- Lầm tưởng số 1: Tất cả các nền tảng phát nhạc trực tuyến đều giống nhau
- Lầm tưởng số 2: So với các loại nội dung khác, mọi người ít chú ý đến nội dung âm nhạc hơn
- Lầm tưởng số 3: Âm nhạc chỉ tiếp cận tới một số đối tượng khán giả thích hợp
- Lầm tưởng số 4: Quảng cáo chống lại nội dung âm nhạc không mang lại kết quả
Từ những trận đấu lớn, các sự kiện, buổi trình diễn đến những khoảnh khắc đặc biệt khác, không ai có thể phủ nhận âm nhạc luôn đóng một vai trò cốt lõi trong cuộc sống. Tuy nhiên, COVID-19 bùng phát đã làm đảo lộn hiện trạng của ngành công nghiệp âm nhạc mãi mãi.
Các buổi hòa nhạc trực tiếp đóng cửa, nhiều địa điểm tạm dừng hoạt động buộc nghệ sĩ và người hâm mộ chuyển sang các nền tảng trực tuyến. Tính năng music video streaming đang phổ biến nhanh chóng với hơn 2 tỷ người truy cập YouTube mỗi tháng để trải nghiệm âm nhạc.
Đối với các nhà quảng cáo, sự thay đổi này đã tạo ra những cơ hội mới để tiếp cận khán giả thông qua digital music content - sử dụng dạng content âm nhạc kỹ thuật số. Thế nhưng nhiều nhà tiếp thị vẫn do dự đầu tư vào phương thức mới này vì chưa nắm rõ được thế nào là music content cùng những tác động của nó ảnh hưởng tới mục tiêu marketing. Trong bài viết này sẽ "hóa giải" 4 lầm tưởng phổ biến của các nhà tiếp thị và giải thích lý do tại sao nên sử dụng music content trong chiến lược quảng cáo kỹ thuật số ngày nay.
Lầm tưởng số 1: Tất cả các nền tảng phát nhạc trực tuyến đều giống nhau
Sự thật: Người dùng sẽ sử dụng các nền tảng khác nhau cho những mục đích khác nhau.
Hiện nay, người dùng có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết khi được thỏa thích nghe nhạc trên nhiều nền tảng khác nhau. Ngay cả trên Youtube, họ cũng có thể chọn xem các video phát trực tiếp hoặc các bản nhạc cover, các offical tracks (bản thu chính thức) của nghệ sĩ. Ngày nay, YouTube Music sở hữu 70 triệu bản offical tracks - nhiều hơn bất kỳ dịch vụ xem video trực tuyến nào khác.
Cũng như các nghệ sĩ và người hâm mộ đang thích nghi với chế độ bình thường mới, các thương hiệu phải tìm ra những cách mới để tiếp cận người yêu âm nhạc, đặc biệt trong bối cảnh các sự kiện trực tiếp và buổi hòa nhạc bị hủy bỏ. Rõ ràng, không một nền tảng nào có thể cung cấp đa dạng các giải pháp giúp các nhà quảng cáo có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ hiệu quả hơn.
Một trong số giải pháp đó là sử dụng dòng nhạc giúp thương hiệu kết nối với người dùng dựa trên thể loại hoặc tâm trạng cụ thể.
Mới đây, Youtube đã cung cấp hình thức quảng cáo âm thanh thông qua YouTube dynamic lineups. Loại hình này phù hợp với từng khu vực, quốc gia khác nhau và nội dung bao gồm các sự kiện theo mùa, du lịch cùng một số chủ đề khác. Trong đó, nhóm Youtube Selcet Music sẽ bao gồm 5% nội dung âm nhạc cao cấp hàng đầu Youtube, chẳng hạn như các offical tracks.
Do đó, nếu muốn tìm kiếm các nội dung âm nhạc nổi bật tại bất kỳ thời điểm nào, bạn có thể tham khảo BXH Top 100 được cung cấp bởi Youtube Chart. Các video này cho phép thương hiệu chạy quảng cáo thông qua các nghệ sĩ và bài hát nổi tiếng nhất trên các thị trường. Chính sự đa dạng về nội dung và cách cung cấp các giải pháp quảng cáo của Youtube mang đến cho người xem trải nghiệm âm nhạc, đồng thời tiếp cận thương hiệu dễ dàng hơn.
Lầm tưởng số 2: So với các loại nội dung khác, mọi người ít chú ý đến nội dung âm nhạc hơn
Sự thật: Có đến hơn 85% lượt xem video âm nhạc chủ yếu là trên Youtube.
Nhiều nhà tiếp thị cho rằng, người dùng thường thích sử dụng các dịch vụ phát nhạc trực tuyến hơn là xem trực tiếp. Điều này không đúng với lượng khán giả hiện nay đang sử dụng Youtube.
Thống kê cho thấy, 60% lượng tiêu thụ nhạc chủ yếu là trên thiết bị di động - nơi không có tính năng chạy nền và màn hình TV là nơi ứng dụng Youtube phát triển nhất.
Trong thời gian bùng dịch, thời gian xem trên màn hình TV của các buổi biểu diễn nhạc trực tiếp được ghi lại trên YouTube đã tăng hơn 100% từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020. Người dùng đang tìm cách thay thế trải nghiệm tại một buổi hòa nhạc trực tiếp ngay tại phòng khách của họ. Dưới đây là một ví dụ về mức độ ảnh hưởng của quảng cáo âm thanh.
Nhà sản xuất ô tô Tây Ban Nha - SEAT đã tìm cách mở rộng một chiến dịch digital audio campaign để tiếp cận những người nghe về đợt giảm giá xe Ibiza FR vào mùa hè.
Công ty đã sử dụng lại nội dung âm thanh hiện có dưới dạng quảng cáo âm thanh trên YouTube và sử dụng các công cụ dành cho khán giả của YouTube để tiếp cận những người có niềm yêu thích với công nghệ và mạng xã hội, cũng như những người đang có nhu cầu mua xe hatchback (một kiểu thân xe ô tô gồm 2 khoang). Bằng cách phân phát quảng cáo âm thanh cho những người nghe quan tâm, SEAT đã tăng 21% khả năng gợi nhắc về thương hiệu cũng như tăng cường sự chú ý của khán giả về họ.
>> Xem thêm: Ngành công nghiệp thực phẩm từ thực vật ở Châu Á phát triển ra saoLầm tưởng số 3: Âm nhạc chỉ tiếp cận tới một số đối tượng khán giả thích hợp
Sự thật: Âm nhạc từ khắp nơi trên thế giới ảnh hưởng tới nhiều đối tượng khán giả và liên tục đứng đầu các bảng xếp hạng toàn cầu
Với tất cả những gì đã diễn ra trong năm nay, YouTube đã trở thành nền tảng quan trọng để các nghệ sĩ chia sẻ thông điệp của họ và kết nối với các cộng đồng trên toàn thế giới.
Trong cao điểm của các cuộc biểu tình chống lại nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống vào tháng 6, bản hit năm 2018 của Childish Gambin - "This is America”, đã trở lại bảng xếp hạng các bài hát hàng đầu của YouTube trên toàn cầu.
Ngoài những tác động to lớn lên xã hội, YouTube Music cho phép các thương hiệu thâm nhập vào lĩnh vực văn hóa để tiếp cận khán giả. Ví dụ như làn sóng K-pop đã mê hoặc cả thế giới. Các nghệ sĩ trẻ như BTS và BLACKPINK liên tục cho ra mắt các ca khúc đình đám, đứng đầu bảng xếp hạng và phá vỡ nhiều kỷ lục. Gần đây nhất, “Dynamite” của BTS đã kiếm được hơn 101,1 triệu lượt xem trên toàn cầu trong 24 giờ đầu tiên, trở thành video âm nhạc ra mắt trong 24 giờ có lượt xem nhiều nhất mọi thời đại.
Nhạc Latin cũng là một thể loại được nhiều khán giả yêu thích bất chấp thời gian và không gian địa lý. Năm 2019, top 5 video âm nhạc được xem nhiều nhất trên toàn cầu là của các nghệ sĩ Latin. Điều này cũng đúng với hip hop khi trong năm nay, thể loại tiếp tục thống trị các bảng xếp hạng hàng đầu và thể hiện sức hấp dẫn phổ biến của nó. Thống kê quý II/ 2020, hip-hop chiếm 48% thị phần của tất cả các bài hát nằm trong Top 10 Billboard, ngay sau 30% của nhạc pop.
Cách tốt nhất để khai thác triệt để âm nhạc vào marketing là thông qua Top 100 BXH video nổi bật của Youtube như đã đề cập ở trên. Từ đó tìm được nội dung phổ biến nhất phù hợp với thương hiệu, tiếp cận lượng khán giả ngày một tăng trên toàn cầu.
Lầm tưởng số 4: Quảng cáo chống lại nội dung âm nhạc không mang lại kết quả
Sự thật: Các thương hiệu có thể kết hợp hài hòa giữa quảng cáo và music content
Càng ngày, các nhà quảng cáo càng chứng minh rằng, đầu tư vào music content sẽ mang lại kết quả xứng đáng cho thương hiệu của họ.
Khi chuẩn bị cho chiến dịch chào đón mùa tựu trường năm nay, nhà bán lẻ American Eagle có trụ sở tại Hoa Kỳ đã xác định âm nhạc là niềm đam mê hàng đầu đối với đối tượng khán giả Gen Z của họ. Hãng đã hợp tác với YouTube creators như Addison Rae để tạo video tái hiện lại các xu hướng hàng đầu trên mạng xã hội. American Eagle đã tận dụng BXH Top 100 để xác định các nghệ sĩ nổi tiếng nhất và những bản nhạc thịnh hành nhất để thu hút khán giả của mình. Chiến lược này đã khiến lượt tìm kiếm về thương hiệu tăng 23% và mức độ quan tâm đến sản phẩm tăng gấp 10 lần.
Có thể thấy, âm nhạc đang có sự chuyển mình đáng kinh ngạc và tham gia vào quá trình định hình văn hóa, cộng đồng và con người. Đối với các nhà quảng cáo, âm nhạc là mảnh đất màu mỡ rất cần được "khai hoang" để thu hút nhiều tầng lớp khán giả hơn.
Hải Yến - MarketingAI
Theo Thinkingwithgoogle
>> Có thể bạn chưa biết: Quái dị, khác thường – đây là cách Balenciaga gây ấn tượng nhờ chiến dịch quảng cáo không giống ai
Bình luận của bạn