Ngành xử lí khủng hoảng truyền thông hiện nay đang ở trong tình trạng khủng hoảng. Công nghệ và sự phát triển mạnh mẽ của thời đại kỹ thuật số đã làm thay đổi mọi thứ, đến mức mà nhiều cuộc khủng hoảng không thể kiểm soát được.
Trong thời đại số, nhà quản lý khủng hoảng truyền thông đối mặt với ba thách thức quan trọng:
Niềm tin
Với niềm tin rằng khủng hoảng truyền thông về danh tiếng và kinh doanh là vấn đề có liên quan đến giao tiếp hơn là xung đột giữa các bên bất lợi. Vị giám đốc của một PR agency nọ yêu cầu tôi không sử dụng cụm từ "đối thủ" khi gặp giám đốc điều hành của ông để nói về các bên thù địch của họ.
"Chúng tôi không có đối thủ. Chúng tôi có các bên liên quan.”
Khủng hoảng không nhất thiết phải phát sinh vì các công ty gặp phải sai lầm với "các bên có liên quan." Ngày nay, thông thường các công ty đều bị “tấn công" bởi các công cụ truyền thông, họ sẽ đừng về phía đem lại cho họ nhiều lợi ích hơn.
Lĩnh vực quản lý khủng hoảng phụ thuộc vào hoạt động PR ít hơn trong tư vấn quản trị và báo chí. Những chuyên gia về khủng hoảng có nghĩa vụ phải xem xét mọi trường hợp có thể xảy ra và kiểm soát được hậu quả của chúng.
Công nghệ
Không thể kiểm soát hoàn toàn các phương tiện truyền thông xã hội mặc dù các cố vấn thường xuyên nói với doanh nghiệp là họ có thể. Vẫn sẽ có những khách hàng biết được cuộc khủng hoảng của bạn cho dù bạn có ngăn chặn truyền thông bằng mọi cách.
Đạo đức
Thách thức này dựa trên cơ sở đưa ra những lời khuyên về xử lý khủng hoảng truyền thông chỉ đơn thuần vì tiền. Rất nhiều các agency đưa ra những lời hứa hẹn với khách hàng, trong khi bản thân họ chưa chắc đã có khả năng xử lý được khủng hoảng truyền thông cho khách hàng như mong đợi:
"Chúng tôi không bao giờ muốn là agency quản lý khủng hoảng đầu tiên. Công ty đầu tiên thường bị khách hàng từ chối bởi vì họ hứa hẹn những điều không thể thực hiện được.”
Hay nói cách khác, khuyết điểm lớn nhất của giải quyết khủng hoảng là những lời hứa hão.
Đã đến lúc các nhà quản lý khủng hoảng truyền thông cần nhìn lại đạo đức chuyên môn của mình, và mang lại những kết quả thực tế cho khách hàng, thay vì hứa hão hay thậm chí khiến khủng hoảng càng ngày càng trầm trọng thêm.
Bản thân là một nhà quản lý khủng hoảng truyền thông, ngay bản thân tôi nhiều khi còn nghi ngờ về các giá trị đạo đức nghề nghiệp của mình. Liệu tôi có còn xứng đáng làm nghề này hay không? Bản thân tôi sẽ chỉ các case mà tôi cảm thấy mình có khả năng xử lý.
>>> Đọc thêm: 7 kỹ năng PR cần có mà bạn nên biếtKết luận
Với tuổi đời hơn 30 năm, nghề quản lý khủng hoảng truyền thông hiện đang ở rối như mớ bòng bong trong sự rối loạn về giá trị đạo đức. Sự phát triển của thế giới số làm sinh ra nhiều loại hình truyền thông và các lĩnh vực khác nhau. Nó cũng khiến thông tin được truyền đi với tốc độ nhanh hơn, với mặt trái là các khủng hoảng ngày càng lan rộng nhanh hơn và có sức phá hủy lớn hơn.
Để có thể tổn tại trong môi trường này, chúng ta cần đưa ra các lời khuyên xử lý khủng hoảng truyền thông dựa trên các kết quả có thể đạt được các giới hạn truyền thông để quản lý khủng hoảng, và ngưng việc đưa ra các lời hứa hão chỉ nhằm mục tiêu về tiền bạc hay kiếm được nhiều khách hàng.
Linh Vũ - MarketingAI
Theo PRNews
Bình luận của bạn