cover

Sự kiện: “Hướng đi nào cho nhà thuốc truyền thống?” - Những điểm sáng mới cho các Nhà thuốc truyền thống

03 Thg 10

Ngày 30/09/2023 vừa qua, sự kiện Pharmacy Offline 2023 đã được tổ chức bởi Pharmalink & Tâm sự Marketing Y Dược, với mục tiêu nhận diện các vấn đề và tìm kiếm các giải pháp dành riêng cho các nhà thuốc truyền thống. Với chủ đề “Hướng đi nào cho nhà thuốc truyền thống”, các chuyên gia đầu ngành đã mang tới sự kiện những nội dung thiết thực, hữu ích cho các nhà thuốc trong bối cảnh thị trường cạnh tranh hiện nay.

Hơn 500 khách mời ngành Dược hội tụ tại sự kiện "Hướng đi nào cho nhà thuốc truyền thống"

Nhận thấy những khó khăn mà các nhà thuốc nhỏ lẻ phải đối mặt trong giai đoạn bùng nổ mạnh mẽ của các chuỗi lớn như Long Châu, Pharmacity,... Sự kiện Pharmacy Offline 2023 đã được triển khai với chủ đề "Hướng đi nào cho nhà thuốc truyền thống", nhằm tìm ra những hạn chế tồn đọng & lối đi hiệu quả nhất cho nhà nhà thuốc nhỏ lẻ hiện nay. Sự kiện thành công thu hút sự tham gia của hơn 500 khách tham dự đến doanh nghiệp Y Dược và các chủ nhà thuốc.

Đặc biệt, chương trình được dẫn dắt bởi những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Y Dược, các chủ nhà thuốc nổi tiếng với kinh nghiệm thực chiến dày dặn cùng sự am hiểu thị trường sâu sắc. Qua đó, Pharmacy Offline 2023 đã mang đến loạt nội dung hấp dẫn, từ những xu hướng và thực trạng ngành, các phương pháp nâng cao chuyên môn Dược sĩ, chiến lược tăng trưởng doanh thu cùng nhiều bài học đắt giá đến từ các nhà thuốc,...

Sự kiện: “Hướng đi nào cho nhà thuốc truyền thống?” - Những điểm sáng mới cho các Nhà thuốc truyền thống - Ảnh 2.

Chia sẻ về sự kiện lần này, diễn giả DS Vũ Hoài Nam - Founder PharmaLink, CEO Pharma OTC nhận định: "Thông qua sự kiện này, tôi mong muốn sẽ hỗ trợ các nhà thuốc chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại với việc thay đổi con người, tư duy và cách làm, song song với việc nâng cao năng lực chuyên môn của Dược sĩ tại nhà thuốc là việc ứng dụng công nghệ vào quản lý, vận hành, Marketing, bán hàng và Chăm sóc khách hàng".

Nắm bắt những thực trạng & giải pháp bứt phá mới nhất cho các nhà thuốc truyền thống

Sự kiện đã mang lại những một bức tranh toàn cảnh cho ngành bán lẻ Dược phẩm, giúp các đơn vị bán lẻ - đặc biệt là các nhà thuốc truyền thống - nhìn nhận được những vấn đề, cơ hội và đưa ra những giải pháp bứt phá doanh thu nhà thuốc thiết thực nhất!

Nhà thuốc truyền thống đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn cùng nhu cầu phức tạp của khách hàng

Trong phiên tham luận đầu tiên, diễn giả Dược sĩ Vũ Hoài Nam đã mang đến những số liệu báo cáo đắt giá về toàn cảnh thị trường Dược phẩm nói chung và lĩnh vực bán lẻ nói riêng. Diễn giả nhận định rằng, Dược phẩm vẫn đang là thị trường tiềm năng và tăng trưởng ổn định nhất, ngay cả trong bối cảnh nền kinh tế đang rơi vào suy thoái.

Tuy nhiên đối với mảng bán lẻ dược phẩm, các nhà thuốc truyền thống đang phải chịu áp lực cạnh tranh tương đối lớn trước sự tăng trưởng của các chuỗi bán lẻ Dược phẩm như FPT Long Châu, An Khang hay Pharmacity,... Những thương hiệu bán lẻ này đang chiếm tới 2500 trên tổng số 50000 nhà thuốc trên toàn quốc và liên tục tăng trưởng với chiến lược mở rộng thần tốc.

Ngoài ra, các nhà bán lẻ thuốc hiện nay không chỉ cạnh tranh với những thương hiệu lớn trong nước, mà còn phải đối mặt với áp lực rất lớn từ các thương hiệu quốc tế có nguồn lực tài chính dồi dào, điển hình như Matsumoto Kiyoshi đến từ Nhật Bản.

Sự kiện: “Hướng đi nào cho nhà thuốc truyền thống?” - Những điểm sáng mới cho các Nhà thuốc truyền thống - Ảnh 3.

Dược sĩ Vũ Hoài Nam nhận định rằng khách hàng hiện nay không chỉ mua sản phẩm mà còn mua các trải nghiệm đi kèm. Vì vậy, việc thay đổi những mô hình truyền thống và bổ sung các yếu tố hiện đại để đáp ứng nhu cầu thị trường là mục tiêu tất yếu của các nhà thuốc truyền thống: "Tôi mong muốn rằng mình có thể xóa bỏ từ "truyền thống" và phát triển nhà thuốc hiện đại trên nền tảng nhà thuốc truyền thống. Để làm được điều đó thì việc quan trọng nhất là cần xóa bỏ những tư duy truyền thống, thứ hai là cách làm truyền thống và cuối cùng thay đổi là con người truyền thống. "

Bên canh đó, Dược sĩ Minh Dân - CEO Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang cũng nhận định rằng vai trò của việc nâng cao chuyên môn của Dược sĩ là rất quan trọng trong thời điểm cạnh tranh hiện tại. Diễn ra chia sẻ: "Nâng cao tự cập nhật chuyên môn là một nhiệm vụ quan trọng và là vũ khí cạnh tranh bền vững trong thị trường nhà thuốc hiện nay."

Kênh bán hàng offline vẫn luôn là kênh chủ đạo với các nhà thuốc truyền thống

Chia sẻ về các kênh bán lẻ dược phẩm hiện nay, diễn giả Đặng Mỹ Hạnh - Giám đốc OMI JAPAN nhận định rằng bán dược phẩm trên các kênh online là một bài toán không dễ dàng. Đặc biệt là khi áp lực cạnh tranh trên các kênh bán online cũng ngày càng tăng cao. Vì vậy, các kênh bán offline vẫn luôn là một kênh quan trọng trong ngành dược với tỷ trọng doanh thu lớn.

Tuy nhiên, diễn giả cũng nhấn mạnh để bán offline hiệu quả trong thời buổi hiện nay các nhà thuốc truyền thống cần có những giải pháp tổng thể hơn về hàng hóa dịch vụ. Trong đó, các nhà thuốc lẻ cần tận dụng tối đa lợi thế về sự linh hoạt hơn so với chuỗi siêu thị, từ đó có thể tạo nên những điểm khác biệt hóa để thu hút người dân bản địa.

Ngoài ra, chị Đặng Mỹ Hạnh cũng đã đề cập tới các hướng đi mới để các nhà thuốc truyền thống có thể gia tăng doanh thu như: đa dạng hóa chủng loại hàng hóa, bổ sung các công cụ cho nhân viên tăng được trung bình đơn,...

Sự kiện: “Hướng đi nào cho nhà thuốc truyền thống?” - Những điểm sáng mới cho các Nhà thuốc truyền thống - Ảnh 4.

Đã đến lúc nhà thuốc truyền thống cần đổi mới tư duy vận hành

Đến với sự kiện còn có sự góp mặt của các chuỗi nhà thuốc nổi tiếng với các chia sẻ hữu ích về việc đổi mới trong tư duy vận hành nhà thuốc truyền thống. Diễn giả Nguyễn Trung Dũng - CEO nhà thuốc Phương Chính - Một trong những nhà thuốc truyền thống nổi bật nhất hiện nay, đã chỉ ra 6 vấn đề mà các nhà thuốc hay gặp phải: Pháp lý, Con người, Tài sản, Khách hàng, Quản trị và Chiến lược phát triển.

Trong đó, diễn giả nhấn mạnh về tầm quan trọng của các hoạt động Trade Marketing để thu hút người tiêu dùng tại các điểm bán. Đồng thời đưa ra những giải pháp trong việc xây dựng và hoàn thiện nhà thuốc từ bên trong như: Phát triển đội ngũ văn hóa doanh nghiệp, quy trình hệ thống báo cáo kiểm soát doanh nghiệp,... Theo diễn giả Nguyễn Trung Dũng, các nhà thuốc truyền thống không thể đổ lỗi cho thị trường đã thay đổi hay khách hàng không còn chung thủy. Mà thay vào đó cần khởi động lại tư tưởng, xác định lại khách hàng mục tiêu và hành vi tiêu dùng của khách hàng, cũng như định vị lại mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.

Sự kiện: “Hướng đi nào cho nhà thuốc truyền thống?” - Những điểm sáng mới cho các Nhà thuốc truyền thống - Ảnh 5.

Ngoài ra, việc mở rộng ngành hàng cũng là một trong những hoạt động quan trọng mà các nhà thuốc truyền thống cần quan tâm. Bàn luận về vấn đề này, Dược sĩ Trương Thị Như Lan - CEO Nhà thuốc Đức Lan cũng chia sẻ từ bài học kinh nghiệm của bản thân: "Khi thấy những khó khăn của thị trường, từ mấy năm trước chúng tôi triển khai thêm các hàng dẫn khác như các mặt hàng: bỉm, sữa… các gian hàng mẹ và bé, sau đó mở rộng cửa hàng giặt là. Khi chuyển đổi, chúng tôi nhìn thấy tệp khách hàng của mình là những người mẹ - những người bận rộn thì dịch vụ giặt là khá hiệu quả. Sau đó, chúng tôi mở rộng diện tích cửa hàng và tạo thành các chuỗi như hiện nay".

Sự kiện khép lại với phiên tham luận cùng các chuyên gia, chủ nhà thuốc. Với những case study thực tế, khách tham dự đã có được những góc nhìn thiết thực cùng những bài học kinh nghiệm đắt giá để bảo vệ thị phần và tăng trưởng doanh thu nhà thuốc truyền thống.

Tạm kết

Qua những phân tích trên có thể thấy, thị trường bán lẻ dược phẩm là một miếng bánh rất tiềm năng nhưng cũng đi kèm với tốc độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Sự bành trướng từ các chuỗi bán lẻ cùng nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng, buộc các nhà thuốc truyền thống phải có chiến lược đổi mới tư duy, từ việc vận hành cho đến đa dạng hóa sản phẩm và đặc biệt là cách tiếp cận, chăm sóc khách hàng.

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.