và các nước Đông Phi, Viettel đều giành thắng lợi lớn nhờ đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông đến tận các vùng sâu, vùng xa những nơi chưa phủ sóng điện thoại.

>> Có thể bạn quan tâm: Thị trường ngách là gì?

Sự khác biệt giữa thị trường và thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường

Chỉ tất cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, nó liên quan tới các yếu tố khả năng tiếp cận, nhu cầu sử dụng, nguồn tài chính để thực hiện hành vi trao đổi. Thị trường cũng là nơi trao đổi giữa người mua và người bán nhằm đem lại giá trị cho các bên.

Thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu thì chỉ sự phân đoạn khách hàng vào nhóm nhất định phù hợp với chiến lược, bước đi của từng doanh nghiệp. Có thể hiểu đơn giản hơn thì thị trường mục tiêu chính là phần thị trường bao gồm những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện chiến lược nhằm thu hút nhóm khách hàng này và đáp ứng được nhu cầu của họ, biến khách hàng thành khách hàng trung thành.

Tầm quan trọng của thị trường mục tiêu?

Nhiều chủ doanh nghiệp mắc sai lầm khi nghĩ rằng sản phẩm tốt và chất lượng sẽ được tất cả mọi người yêu thích. Sự thật là dù sản phẩm có chất lượng đến đâu thì nó chỉ hữu ích với một nhóm người nhất định.

Thị trường mục tiêu là gì? sự quan trọng của thị trường mục tiểu

Tầm quan trọng của thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng là gì, định vị thị trường là gì

Vậy làm sao bạn biết rằng mình đang bán cho đúng người? Thay vì lãng phí thời gian và tài nguyên vào số đông, bạn có thể dành tổng lực cho tập hợp các đối tượng tiềm năng gọi chung là “thị trường mục tiêu”. Nếu điều đó chưa đủ thuyết phục, 3 lý do sau đây sẽ xóa bỏ nghi ngờ của bạn về tầm quan trọng của việc hiểu rõ thị trường mục tiêu.

Con đường tốt nhất để hoàn thiện sản phẩm

Là người sản xuất, bạn luôn mong muốn cải thiện sản phẩm/ dịch vụ của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Nhưng làm bằng cách nào khi bạn chưa biết chính xác họ là ai? Một khi thị trường mục tiêu được xác định cụ thể, chi tiết, người sản xuất có thể nhận định được các tính năng, tiện ích bổ sung khách hàng mong muốn và phát triển sản phẩm theo hướng đó.

Thị trường mục tiêu giúp kiểm soát kỳ vọng dễ dàng hơn

Thị trường mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp mang đến cho khách hàng một kết quả khả thi và đáp ứng đúng mong đợi. Sản phẩm có thể được giới thiệu với những lợi ích chính xác trong tương lai, điều đó đem tới hiệu quả cao hơn bạn tưởng.

Thị trường mục tiêu là gì? Tầm quan trọng trong việc kiểm soát kỳ vọng

Thị trường mục tiêu là gì? Tầm quan trọng trong việc kiểm soát kỳ vọng.

Thứ nhất, hạn chế tình trạng khách hàng có những kỳ vọng thiếu thực tế với sản phẩm/ dịch vụ. Thứ 2, doanh nghiệp cũng sở hữu được nhóm khách hàng thực sự hài lòng với sản phẩm/ dịch vụ của mình và sẵn sàng quay lại lần sau.

Thị trường mục tiêu nâng cao hiệu quả quảng cáo

Hiển nhiên, việc biết rõ khách hàng tiềm năng và gom họ thành thị trường mục tiêu khiến quảng cáo trở nên dễ dàng hơn nhiều lần. Nắm được thông tin về thị trường mục tiêu, tức là hiểu hành vi khách hàng, họ thích đọc báo hay tạp chí, họ thích giải trí bằng hình thức nào, họ sử dụng mạng xã hội nào thường xuyên, và quan trọng hơn, nhân tố chính khiến họ đưa ra quyết định mua hàng là gì?

Bằng các kết quả tìm kiếm, nghiên cứu đó, bạn hoàn toàn có thể tạo nên một thông điệp thích hợp và dễ ghi nhớ đối với thị trường.

>> Có thể bạn quan tâm: KPI là gì

Các phương pháp xác định thị trường mục tiêu

Thực hiện danh sách mong muốn: Bạn cần xác định cụ thể phạm vi địa lý, loại hình doanh nghiệp hoặc khách hàng cụ thể để xác định mục tiêu rõ ràng. Việc xác định được thị trường mục tiêu là gì sẽ giúp bạn biết cách chọn ra những khách hàng tiềm năng trong khu vực mà bạn định hình trong kế hoạch của mình.

Bạn chỉ nên lựa chọn những thị trường nhỏ, đừng nên chọn thị trường mục tiêu quá rộng khiến bạn ôm đồm và không xác định được những khách hàng tiềm năng thực sự cho doanh nghiệp

Tập trung vào thị trường chính

Việc xác định thị trường mục tiêu đồng nghĩa với việc bạn đã thu hẹp dần các đối tượng mà hoạt động kinh doanh hướng tới, từ đó dễ dàng đưa ra thông điệp thích hợp. Tất cả hoạt động kinh doanh thành công đều có thị trường mục tiêu chính xác.

Thấu hiểu nhu cầu khách hàng

Để xác định thị trường mục tiêu cho kế hoạch kinh doanh, bạn cần tiến hành nghiên cứu về những khách hàng tiềm năng theo nhận định chủ quan ban đầu. Khách hàng tiềm năng chính là những người trong tương lai sẽ quan tâm và mua sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Tổng hợp thông tin

Một thị trường ngách phù hợp và hoàn chỉnh sẽ bao gồm 5 yếu tố:

– Phù hợp với tầm nhìn của công ty
– Phù hợp với những gì khách hàng mong muốn
– Lên kế hoạch một cách cẩn thận
– Là thị trường duy nhất của công ty
– Cho phép bạn phát triển các trung tâm lợi nhuận khác nhau và giữ được công việc kinh doanh chinh

Đánh giá thị trường

Sau khi đã xác định được thị trường mục tiêu phù hợp với sản phẩm mình cung cấp bạn có thể thăm dò phản ứng của thị trường bằng cách cho mọi người cơ hội để dùng sản phẩm của mình hoặc giói thiệu bằng các bản tin miễn phí

Các cấp độ của thị trường

Qua biểu đồ dưới đây thì bạn có thể dễ dàng nhận thấy được rằng quá trình khách hàng trong thị trường tiềm năng để biến thành khách hàng chính thức của doanh nghiệp sẽ giảm dần, nó còn tùy vào chính sách và chiến lược marketing tiếp cận của doanh nghiệp, qua đó sẽ tạo lòng tin và giữ chân khách hàng, chính vì vậy việc làm cho khách hàng tiềm năng thành khách hàng chính thức sẽ vô cùng khó khăn, doanh nghiệp có càng nhiều khách hàng chính thức thì doanh nghiệp đó càng thành công.

các cấp độ thị trường

Các cấp độ của thị trường, thị trường mục tiêu bao gồm những gì

Kết Luận

Trong thị trường rộng lớn và không ngừng mở rộng hiện nay, khán giả sẽ không lắng nghe trừ khi thông điệp có ý nghĩa với họ. Hiểu mục đích truyền thông và thị trường mục tiêu là gì sẽ cho bạn hiệu quả hấp dẫn đáng ngạc nhiên, điều mà hầu như mọi doanh nghiệp đều muốn có được.

Thao Nguyen – Marketing AI

3.4/5 - (47 bình chọn)
Lương Hạnh

Lương Hạnh

Content Creator | MarketingAI Stepping out of your comfort zone and trying new things is the best way to grow.

Tin liên quan

Quiet Hiring la gi

Quiet hiring – đòn “phản công” tâm lý từ nhà tuyển dụng trong năm 2023?

5 ngày ago
mua Tet thuong hieu tang qua nhu the nao

Mùa Tết, thương hiệu tặng quà thế nào cho đúng?

1 tháng ago

Chuyên gia dự đoán: 2023 sẽ là năm “lên ngôi” của quảng cáo ngoài trời (OOH)

2 tháng ago

Tổng hợp 20+ cách liên hệ với Facebook khi gặp sự cố đơn giản và hiệu quả nhất

3 tháng ago

Mã vùng điện thoại quốc tế là gì? Bảng tra cứu mã vùng các quốc gia trên thế giới

3 tháng ago

Clickbait là gì? Nghệ thuật “câu” khách mà không làm giảm uy tín thương hiệu

3 tháng ago

Bình luận 2

  1. Triệu Quang Hưng says:
    4 năm ago

    Em dự định sang năm sẽ mở một cửa hàng tiện lợi gồm 3 mảng sản phẩm chính là : đồ tạp hoá ;đồ mẹ & bé;hoa quả và thực phẩm sạch tại vùng nông thôn trên mặt bằng nhà em.em biết muốn một cửa hàng quy mô lớn hoạt động và tồn tại được trên mảnh đất nông thôn thì sự khác biệt là yếu tố quan trọng nhất.vậy phải làm thế nào để thu hút được khách hàng tiềm năng? Làm sao để thay đổi thói quen mua sắm của khách hàng tại các cửa hàng tạp hoá nhỏ và vừa? Xin ad chỉ em lời khuyên ạ,e cảm ơn ad nhiều

    Trả lời
    • Fouder Cty TNHH Marketing JTT says:
      5 tháng ago

      để thay đổi được thói quen của khách hàng tại các cửa hàng nhỏ và vừa thì trước tiên phải cho khách hàng thấy được tại sao phải chọn cửa hàng của bạn khi họ đã quen mua sắm tại các cửa hàng đó . Mình nghĩ bạn nên cho họ thấy giá trị mà bạn đem đến như : khi mua hàng ở chỗ bạn sẽ đảm bảo được là sản phẩm chính hãng và tốt , giá cả cập nhật liên tục và rõ ràng , tiết kiệm được thời gian . Quan trọng hơn là cho khách hàng thấy được những lợi ích và sự tiện lợi khi chuyển từ mua ở những tạp hóa nhỏ để chuyển sang mua ở cửa hàng bạn ( có thể làm thẻ thành viên , thẻ tích điểm , những ưu đãi mà khi mua ở cửa hàng bạn mới có ,… Mục đích chính là tạo lên sự hài lòng và trung thành của khách với daonh nghiệp hoặc cửa hàng của bạn . Chúc bạn thành công .

      Trả lời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất:

Picsart ra mắt công cụ AI “hô biến” ảnh người yêu cũ thành vật thể khác

08/02/2023

Chu kỳ sống của sản phẩm là gì? 4 giai đoạn chính trong chiến lược theo từng chu kỳ

08/02/2023

Top 20+ ý tưởng Content Valentine cực “đốn tim” cho chiến dịch đột phá

08/02/2023

CPS là gì? Tầm quan trọng của CPS trong Affiliate Marketing

07/02/2023

Google thử nghiệm tính năng Bard cạnh tranh với ChatGPT

07/02/2023

03 bài học đắt giá về bản địa hoá sản phẩm khi gia nhập thị trường Trung Quốc

07/02/2023
logo-marketingai-trang
MarketingAI là chuyên trang cập nhật tin tức và kiến thức về lĩnh vực Truyền thông – Digital Marketing, hỗ trợ giải pháp và chiến lược truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp.
–

Logo admicro và vccorp

Điều khoản

– Về chúng tôi

– Liên hệ

– Chính sách bảo mật

– Điều khoản sử dụng

DMCA.com Protection Status

Kết nối với MarketingAI

Facebook

Youtube

Telegram

Twitter

Thông tin liên hệ

Email: marketingai@admicro.vn

Điện Thoại: 0896.43.1468

Địa chỉ: Toà nhà Center Building – Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.

No Result
View All Result
  • Home
  • Marketing News
  • Podcast
  • Kiến thức Marketing
    • DIGITAL MARKETING
      • SOCIAL MEDIA
      • SEO/SEM
      • CONTENT MARKETING
      • EMAIL MARKETING
      • VIDEO MARKETING
    • OFFLINE MARKETING
  • Case Study
  • Creatives
  • Infographic
  • Brands
  • Báo cáo
    • BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG
    • TÀI LIỆU MARKETING
  • Góc nhìn Agency
  • Admicro Highlight

Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.