Storytelling Marketing không còn quá mới mẻ với các marketer. Nhưng áp dụng storytelling ra sao cho ngành hàng của bạn thì quả là một bài toán không hề đơn giản - nhất là trong marketing bệnh viện, một ngành được coi là khá “khoai” và đòi hỏi sự khéo léo, linh hoạt rất nhiều. Dưới đây là một số cách sử dụng social media để xây dựng thương hiệu cho bệnh viện.
Sau hơn 800 nghiên cứu khoa học trên 15 lĩnh vực, các nhà nghiên cứu đều đồng tình rằng storytelling là cách hiệu quả nhất để truyền đạt các sự kiện và khái niệm - và gắn kết những khái niệm đó vào bộ nhớ của khách hàng. Họ cho rằng khi chúng ta nhìn, nghe và cảm nhận khi đọc một câu chuyện, những ký ức đó sẽ ăn sâu trong tâm trí chúng ta sâu sắc hơn nhiều so với những con số ấn tượng nhưng vô cảm.
Một khi người đọc tưởng tượng mình chính là người đang trải qua câu chuyện, đó cũng là lúc họ bị lôi kéo hoàn toàn vào câu chuyện đó.
Tác động khách hàng qua những câu chuyện có kết thúc có hậu
Trái tim của con người có khả năng dễ dàng đồng cảm với những câu chuyện, nhất là chuyện có hậu hay mang tính nhân văn. Chính vì thế, bạn hãy thu thập những câu chuyện kết thúc có hậu có liên quan đến thương hiệu bệnh viện của bạn, và truyền đạt lại cho nhân viên của mình để họ có thể chia sẻ và lắng nghe câu chuyện khi giao tiếp với bệnh nhân. Sau đó, biến những buổi gặp mặt đó thành những câu chuyện ngắn gọn minh họa giá trị thương hiệu của bạn. Ví dụ: những câu chuyện về cách bạn chào đón bệnh nhân, hoặc quản lý đồ dùng của bệnh nhân - bất kỳ câu chuyện nào có lợi cho bệnh nhân.
Xây dựng blog dựa trên những câu chuyện có thật
Với một ngành cần marketing qua lòng tin như ngành bệnh viện, một trang blog là thực sự cần thiết để giúp khách hàng mục tiêu tin tưởng bạn. Hãy cập nhật blog cho bệnh viện của bạn với những bài đăng dựa trên những câu chuyện có thật. Chẳng hạn như trường hợp của bệnh viện Thu Cúc dưới đây:
Khéo léo xoay chuyển các review tiêu cực trên trang fanpage bệnh viện
Bạn có thể không ngờ là, các review tiêu cực có thể mở ra cơ hội tuyệt vời để hỗ trợ thương hiệu của bạn. Hãy sử dụng chúng như là sự khởi đầu mới của câu chuyện mà những người theo dõi có thể dễ dàng chứng kiến. Hãy nỗ lực phản hồi và tác động lại review đó càng sớm càng tốt để biến review tiêu cực đó thành câu chuyện với một kết thúc có hậu.
Tạo một Facebook group nội bộ cho nhân viên
Trong Facebook group này, bạn có thể khuyến khích nhân viên (y tá, hộ lý, bác sĩ, thậm chí cả lễ tân, nhân viên dọn dẹp,...) chia sẻ với nhau những câu chuyện cảm động hay thú vị của họ khi tiếp xúc với bệnh nhân hàng ngày. Chia sẻ quá trình vượt qua bệnh tật thành công của bệnh nhân là một cách “dài hơi” nhưng bền vững để xây dựng thương hiệu cho bệnh viện cho đội ngũ nhân viên nội bộ. Họ càng biết nhiều về thương hiệu bệnh viên của bạn, họ sẽ càng giúp bạn quảng bá thương hiệu một cách tự nhiên và hiệu quả hơn.
Xây dựng thương hiệu cho bệnh viện cần sự kiên nhẫn
Xây dựng thương hiệu cho bệnh viện không phải là câu chuyện "ăn xổi", chính vì thế bạn cần có một kế hoạch dài hơi và cần có thời gian để thẩm định độ hiệu quả cho chiến lược thương hiệu của bạn. Song song với Storytelling Marketing, bạn cũng nên hỗ trợ hiệu quả bằng các kênh marketing khác như marketing khác như chạy quảng cáo social, SEO, forum seeding,... để tối đa hóa hiệu quả marketing. Và quan trọng nhất là, đừng quên đo đạc hiệu quả chiến dịch Storytelling Marketing của bạn.
Hy vọng với một vài gợi ý nho nhỏ về cách xây dựng thương hiệu cho bệnh viện qua storytelling trên đây, bạn đã có một vài ý tưởng thú vị để áp dụng trong việc marketing bệnh viện của bạn. Chúc bạn thành công!
Linh Vũ - MarketingAI
Theo PRdaily
Bình luận của bạn