Supplier là gì? Mối quan hệ của Supplier trong chuỗi cung ứng

Bạn đã nhiều lần nghe đến thuật ngữ “Supplier” nhưng vẫn chưa hiểu rõ “Supplier là gì?”. Supplier là định nghĩa khá quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt đối với những ai đang hoạt động trong lĩnh...

Bạn đã nhiều lần nghe đến thuật ngữ “Supplier” nhưng vẫn chưa hiểu rõ “Supplier là gì?”. Supplier là định nghĩa khá quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt đối với những ai đang hoạt động trong lĩnh vực logistics hay giao nhận vận tải sản phẩm trong nội địa, quốc tế. Ngày nay, để vận hành doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần tạo mối quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng thiết yếu để chạy dây chuyền sản xuất như vật tư, thiết bị, tài chính, lao động... Việc lựa chọn Supplier dựa trên số liệu phân tích về người bán. Mỗi tổ chức cung ứng theo các yếu tố đều có ý nghĩa thiết yếu với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Vậy định nghĩa Supplier là gì? Làm sao để lựa chọn một Supplier phù hợp với doanh nghiệp? Vendor và Supplier có khác gì nhau hay không? Trong bài viết dưới đây, MarketingAI sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật những thắc về Supplier và cách lựa chọn Supplier tiềm năng.

Supplier là gì?

Nhà cung ứng hay còn được gọi là Supplier là khái niệm chỉ một tổ chức/cá nhân cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho một tổ chức, thực thể khác.

Một giao dịch mua bán hàng hóa hoặc bất kỳ một sản phẩm/dịch vụ nào đều được thực hiện từ hai hoặc nhiều đối tượng trở lên, bao gồm Supplier và người mua. Nhà cung ứng sẽ cung cấp sản phẩm/dịch vụ, người mua sẽ bỏ tiền ra mua lại những mặt hàng này với giá trị tương xứng.

Supplier là gì?

Supplier là gì? Nhà cung ứng là gì? Vai trò của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp (Ảnh: websitemisa.misacdn)

Trong kinh doanh, mỗi công ty sẽ có một (hoặc nhiều hơn) nhà cung ứng. Đây là đơn vị đảm nhiệm cung cấp nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm/dịch vụ để công ty bán tới tay người tiêu dùng.

Ví dụ về nhà cung ứng: Đơn vị cung cấp các sản phẩm như bánh kẹo, bột giặt, gạo, rau củ quả ... cho siêu thị BigC để BigC bán lại cho người tiêu dùng thì đơn vị cung cấp đó là Supplier.

Những đặc trưng cơ bản của Supplier là gì?

- Nhiều nhà cung ứng sẽ tạo thành mạng lưới cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp. Ví dụ như cung cấp thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, vốn, tài chính dịch vụ, cung ứng lao động...

- Tùy vào tính chất của các thị trường cung cấp khác nhau sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau.

- Thị trường mang tính cạnh tranh không hoàn hảo hoặc độc quyền cũng sẽ tác động với các mức độ khác nhau đến hoạt động mua sắm, dữ trữ cũng như tuyển dụng lao động của từng doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn mà một nhà cung ứng Supplier cần đáp ứng là gì?

Khi các bạn đã hiểu được Supplier là gì thì sẽ thấy rằng nhà cung ứng Supplier tuy không nằm trong tầm kiểm soát và thuộc bộ phận của doanh nghiệp nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng. Trong thời buổi kinh doanh cạnh tranh, lời lãi là yếu tố hàng đầu của các doanh nghiệp. Để tìm được các vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu với số lượng đầy đủ, đảm bảo yêu cầu, chi phí thấp đòi hỏi doanh nghiệp tìm được nhà cung ứng tốt. Ngược lại nhà cung ứng cũng sẽ tìm đến các doanh nghiệp đảm bảo tiêu chí họ đưa ra để mang lại lợi nhuận cho chính mình.

Một tổ chức muốn tìm được nguyên vật liệu, nguồn hàng đảm bảo chất lượng thì tìm một nhà cung cấp tốt. Một số tiêu chuẩn một nhà cung ứng Supplier cần đáp ứng bao gồm:

  • Giá cả: Tự tìm và trả lời các câu hỏi về nhà cung cấp liên quan dựa trên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giá cả nhà cung ứng đưa ra liệu doanh nghiệp có đáp ứng được hay không? Điều kiện thanh toán có khắt khe không, có phù hợp với cả hai bên hay không?
  • Chất lượng: Chất lượng có tương xứng với mức giá ở trên không? Có đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp hay không?
  • Thời gian giao hàng: Nhà cung ứng có giao hàng đúng như lịch hẹn không? Hàng giao có đúng chất lượng và số lượng như đã cam kết hay không?

Một nhà cung ứng tốt là điểm mạnh cho doanh nghiệp phát triển vững chắc, là nền móng tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Sau khi đáp ứng đủ các tiêu chí như giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng... họ sẽ là bộ phận support doanh nghiệp tiếp nhận sản phẩm họ cung cấp phát triển tốt hơn nữa, phân tích giá trị, sẵn sàng hợp tác trong các chương trình giảm chi phí để tăng hiệu quả người mua tốt nhất, mang lại lợi nhuận cho đôi bên.

>> Xem thêm: Độc quyền là gì? Tiêu chí đánh giá sự độc quyền trên thị trường

Ý nghĩa của Supplier đối với doanh nghiệp

Supplier có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp. Dù không thuộc phạm vi quản lý hay mang lại nguồn lợi nhuận trực tiếp cho doanh nghiệp nhưng khi đã hiểu rõ Supplier là gì nếu thiếu Supplier, doanh nghiệp sẽ không thể sản xuất, cung cấp hàng hóa cho người mua. Thử tưởng tượng nếu nhà cung ứng lâu năm đột ngột tăng giá nguyên liệu đầu vào, giảm chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng chậm trễ thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, lợi nhuận sụt giảm.

Ngoài ra còn một số tình huống từ Supplier có thể khiến doanh nghiệp gặp trục trặc như:

  • Có rất ít nhà cung ứng có nguyên liệu/sản phẩm bạn cần, thậm chí chỉ có thể hợp tác với nhà cung ứng độc quyền duy nhất.
  • Không có phương án hay các nguyên vật liệu thay thế yếu tố đầu vào ban đầu.
  • Nhà cung ứng ưu tiên các doanh nghiệp khác nhưng đó không phải doanh nghiệp của bạn.
  • Các nhà cung ứng dễ bị kiểm soát bởi các doanh nghiệp/tổ chức khác.

Thị trường luôn biến động không ngừng và luôn đòi hỏi yêu cầu khắt khe hơn với tiêu chuẩn hàng hóa, sản phẩm. Điều đó đồng nghĩa mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng phải chặt chẽ và mật thiết hơn nữa. Theo nghiên cứu, các doanh nghiệp duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh khả quan hơn các doanh nghiệp không làm điều này.

Mối quan hệ giữa Supplier trong chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là cách tiếp cận toàn diện nhất các tương tác của doanh nghiệp với các tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đây là cách quản lý hiệu quả nhất mà các doanh nghiệp luôn được khuyên áp dụng. SCM liên quan đến việc di chuyển và lưu trữ nguyên liệu thô, hàng tồn kho trong quá trình làm việc và các sản phẩm hoàn chỉnh trong quá trình từ nguồn gốc đến tiêu thụ.

Vậy nhà cung ứng Supplier là gì? Nhà cung ứng - supplier là một mắt xích trong chuỗi cung ứng, chỉ một cá nhân/tổ chức hoặc thực thể cung cấp cho cá nhân hoặc công ty. Còn chuỗi cung ứng là toàn bộ quá trình sản xuất và bán các sản phẩm thương mại. Quy trình này bao gồm giai giai đoạn từ việc cung cấp nguyên liệu thô đến việc cung cấp sản phẩm cuối cùng cho người tiêu dùng cuối cùng.

Ví dụ: Một công ty sản xuất đồ nội thất cần tìm các nhà cung cấp gồm công ty gỗ, công ty điện và nhà sản xuất dụng cụ. Họ cung cấp cho bạn đủ 3 thứ nguyên vật liệu trên gồm gỗ, điện, dụng cụ để sản xuất.

Mối quan hệ giữa Supplier trong chuỗi cung ứng

Vốn cung ứng là gì? Supplier brand là gì? Supplies là gì? Đơn vị sản xuất là gì? Provider là gì (Ảnh: cv.com.vn)

Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp, công ty chịu nhiều sức ép đến từ khách hàng lẫn nhà cung cấp. Muốn kinh doanh có lời lãi, họ phải đem lại cho khách hàng chất lượng sản phẩm tốt nhất cũng như tìm được nhà cung ứng với mức giá thấp nhất để tạo lợi nhuận, duy trì sự phát triển lâu bền của doanh nghiệp. Tất cả những mục tiêu đó đều có sự xuất hiện của nhà cung ứng - supplier.

>> Xem thêm: Supply Chain là gì? Làm sao để quản lý chuỗi cung ứng đạt hiệu quả cao?

Sự khác biệt của Vendor và Supplier

Vendor (nhà cung cấp) là tổ chức/cá nhân bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho cá nhân/tổ chức khác với mục đích cuối cùng là để tiêu dùng. Vendor có thể đi theo hình thức B2B (doanh nghiệp cho doanh nghiệp), B2C (doanh nghiệp cho người tiêu dùng) hoặc B2G (doanh nghiệp cho chính phủ).

Ví dụ các siêu thị là một dạng vendor mua các sản phẩm từ nhà sản xuất, nhà cung ứng rồi bán cho người tiêu dùng.

Sự khác biệt của Vendor và Supplier

Nhà cung ứng Supplier là gì? Vendor là gì? Nhà cung ứng của Vinamilk (Ảnh: gobranding)

Mặc dù Vendor và Supplier dịch ra đều là nhà cung cấp nhưng trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng, vai trò của 2 yếu tố này hoàn toàn khác nhau.

Sơ đồ quy trình chuỗi cung ứng gồm:

Supplier -> Manufacturer -> Distributor -> Vendor -> Customer

(Nhà cung cấp -> Nhà sản xuất -> Nhà phân phối -> Nhà cung cấp -> Khách hàng)

Vendor và Supplier có thể phân biệt dựa trên các tiêu chí sau:

Sự khác biệt của Vendor và Supplier

(Ảnh: ngaocontent)

Vendor và Supplier đều đóng vai trò trung gian trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên Vendor là quá tình cung cấp hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, còn cung cấp hàng hóa được bán cho bên khác bán lại thì được gọi là Supplier. Mục đích của hai thành phần này đều khác nhau.

>> Có thể bạn chưa biết: Vendor là gì? Làm thế nào để Marketing Vendor hiệu quả?

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản giải đáp về định nghĩa Supplier là gì cũng như tầm quan trọng của Supplier đối với doanh nghiệp. Thương trường là chiến trường. Các doanh nghiệp ngày nay không chỉ làm hài lòng khách hàng mà còn phải tìm cách vượt lên trên đối thủ. Hiểu rõ quy trình, thiết lập các mối quan hệ với các đối tác, đặc biệt là các nhà cung ứng, tìm ra nguồn cung cấp nguyên liệu/sản phẩm đầu vào tốt nhất giúp doanh nghiệp tiết kiệm tiền bạc lẫn thời gian, tạo lợi nhuận phát triển.

Hi vọng qua những thông tin trên đây các bạn đã hiểu rõ được Supplier là gì và có thể tìm được cho doanh nghiệp của mình những nhà cung ứng phù hợp nhất. Cảm ơn các bạn đã luôn đồng hành và theo dõi bài viết của chúng tôi.

Hải Yến - MarketingAI 

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.