Tuy “Sinh sau đẻ muộn” thế nhưng TikTok lại có những cú ‘nhảy thần tốc’ và tăng trưởng nhanh chóng, trở thành đối thủ đáng gờm của các công ty công nghệ đình đám như Netflix, YouTube, Snapchat hay Facebook. Với hơn 700 triệu lượt tải về vào năm 2019, TikTok hiện là ứng dụng được tải xuống nhiều thứ 2 trên thế giới chỉ sau WhatsApp.
Theo số liệu phân tích từ Business of Apps cho thấy, hiện TikTok có mức độ thâm nhập cao nhất tại châu Á, nơi có hơn một phần ba người dùng trong độ tuổi 16-64 có tài khoản TikTok.
Tuy nhiên, theo ước tính của Tech in Asia, TikTok vẫn xếp sau nhóm ứng dụng của Facebook trong khu vực khi nói đến người dùng hoạt động hàng tháng (MAU – Monthly Active Users).
Theo số liệu từ công ty phân tích ứng dụng di động App Annie, TikTok có số lượt tải xuống nhiều hơn so với các ứng dụng của Facebook (Facebook, Messenger, WhatsApp và Instagram) trong khu vực Đông Nam Á vào quý 1 năm 2020 (tăng 1 bậc lên vị trí thứ 8 tại Indonesia và Malaysia, xếp vị trí thứ 7 tại Philippines trong tháng 3).
Cũng theo tuyên bố của Bytedance chia sẻ với trang Techin Asia về tốc độ phát triển thần tốc’ của ứng dụng này bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Á, nơi nó nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng. Tuy nhiên, người phát ngôn của TikTok từ chối tiết lộ số liệu chính xác về sự tăng trưởng trên cũng như kế hoạch mở rộng hoạt động của công ty.
Mặc dù với sức hút người dùng và doanh thu rất ấn tượng, tuy nhiên TikTok hiện không phải là ứng dụng ‘chiếm được lòng tin’ của những người làm Marketing.
Cụ thể, hơn một nửa trong số 10 Agency mà Tech in Asia phỏng vấn vẫn chưa tìm được khách hàng mong muốn quảng cáo trên ứng dụng của TikTok, trong khi phần còn lại nói rằng khách hàng của họ đang chi tiêu ít hơn 10% ngân sách quảng cáo cho TikTok.
TikTok vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho quảng cáo dựa trên hiệu suất – Performance-based Advertising.
Một trong những ví dụ minh chứng cho vấn đề trên chính là trường hợp của Hustlr, một Content Marketing Agency đang làm việc với rất nhiều khách hàng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Ông Jeremy Ong, người sáng lập của Agency này cho hay: “Các thuật toán máy học và khả năng đo lường hành vi người dùng của TikTok chưa thực sự hiệu quả như cách mà Google hay Facebook đã làm”.
“Khách hàng của chúng tôi hầu hết đang tìm kiếm các kết quả cụ thể như doanh số, chuyển đổi trong ứng dụng và website, lượt ghé thăm cửa hàng hoặc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, điều mà hiện Facebook và Instagram làm tốt hơn rất nhiều so với TikTok”. Ông chia sẻ thêm.
Marcus Ho, Giám đốc điều hành của Brew Interactive, một digital marketing agency có trụ sở tại Singapore chia sẻ: “TikTok không thực sự được xây dựng cho quảng cáo dựa trên hiệu suất. Đó là lý do tại sao nó chỉ chiếm khoảng 2-3% tổng chi tiêu quảng cáo mỗi tháng cho tất cả các khách hàng của chúng tôi”.
Đáp lại điều đó, TikTok cho biết, ứng dụng này đang phát triển cách đo lường giá trị quảng cáo bằng cách hợp tác chặt chẽ với các thương hiệu để mang đến cho họ ‘các giải pháp quảng cáo toàn diện và sáng tạo’, bao gồm đẩy mạnh việc sử dụng hashtag, nội dung cũng như phân tích số liệu.
Marcus Ho cũng cho biết thêm: “TikTok kém hiệu quả hơn về mặt quảng cáo, nhưng tôi cũng phải thừa nhận rằng nó hoạt động tốt hơn đối với sự tham gia của thương hiệu nói chung thông qua nội dung thương hiệu. Tỷ lệ tham gia luôn ở mức cao trên nền tảng này”.
Điểm mạnh cũng chính là điểm yếu của TikTok
Hầu hết các nhà Marketers đều thừa nhận rằng, cơ sở dữ liệu người dùng trẻ tuổi của TikTok là nguyên nhân chính khiến ứng dụng này tăng trưởng nhanh chóng tuy nhiên đây cũng chính là ‘gót chân asin’ của nó bởi người dùng trẻ thường không có khả năng chi tiêu mạnh do đó dẫn đến tỉ lệ chuyển đổi ít hơn.
Tuy nhiên, người phát ngôn của TikTok cho biết, đó là một quan niệm sai lầm, nền tảng này chỉ được sử dụng bởi một đối tượng nhân khẩu học nhất định, thêm vào đó là những người dùng ở mọi lứa tuổi hoạt động trên ứng dụng. Trọng tâm chính của ứng dụng này là đa dạng hóa nội dung, bất kể ở độ tuổi nào đều có thể sử dụng.
Bên cạnh đó, các Marketers khác cũng cho rằng việc sức mua ít của những người trẻ dùng TikTok là điều hoàn toàn dễ hiểu. Chẳng hạn như công ty Uplab có trụ sở tại Thẩm Quyến cho biết, họ đã thành công trong việc chạy quảng cáo các sản phẩm có giá trị dưới 30 NDT (4,25 USD).
Hay như chia sẻ của nhà sáng lập, giám đốc phát triển của công ty, Fabian Ouwehand cho biết: “Việc cố gắng bán một chiếc đồng hồ trị giá 500 đô la Singapore (tương đương với 352 USD) là điều không tưởng và sẽ không đạt hiệu quả trên nền tảng này”.
Ông cũng thừa nhận rằng, trong vài năm tới, những người dùng trẻ tuổi trên nền tảng này vẫn chưa có khả năng chi tiêu mạnh, do vậy việc nhắm target vào “thế hệ trẻ Gen Y” sẽ sinh lời trong tương lai, khi “nhiều người dùng TikTok sẽ bắt đầu gia nhập thị trường lao động”.
Đồng tình với quan điểm trên, nhà sáng lập kiêm tổng giám đốc Albin Lix cho biết, khách hàng của ông đang tìm cách gia tăng khán giả của họ trên nền tảng TikTok để hãng có thể quảng bá các sản phẩm của mình hiệu quả hơn với nhiều ‘khách hàng mục tiêu tiềm năng trong tương lai’.
“Thách thức hàng đầu với khách hàng của chúng tôi là phát triển xây dựng thương hiệu đánh trúng target khách hàng dưới 30 tuổi, vì độ tuổi này chiếm tới 50% dân số ở khu vực Đông Nam Á”, ông nói. Ông cũng thừa nhận phải có thiết lập một kỹ năng rất riêng mới có thể thu hút nhóm đối tượng nhân khẩu học này.
“TikTok phản ánh sự phát triển của xã hội. Ngay bây giờ, thế hệ trẻ đang tìm kiếm những mối quan hệ ý nghĩa với các thương hiệu”.
Điều gì sẽ khiến quảng cáo trên TikTok hiệu quả hơn
Digital Business Lab chia sẻ: “Muốn quảng cáo trên TikTok hiệu quả thì không chỉ xây dựng các nội dung thu hút được người dùng mà còn phải liên quan đến họ, ngoài ra nội dung trên TikTok cần mang tính chất hài hước và giải trí cao để hạn chế người dùng ‘lướt’ qua chúng.
Red Bull hay Nike và NBA là một trong những thương hiệu có sự hiện diện rất mạnh mẽ trên TikTok và quảng cáo Red Bull là một ví dụ điển hình về cách đặt vị trí sản phẩm tinh tế được sử dụng như một chiến thuật để nâng cao nhận thức về thương hiệu của người dùng.
Ông cũng cho biết, để quảng cáo trên TikTok đạt hiệu quả cao, bạn phải thật sự rất khéo léo và tinh tế khi lồng ghép sản phẩm bởi khách hàng rất dễ nhận ra ‘chiêu trò’ bán hàng trong các video. Ông cũng khuyên các thương hiệu nên tích hợp sáng tạo sản phẩm, dịch vụ của mình vào thông điệp cũng như không nên đề cao giá trị sản phẩm.
Đối với Ho, một quảng cáo tiktok hiệu quả liên quan tới việc tham gia bất cứ những thử thách mang tính xu hướng (trending) trên mạng, với những đoạn video hài hước đang “thống trị nền tảng”. Những thương hiệu phải “sản xuất những nội dung nguyên bản và phù hợp với khán giả của Tiktok.”
Lix của Digital Business Lab chỉ ra rằng Tiktok có một lượng người dùng toàn cầu lớn, điều hoàn toàn gây kinh ngạc cho một ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong khi Tiktok và Douyin đã tách thành hai ứng dụng riêng biệt ở thời điểm hiện tại, vẫn còn nhiều tiềm năng trong việc tích hợp hai ứng dụng trên mặt trận quảng cáo để giúp các thương hiệu tiếp cận khán giả Trung Quốc và không-phải Trung Quốc một cách đồng thời.
Tuy nhiên, ông ấy cho rằng nguồn gốc "made in China" của Tiktok cũng có thể cản trở sự tăng trưởng của nó và cảnh báo rằng: “Sẽ không có gì là bất ngờ nếu chính quyền Mỹ kìm hãm sự phát triển của những trang mạng xã hội Trung Quốc tại quốc gia của họ, bởi chính Facebook và Instagram vẫn đang bị cấm sử dụng tại Trung Quốc.”
Nhưng ông vẫn giữ sự lạc quan đối với những tiềm năng của Tiktok, và ông dự báo rằng, nó sẽ sớm trở thành “người chơi lớn trong lĩnh vực quảng cáo”.
Phương Thảo - MarketingAI
Theo techinasia
>> Có thể bạn quan tâm: Thêm một tính năng mới sắp sửa có mặt tại các group Facebook. Nhà quản trị được lợi gì từ tính năng này?
Bình luận của bạn