Chìa khóa thành công của mọi chiến dịch Influencer Marketing đến từ độ xác thực cao. Alexander Frolov, CEO của HypeAuditor, một công cụ phân tích insights và độ xác thực trên Instagram, TikTok và Youtube do AI hỗ trợ đã chia sẻ rằng: "Rất nhiều khách hàng của chúng tôi muốn kiểm tra kỹ chất lượng của các Influencers trước khi chọn hợp tác với họ trong các chiến dịch. Điều đó sẽ giúp các nhãn hàng chọn đúng Influencer và hiểu rõ hơn về tệp khán giả mà Influencer ấy hướng đến."
Các nhãn hàng thường cân nhắc rất kỹ trước khi chọn Influencer cho chiến dịch nhưng không phải nhãn hàng nào cũng thành công chọn được người phù hợp
Dù đã được nhắc đến rất nhiều trong các báo cáo, tài liệu và sử dụng trong các chiến dịch marketing khác nhau, nhưng cho đến nay, Influencer Marketing vẫn đang chưa được nhiều thương hiệu thực thi hiệu quả. Vấn đề mà các nhãn hàng thường gặp phải là hợp tác với các Influencer không rõ danh tính trên mạng xã hội khiến cho họ phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Chia sẻ về vấn đề này, Frolove cho hay: “Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất đó là phải chọn một Influencer phù hợp. Nếu quyết định sai, bạn sẽ phải trả giá bằng rất nhiều ngân sách và không ai có thể chi trả điều đó trong giai đoạn khó khăn hiện nay."
Cũng như tất cả các quyết định khác được đưa ra trong các chiến dịch marketing ngày nay, bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong một chiến dịch Influencer Marketing là phải kiểm soát được ngân sách bỏ ra. Tuy nhiên, điều đó sẽ trở nên vô nghĩa nếu như các thương hiệu không biết cách tìm hiểu về Influencer đó.
"Các thương hiệu cần dành đủ thời gian và nguồn lực để tìm hiểu về chất lượng cũng như tính xác thực của các tài khoản Influencer đó", Frolov, CEO của HypeAuditor cho biết. Với kinh nghiệm quản lý dữ liệu của hơn 19.000 Influencer, ông cho rằng: "Nếu các Influencer đó đang thổi phồng về bản thân mình, nghĩa là họ đang lừa dối bạn, thương hiệu của bạn và khiến cho ngân sách bạn bỏ ra là lãng phí, kéo theo đó là một kết quả thảm hại."
Influencer marketing theo dữ liệu
Trong quá trình lên ý tưởng, xây dựng và triển khai các chiến dịch Influencer Marketing, điều mà các nhãn hàng thường quên nhất chính là tầm quan trọng của việc khai thác dữ liệu trước khi đưa ra quyết định và xác minh tính xác thực của Influencer. Việc sàng lọc dữ liệu để xem Influencer đó có phù hợp với một thương hiệu hay không dường như là một quá trình tốn thời gian nhưng không phải lúc nào bạn cũng cần phải sử dụng chính xác các công cụ martech.
Thay vì thế, các thương hiệu có thể sử dụng công nghệ AI. Frolov chia sẻ rằng: “Khách hàng của chúng tôi luôn muốn đưa ra quyết định nhanh chóng, chính vì thế, chúng tôi sử dụng AI để kiểm soát tất cả các thông tin được đăng công khai và sử dụng các công cụ độc quyền để duyệt hình ảnh và nhận dạng ngôn ngữ. Đồng thời, chúng tôi cũng phải tìm ra điểm truy cập của Influencer đó để phát hiện mọi gian lận ngay khi chúng xảy ra."
Theo HypeAuditor, 22% người theo dõi Instagram influencer là tài khoản đáng ngờ và 17% influencer có hơn 50% comment không xác thực.
Tận dụng và khai thác dữ liệu để chọn Influencer đúng chuẩn (Nguồn: Internet)
HypeAuditor gần đây cũng đã đăng một bản báo cáo chi tiết về vấn đề gian lận trên Instagram sau khi tận dụng chức năng phân loại comment dựa trên số lượt like trên nền tảng này. Theo HypeAuditor thì spammer (những người bình luận spam) đã lợi dụng những bài đăng của các influencer nổi tiếng, sau đó bình luận và sử dụng bot để tạo hàng nghìn lượt like giả. Thủ đoạn này cho phép họ thoải mái bình luận, kéo traffic về các website "đen" như website người lớn hay website bán lẻ. Đồng thời, các bình luận này cũng trở thành bình luận được nhìn thấy nhiều nhất trong một bài đăng với việc sở hữu lượng like giả khổng lồ.
Trong bối cảnh đó, các thương hiệu có thể tận dụng vô số các chỉ số sau để xác minh tính hợp lệ trong các tài khoản của Influencer, như: đánh giá hồ sơ, xác minh người theo dõi, hình ảnh cũng như độ tương tác và nội dung bài đăng. Để duy trì hiệu quả và đưa ra quyết định nhanh chóng về khả năng tương tác mà Influencer đem lại, người làm marketing cần so sánh tỉ lệ và chỉ số tương tác đó với điểm chuẩn của ngành, xác thực tài khoản và liên hệ với influencer để bắt đầu hợp tác.
Tuy nhiên, cho dù kế hoạch có hoàn hảo tới đâu, một chiến dịch Influencer Marketing chỉ có thể đạt được hiệu quả cao nhất nếu các Influencer hiểu rõ được vai trò quan trọng của họ trong hành trình khách hàng.
“Các thương hiệu cần dùng tới các công cụ phân bổ để định hướng rõ vai trò của influencer trong quá trình marketing và đồng thời đảm bảo họ cũng nhận được lợi ích xứng đáng từ công việc này,” Matt Gilbert, CEO của Pepperjam, một công ty cung cấp dịch vụ và công nghệ về marketing affiliate cho biết, “Công cụ phân bổ và tự động hóa là cách nhanh nhất giúp các thương hiệu mở rộng quy mô chiến dịch influencer marketing, đồng thời thúc đẩy các Influencer đóng góp tối đa vào lợi nhuận doanh nghiệp.”
Kiểm tra tính xác thực
Audience Quality Score (AQS) là một chỉ số được phát triển bởi HypeAuditor với mục tiêu hiểu sâu hơn về chất lượng tổng quan của một influencer. Với thang điểm cơ bản từ 1 tới 100, trong đó 100 là đối tượng có chất lượng cao nhất và 1 là đối tượng có chất lượng thấp nhất.
Mặc dù một mình AQS là không đủ để quyết định thay các thương hiệu có nên chọn Influencer này hay không, nhưng HypeAuditor vẫn khuyên các công ty nên tránh những influencer có AQS từ 20 trở xuống bởi đây được cho là nhóm không có sức ảnh hưởng tới doanh số bán hàng. AQS được xác định từ 8 chỉ số trong đó có 4 mục chính:
- Tỉ lệ tương tác: phần trăm những người theo dõi có tương tác với nội dung của influencer
- Đối tượng thực: phần trăm những người tạo ra tương tác thực trong tổng số những người theo dõi một influencer
- Tăng trưởng không xác thực: phát hiện những hoạt động khác thường trong số người theo dõi
- Tính xác thực của bình luận: phần trăm các tài khoản bình luận gần đây không tham gia nhóm tương tác (các nhóm riêng tư được lập ra, liên kết với nhau để đánh lừa hệ thống)
Marketer nên tận dụng các chỉ số trên nhiều nhất có thể để xác thực được một influencer "chuẩn", thậm chí nên tạo ra những chỉ số nội bộ trong ngành dựa trên độ nhận diện/tầm ảnh hưởng của các Influencer trong các sự kiện, bài phát biểu hoặc trong những lần xuất hiện trước công chúng. Khi xác định được nhóm Influencer phù hợp, hãy bắt đầu quá trình kiểm định, đảm bảo rằng tất cả các influence đều được đo lường chỉ số giống nhau để đưa ra một quyết định đúng nhất.
Tính xác thực đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược "chọn mặt gửi vàng" của các thương hiệu khi dùng Influencer Marketing (Nguồn: Our Social Times)
“Không chỉ những phải đảm bảo tính xác thực tài khoản của một Influencer mà các thương hiệu còn cần phải đối chiếu với nhiều tài khoản khác trong ngành", Frolov nói, “Tính xác thực và đối tượng sẽ luôn thay đổi, nhưng quỹ ngân sách của bạn thì không. Dành thời gian để trau chuốt giá trị và chất lượng của chiến dịch, lợi ích lâu dài sẽ nằm trong tay bạn.”
Tô Linh - MarketingAI
Theo MarketingLand
>> Có thể bạn quan tâm: Thời đại của video mạng xã hội: Truyền thông xã hội nổi lên như một trung tâm mới cho quảng cáo video tại Đông Nam Á
Bình luận của bạn