(Nguồn: medium)
Nghệ thuật nguồn cung hạn hẹp (The art of limited Supply)
Supreme đã thực sự xây dựng và làm chủ được một nghệ thuật bán hàng mang tên “Nguồn cung hạn hẹp”. Trong gần 30 năm hình thành và phát triển, thương hiệu này đã luôn duy trì được một lượng hàng tồn kho ít ỏi, và không bao giờ tung ra hàng tấn sản phẩm như nhiều thương hiệu khác. 12 cửa hàng trên thế giới hiện nay là không đủ để ngăn cản những người hâm mộ và “hypebeast” (thuật ngữ chỉ những người mê thời trang đường phố) xếp hàng hàng giờ đồng hồ chỉ để có cơ hội mua những món đồ mới nhất có in logo Supreme.
Sức hấp dẫn độc đáo của Supreme không chỉ nằm ở khí chất đặc biệt, mà còn là sự khan hiếm của các items đến từ thương hiệu này. Chính chiến lược kinh doanh đó đã phần nào đề cao được chất lượng “hàng thật giá thật” của các sản phẩm Supreme, đồng thời thúc đẩy mong muốn và nhu cầu của người dùng.
Đặc biệt, thay vì ra những mức giá cao cho các sản phẩm “trong mơ” của khách hàng, Supreme có giá bán hợp lý và vừa với túi tiền của người tiêu dùng.
Rõ ràng, Supreme có thể dễ dàng tạo ra doanh thu lớn hơn khi tăng giá sản phẩm hoặc sản xuất với số lượng lớn hơn, nhưng thương hiệu này đã chọn một lối đi riêng biệt, độc quyền khác, và cũng chính chìa khóa giúp họ có được hiệu quả kinh doanh đáng kinh ngạc. Với việc định giá sản phẩm của mình cao hơn 1200% so với giá bán lẻ trên thị trường bán lại, Supreme đã đạt được động lực và sự cuồng tín mà bất kỳ thương hiệu thời trang đường phố nào khác cũng phải mơ ước.Cách tiếp cận khách hàng độc đáo
Nếu bạn để ý, website của Supreme không giống với bất kỳ thương hiệu thời trang bán lẻ nào khác. Thay vì dành ra một lượng lớn tài nguyên để phủ sóng khắp các mặt trận online, lập một bộ phận riêng biệt để xử lý tất cả các khâu thiết kế và quản lý traffic, thì Supreme chỉ duy trì một website đơn giản, với phông nền tối và hiển thị các đề mục cần thiết nhất cho khách hàng. Thiết kế tối giản đến mức “lược bỏ” này đã khiến mọi người dồn hết sự chú ý vào logo của Supreme - hình ảnh đồ họa duy nhất được đặt ở vị trí chiến lược.
Diện mạo website của Supreme (Nguồn: medium)
Supreme rõ ràng muốn thể hiện tính độc quyền của thương hiệu thông qua thiết kế trang web của họ. Đó là một thông điệp rõ ràng - “Chính khách hàng là những người theo đuổi thương hiệu chứ không phải ngược lại”.
Thậm chí ngay cả việc đăng ký nhận newsletter trên website cũng nói lên điều này. Nếu như các đối thủ cạnh tranh ra sức thu hút người tiêu dùng bằng các email nêu bật chương trình ưu đãi, giảm giá,... thì Supreme lại sử dụng tính năng này như một công cụ để khắc họa thêm thông điệp: “Bạn theo đuổi chúng tôi” trong hoạt động Marketing của họ.
Chỉ với một thao tác đăng ký nhận email, Supreme cũng khiến người hâm mộ phải..."phát cuồng" (Ảnh: medium)
Đơn giản thì Supreme bắt bạn phải lặp đi lặp lại quá trình đăng ký cho đến khi hiểu ra rằng, nó đơn giản là một “cú lừa”. Trên thực tế, Supreme chỉ chọn một nhóm khách hàng đặc biệt và sau đó chỉ gửi các bản cập nhật độc quyền cho nhóm này. Và phương thức chọn lựa cho đến nay vẫn là một ẩn số.
Có hàng tá các cuộc thảo luận online liên quan đến việc xác nhận đơn hàng của Supreme diễn ra sôi nổi trên các diễn đàn Reddit và Twitter. Nhưng nó chỉ càng chứng tỏ rằng, thương hiệu này đang khiến người hâm mộ “phát cuồng”.
Supreme tạo ra cuộc thảo luận lớn trên các trang mạng xã hội (Nguồn: Medium)
>>> Xem thêm: Học gì từ Kapwing – biểu tượng thành công của chiến lược SEO Project Marketing?Duy trì sự cuồng tín
Supreme phổ biến rộng rãi và trở nên nổi bật với giới trẻ một phần là vì sản phẩm mang tính biểu tượng của văn hóa thanh niên nổi loạn.
Thương hiệu này biết cách dung hòa giữa nghệ thuật và văn hóa. Nó thúc đẩy nhu cầu người tiêu dùng bằng việc chạm tới khao khát và đam mê của họ chứ không phải bằng quảng bá thương hiệu.
Thay vì thực hiện các hoạt động Marketing như các thương hiệu khác, Supreme đã biến những đợt ra mắt sản phẩm của họ thành một dạng sự kiện trải nghiệm nơi người ta phải đến mọi điểm tổ chức để săn hàng, mua vé, đứng xếp hàng dài cả tiếng đồng hồ. Chiến lược này đã thực sự khiến dư luận tò mò và tạo nên tiếng vang lớn cho thương hiệu.
Supreme còn thu hút sự chú ý bằng việc cho ra mắt những sản phẩm mà chẳng ai ngờ rằng sẽ được bán tại một cửa hàng thời trang đường phố và đồ trượt ván như búa, côn nhị khúc, thuyền kayak và thậm chí là... một cục gạch Supreme. Rất nhiều sản phẩm kỳ cục này có thể mua lại trên mạng, như cục gạch Supreme dưới đây với giá 130 USD trên StockX.
(Nguồn: thuong truong24h)
Một chuyên gia đã nhận định: “Tại một thời điểm nào đó, Supreme nhận ra rằng nhu cầu của khách hàng đối với họ đã mạnh đến mức họ có thể sản xuất bất cứ thứ gì theo đúng nghĩa đen và mọi người vẫn sẽ đổ xô đi mua nó vì sức mạnh thương hiệu đã vươn lên tầm cao mới, cho dù đó chỉ là một cục gạch".
Hợp tác để tăng cường quảng cáo thương hiệu
Hợp tác với các đối tác phù hợp có thể sẽ tạo ra độ phủ sóng thương hiệu cao hơn, gia tăng động lực và sự quảng bá thương hiệu cho cả hai bên. Trong những năm qua, Supreme đã hợp tác với nhiều thương hiệu lớn, bao gồm Nike, Rolex, Louis Vuitton, Vans, Levi’s, Playboy, Hiệp hội Chữ thập đỏ Nhật Bản, MTA,... Nhưng có lẽ, lần hợp tác ấn tượng nhất của Supreme là với Louis Vuitton vào năm 2017. Chiến dịch đó đã khiến người hâm mộ ngày càng trở nên “điên cuồng” với Supreme, đồng thời cũng giúp Louis Vuitton nhắm đến các phân khúc khách hàng khác nhau.
Mặc khác, với việc hợp tác với nhiều nghệ sĩ và thương hiệu đa dạng, hình ảnh thương hiệu của Supreme đã trở nên thú vị hơn trong mắt người tiêu dùng, đồng thời khiến mọi người phải có một cái nhìn khác về văn hóa trượt ván.
Justin Bieber là một trong những tín đồ nổi tiếng của Supreme (Nguồn: Reddit)
KếtNếu bạn muốn biết điều gì đã tạo nên công thức xây dựng thương hiệu “cuồng tín” (hype branding) của Supreme, thì tất cả chỉ có bốn yếu tố: Sự khan hiếm. Tính chân thực. Độ nhận diện. Sự am hiểu. Supreme đã có một công cuộc thâm nhập thành công vào thị trường thời trang, tạo ra bản sắc thương hiệu riêng biệt và thành công khiến nhiều tín đồ thời trang “điên cuồng” theo đuổi!
Tô Linh - MarketingAI
>> Có thể bạn quan tâm: Muji – Chiến lược toàn cầu đằng sau đế chế ‘Không thương hiệu’ của Nhật Bản
Bình luận của bạn