Snapchat ra mắt Spotlight - Marketers nên làm thế nào để tận dụng chúng?

07 Thg 12

Natalie Carder, Head of Paid Social tại Zenith, công bố khám phá về dịch vụ mới nhất Spotlight của Snapchat và ý nghĩa của nó đối với các nhà tiếp thị.

Marketers nên làm thế nào để tận dụng khi Snapchat ra mắt Spotlight

Nhìn bề ngoài, Spotlight trông rất giống với giao diện “Dành cho bạn” trong TikTok, video ở chế độ toàn màn hình, bật âm thanh và được sắp xếp dọc có thể cuộn vô hạn. Nhưng có một số khác biệt nhỏ mà các nhà tiêp thị nên lưu ý:

Đối với Snapchatters ở 11 quốc gia đủ điều kiện, Spotlight cung cấp một không gian mới dành riêng cho người dùng thỏa sức sáng tạo nội dung video. Spotlight nằm sau biểu tượng phát mới ở góc dưới cùng bên phải của ứng dụng. Người dùng có thể khám phá Snaps (video ngắn, dọc) bằng cách cuộn lên qua nguồn cấp dữ liệu hoặc bằng cách nhấn vào thẻ bắt đầu bằng # để khám phá chủ đề có trong Spotlight hoặc các Snaps tương tự.

Marketers nên làm thế nào để tận dụng khi Snapchat ra mắt Spotlight
Snapchat Spotlight có giao diện khá giống với mục "Dành cho bạn" của TikTok. Ảnh: searchenginejournal

Để thu hút và khuyến khích người dùng tương tác, đăng bài thường xuyên trên nền tảng này, Snapchat đã thực hiện chương trình chia đều số tiền 1 triệu đô la mỗi ngày đến hết năm 2020 dành cho những cá nhân sáng tạo nội dung video hay nhất, nhiều tương tác nhất. Mỗi ngày, có hơn 4 tỷ Snaps được tạo và gửi đến chương trình này. Dự kiến, Spotlight sẽ được phát triển như một phần mở rộng tự nhiên của mục Story, nội dung video ghi lại những khoảnh khắc thú vị, chân thực trong cuộc sống và Snaps sẽ tích hợp thêm các công cụ sáng tạo hiện có như ống kính AR, captions và GIF.

Snapchat chi 1 triệu đô mỗi ngày để thu hút người dùng tham gia sáng tạo nội dung cho Spotlight.
Snapchat chi 1 triệu đô mỗi ngày để thu hút người dùng tham gia sáng tạo nội dung cho Spotlight. Ảnh: searchenginejournal

Tầm quan trọng của Spotlight đối với Snapchat và người dùng là tính công khai của việc tạo và chia sẻ nội dung. Spotlight thể hiện sự khác biệt rõ ràng với các nền tảng khác trong việc tạo giao tiếp thân mật hơn với những người bạn thực sự. Sự đa dạng hóa chức năng này dựa trên xu hướng hành vi ngày càng tăng của người dùng: theo Snapchat, nội dung Khám phá (nội dung do người dùng tự quản lý từ các nhà xuất bản tin tức và giải trí cao cấp) đã chứng kiến ​​mức tăng trưởng cao về thời gian sử dụng trong bốn quý liên tiếp, tăng 50% từ quý 2 đến quý 3 2020. Rõ ràng là Snapchatters đang muốn được giải trí bằng nội dung từ các nguồn mới và Spotlight cung cấp điều này. Khi tung ra Spotlight, Snapchat có một hướng khác để giữ cho cộng đồng 249 triệu người dùng hoạt động hàng ngày của họ tương tác và thu hút người sáng tạo nội dung.

Việc ra mắt Spotlight có vẻ khả đúng lúc khi những tranh cãi xuất hiện bởi chính quyền Trump đang cố gắng cấm sóng Tik Tok ở Mỹ, một thị trường mà cả Snapchat và TikTok đều có hơn 100 triệu người dùng. Việc sắc lệnh thứ hai ngăn cấm TikTok của Trump bị phản đối bởi chính những người sáng tạo cho thấy tầm quan trọng của việc trao quyền cho người sáng tạo nội dung. Trước Spotlight, Snapchat chưa từng xây dựng một lộ trình cụ thể để người sáng tạo nội dung tiếp cận khán giả mới và kiếm thêm thu nhập một cách dễ dàng.

Spotlight có gây ra mối đe dọa với TikTok không? Còn quá sớm để có thể trả lời cho câu hỏi này, nhưng có một điều Snapchat cần làm là phải tạo ra nhiều tùy chọn hơn nếu muốn cạnh tranh với nguồn cấp dữ liệu của TikTok, từ hai khía cạnh:

Đầu tiên là âm nhạc. Việc chúng được tích hợp vào TikTok ngay từ đầu đã giúp ứng dụng thu hút sự chú ý của nhiều nghệ sĩ và công chúng. Một số nghệ sĩ mới trở nên nổi tiếng hay nhiều bản nhạc cũ trở nên viral và tiếp cận được nhiều khán giả trẻ hơn thông qua các điệu nhảy và thử thách được thực hiện trên ứng dụng.

Kho nhạc khổng lổ của TikTok.
Kho nhạc khổng lổ của TikTok. Ảnh: sevenpie

Tương tự như TikTok, Snapchatters có thể tạo Snaps tích hợp nhạc từ Âm thanh nổi bật của Snapchat hoặc dưới dạng âm thanh có sẵn trong máy. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, việc lựa chọn Âm thanh còn nhiều hạn chế so với kho nhạc rộng lớn của TikTok, được hỗ trợ bởi quan hệ đối tác cấp phép toàn cầu.

Thứ hai, và có lẽ khó thực hiện hơn đối với Snapchat, một yếu tố chính tạo nên thành công của TikTok là khả năng tạo ra các meme phổ biến, lan truyền với quy mô và tốc độ nhanh chóng thông qua Hashtag Challenges. Điều này không chỉ mời người dùng tham gia một cách nhanh chóng mà bản chất của thử thách còn truyền cảm hứng sáng tạo đồng thời kết nối cộng đồng xung quanh thông qua một bài hát, một điệu nhảy hoặc trò đùa. Snapchat hiện không có chức năng này và đây được coi là một thách thức của Spotlight trong cuộc đua với TikTok.

Lưu ý nhỏ đối với các thương hiệu là Snapchat Spotlight có thể đánh dấu nội dung yêu thích của riêng mình hoặc gửi những nội dung đó đến bạn bè, người thân và Spotlight sẽ không có chức năng nhận xét công khai. Mặc dù điều này hạn chế sự tương tác của cộng đồng đối với người sáng tạo nội dung video, nhưng nó đang chứng tỏ sự hấp dẫn đối với các thương hiệu, loại bỏ rủi ro tiềm ẩn về an toàn thương hiệu cũng như giảm nhu cầu về nguồn lực kiểm tra bình luận.

Snapchat hiện vẫn chưa công bố thông tin về các cơ hội quảng cáo trong Spotlight, nhưng cách thức kiếm tiền có thể sẽ là vị trí đặt quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu, điều này sẽ cung cấp cho các thương hiệu một cách dễ dàng để mở rộng phạm vi tiếp cận và tăng tần suất quảng cáo Snap của họ ngoài mục Story và Khám phá. 

Ngoài ra, việc tích hợp ống kính AR vào video Spotlight cũng gợi ý tiềm năng tiếp cận mới cho “Sponsored Lenses (ống kính được tài trợ). Đây là một trong những loại hình quảng cáo cao cấp nhất từ Snapchat, cho phép nhà quảng cáo xây dựng trải nghiệm với thương hiệu mà người dùng có thể dễ dàng chia sẻ với bạn bè của mình. Với cách tiếp cận này, các thương hiệu có thể cân nhắc hợp tác với những nhà sáng tạo để tăng phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác với Sponsored Lenses trong Spotlight, đồng thời xem xét cách thiết kế ống kính để có thể khuyến khích cho việc tham gia Spotlight, chẳng hạn như thông qua gamification.

Tận dụng Sponsored Lenses để quảng bá thương hiệu và tăng khả năng tiếp cận khách hàng
Tận dụng Sponsored Lenses để quảng bá thương hiệu và tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Ảnh: Mashable
>> Xem thêm: Gamification là gì?

Tuy nhiên, cơ hội cho các thương hiệu sẽ phụ thuộc vào khả năng tiếp cận khán giả và mức độ thuần thục của việc cung cấp quảng cáo. Snapchat đã có các tùy chọn để phù hợp với mọi hình thức media buying (tạm dích: mua phương tiện truyền thông) - từ các chiến dịch đấu giá tạo nhanh và linh hoạt, đến các mô hình mua đặt trước có phạm vi tiếp cận cao như Reach & Frequency, Snap Select (fixed CPM), and First Commercial. Điều này giúp quảng cáo trong Spotlight trở nên hấp dẫn hơn đối với các thương hiệu, miễn là Spotlight thu hút thêm nhiều Snapchatters hơn nữa.

Lương Hạnh - MarketingAI

Theo thedrum

>> Có thể bạn quan tâm: TikTok được dự đoán sẽ vượt 1 tỷ người dùng hàng tháng vào năm 2021

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.