Mặc dù sản phẩm “Crystal Ball” Frappuccino của Starbucks vẫn sử dụng cốc nhựa, công ty hứa rằng bao bì mới sẽ xuất hiện.
Vào thứ hai, chuỗi cà phê nổi tiếng thế giới này đã thông báo sẽ bắt đầu quyết định tái chế hoặc tái sử dụng những chiếc cốc - và để thực hiện ý tưởng này cần tới 10 triệu đô la Mỹ.
Trong quá khứ, Starbucks hứa hẹn sẽ thực hiện nỗ lực tương tự nhưng chỉ một thời gian ngắn đã thất bại.
Fast Company chỉ ra rằng:
… Starbucks hứa sẽ sản xuất toàn bộ cốc của họ để chúng có thể tái sử dụng hoặc tái chế từ năm 2015. Nhưng đến hiện tại, hầu hết cốc giấy tại đây vẫn trở thành rác sau khi sử dụng xong. Mục tiêu thứ hai đó là phục vụ 25% đồ uống tại những công-ten-nơ tái sử dụng vào năm 2015, nhưng đến năm 2011 con số này chỉ là 5%. Họ không thể đạt được mục tiêu đã đề ra: đến nay chỉ có 1,4% được phục vụ tại những công-ten-nơ tái sử dụng. Công ty cũng tiếp tục sử dụng hàng triệu cốc nhựa.
Vào thứ hai, Starbucks đưa ra thông cáo chính thức:
Colleen Chapman, phó chủ tịch của Starbucks chia sẻ “Các cửa hàng đối tác của chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp nguồn cà phê cho hơn 28000 địa điểm trên toàn thế giới, nhưng mọi người muốn thấy khả năng phục vụ của chúng tôi lên một tầm cao hơn”. “Không ai chấp nhận quy trình phát triển lỗi thời, chỉ là chúng tôi chưa theo kịp tốc độ thị trường. Đó là lí do hôm nay, chúng tôi thực hiện một bước đột phá trong ngành, mang tới thị trường những chiếc cốc có thể tái chế và tái sử dụng với mục tiêu trong ba năm.”
Đây là cách mà Starbucks giải thích mối quan hệ cộng tác với Closed Loop Partners và Circular Economy để thực hiện thử thách thiết kế chiếc cốc thế hệ mới.
… Đây là bước đầu tiên của sự phát triển trong giải pháp toàn diện toàn cầu sẽ giúp những chiếc cốc trên toàn thế giới không còn bị xả thải hay nói các khác cho những chiếc cốc, khăn giấy và kể cả một chiếc ghế có cơ hội sống thứ hai - mọi thứ đều có thể sản xuất bằng chất liệu tái chế.
Trong suốt hành trình thiết kế trước cốc thế hệ mới, những doanh nghiệp có đóng góp cho ý tưởng này đều được hỗ trợ bởi ý tưởng này có đóng góp lớn cho sự phát triển một giải pháp thiết kế cốc thân thiện với môi trường.
Giám đốc điều hành của Closed Loop Partners “Thông qua sự cộng tác này, hành trình sẽ giúp các doanh nhân cũng như nhà sáng lập về lĩnh vực tình chính, công nghệ và các chuyên gia nhanh chóng tìm ra ‘giải pháp toàn cầu và áp dụng chúng trong các chuỗi cung cấp.”
Erin Simon, Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển và Khoa học vật liệu tại Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) chia sẻ: “Với sự hợp tác này, Starbucks và Closed Loop Partner đang giải quyết một vấn đề phức tạp trong việc tìm kiếm nguồn và nguyên liệu giúp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong tương lai. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên rất ủng hộ và giúp đỡ để giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu.”
Starbucks hiện đề nghị với các doanh nghiệp 10 triệu đô để thực hiện biện pháp cắt giảm cốc giấy từ các chuỗi cà phê cũng như giấy, cốc nhựa - số tiền bỏ ra hơn 600 tỉ mỗi năm trên toàn thế giới.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là để tìm ra một biện pháp xử lí thân thiện với môi trường không dễ như Starbucks đề cập đến trong thông cáo báo chí.
Fast Company cho rằng:
Khi rác thải bị xả ra các cống, mương, chúng trở thành một phần trong 8 triệu tốn rác thải từ nhựa chảy ra biển mỗi năm. Chúng cuối cùng trở thành những vật đâm vào dạ dày của chim cánh cụt hay vỡ thành những mảng nhỏ mà cá ăn, sau đó con người tiêu thụ những con cá đó. Tổ chức phi lợi nhuận đứng sau các chiến dịch về môi trường - As You Sow ước tính mỗi năm Starbucks sử dụng hơn 2 tỉ các sản phẩm từ nhựa.
Cốc là một thách thức khó khăn hơn nhiều. Tổ chức phi lợi nhuận chỉ ra hơn 4 tỉ cốc hàng năm được Starbucks sử dụng; thậm chí con số này được công bố của Starbucks còn cao hơn - khoảng 6 tỉ. Sau khi đề ra mục tiêu vào năm 2018 sẽ sử dụng loại cốc tái chế, công ty nỗ lực để tìm ra mẫu thiết kế tốt hơn nhưng lại gặp phải một vài vấn đề. Hiện giờ cốc giấy có thể tái chế được nhưng không có nhiều thành phố đủ cơ sở hạ tầng để áp dụng cách thức sản xuất này.
Các công bố vào thứ hai cũng nhắc về nỗ lực tái chế của Starbucks tại các thành phố như Seattle, Washington hay New York.
Tờ GeekWire có đề cập như sau:
Cốc của Starbucks có lớp nhựa bên trong để giúp giữ ấm cho cốc cà phê, bởi vật nó sẽ khó tái chế tại một số vùng. Cốc của Starbucks có thể tái chế tại một vài thị trường lớn bao gồm Seattle, New York, Bostion, San Francisco và Washington. Starbucks đang kêu gọi các thành phố phát triển những cách thức tái chế phù hợp và vận động chính sách để đảm bảo cốc được tái chế rộng rãi hơn.
Starbucks sẽ thử nghiệm sản phẩm cốc giấy mới có chất liệu từ thực vật trong vòng 6 tháng. Đây là lần thứ 13 mà Starbucks thử nghiệm nội bộ chỉ trong năm qua.
Với việc thực hiện cắt giảm chất thải tiêu dùng, Starbucks hi vọng chiến dịch sẽ thực hiện PR (quan hệ công chúng) một cách tích cực - tương tự như Dunkin’ Donuts đã làm và tạo ra hiệu ứng tích cực sau khi cam kết loại bỏ toàn bộ cốc làm bằng nhựa dẻo đến năm 2020.
Minh Phương - Marketing AI
Theo prdaily.com
Bình luận của bạn