- Các xu hướng voice search 2020
- Cách tối ưu hóa SEO voice search
- 1. Sử dụng từ khóa long-tail
- 2. Triển khai đánh dấu dữ liệu có cấu trúc
- 3. Lựa chọn nội dung đưa ra câu trả lời trực tiếp
- 4. Tối ưu hóa trang Google My Business
- 5. Tăng độ xác thực tên miền
- 6. Tối ưu hóa trang web trên thiết bị di động
- 7. Tối ưu hóa tốc độ trang web
- 8. Tạo các trang FAQ cho công cụ voice search
Khoảng 27% người dùng trực tuyến trên toàn thế giới sử dụng phương thức tìm kiếm bằng giọng nói trên thiết bị di động. Do đó, học cách ưu hóa cho xu hướng đang phát triển này là bước quan trọng để giúp các SEOer nâng cao thứ hạng tìm kiếm.
Voice search SEO là kỹ thuật tối ưu hóa nội dung, cụm từ, từ khóa, dữ liệu... dựa trên phương thức tìm kiếm bằng giọng nói từ người dùng, từ đó đẩy kết quả tìm kiếm trang lên vị trí on top. Cách thức này chủ yếu tập trung vào ngôn ngữ tự nhiên của người dùng và cung cấp cho họ câu trả lời tương ứng.
Tìm kiếm bằng giọng nói hiện đang trở nên phổ biến đối với người dùng trực tuyến bởi dễ sử dụng, tốc độ nhanh hơn và mang tính tương tác nhiều hơn so với tìm kiếm truyền thống.
Theo ComScore, tỉ lệ tìm kiếm bằng giọng nói chiếm một nửa tổng số người dùng điện thoại thông minh trong năm 2020. Google cũng báo cáo rằng 27% người dùng trực tuyến đang sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói bằng di động trên toàn cầu.
Các xu hướng voice search 2020
1. Tìm kiếm bằng giọng nói với loa thông minh
Theo emarketer dự đoán rằng, loa thông minh sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 48%, đáp ứng nhu cầu hơn 76 triệu người dùng vào năm 2020.
Thống kê cho thấy 40 triệu người Mỹ hiện đang sở hữu một chiếc loa thông minh. Rõ ràng, ngày càng nhiều hộ gia đình đang sử dụng loa thông minh thay thế cho các sản phẩm phổ biến như Alexa, Siri trước đó. Công nghệ giọng nói đang ngày một cải thiện và ngày càng nhiều công ty công nghệ đang phát hành loa thông minh của riêng họ.
2. Cải thiện giọng nói bằng AI và Machine learning
Có một sự cải tiến đáng kể trong trí tuệ nhân tạo (AI) và machine learning (ML). Hai công cụ này đã hỗ trợ rất nhiều cách người dùng tương tác trên các thiết bị thông minh và tìm kiếm trên internet.
Ví dụ: với RankBrain của Google, các từ và cụm từ để dự đoán sẽ cho ra kết quả dự báo chính xác hơn. Khi gặp một cụm từ mới, hệ thống sẽ tìm kiếm kết quả tiệm cận nhất và đưa ra câu trả lời cho phù hợp.
3. Được sử dụng để tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ địa phương
Ngày càng có nhiều người dùng sử dụng tính năng tìm kiếm bằng giọng nói để tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ địa phương. Theo thống kê, 58% người đã sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói trong khi tìm kiếm thông tin về một doanh nghiệp địa phương.
Ngoài ra, theo báo cáo của Google, các tìm kiếm cho doanh nghiệp “ở gần tôi” cũng tăng mạnh trong vài năm qua.
4. Tăng mức độ phổ biến của SEO bằng giọng nói
Các marketer thường xuyên điều chỉnh chiến lược SEO của họ để tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói. Theo nghiên cứu, tính năng nhận dạng giọng nói của Google có độ chính xác đến 95%. Do đó, các doanh nghiệp muốn thu hút nhiều lưu lượng truy cập vào trang web của họ thì cần đầu tư triển khai SEO bằng giọng nói.
Tuy nhiên Google không phải công ty muốn duy nhất hoàn thiện và tận dụng tối đa khả năng tìm kiếm bằng giọng nói này. Hệ thống nhận dạng giọng nói iFlytek của Trung Quốc với tỷ lệ cạnh tranh cũng rất cao (98%) và đang đặt ra mục tiêu đạt được độ chính xác là 99%.
5. Tìm kiếm bằng giọng nói phổ biến trên di động
Hiện có 100 ngôn ngữ trên thiết bị di động áp dụng cho công cụ voice search. Thống kê cũng cho thấy người dùng sử dụng điện thoại di động được sử dụng nhiều hơn 40% so với loa thông minh để tìm kiếm bằng giọng nói.
Chỉ cần một chiếc điện thoại di động, người dùng có thể tìm kiếm bằng giọng nói trong các môi trường khác nhau từ phòng tập gym, văn phòng làm việc, nhà hàng và nhiều địa điểm khác.
>> Xem thêm: EAT là gì? Hướng dẫn cải thiện EAT trên website bằng 9 bước siêu đơn giản
Cách tối ưu hóa SEO voice search
1. Sử dụng từ khóa long-tail
Từ khóa long-tail là những từ khóa cụ thể mà đối tượng mục tiêu của bạn có khả năng nói cho công cụ tìm kiếm. So với việc sử dụng các từ khóa ngắn gọn thì các khóa đuôi dài thường cho kết quả tìm kiếm khả quan hơn và tối ưu hơn.
Ngày nay, các từ khóa đuôi dài chiếm 70% tổng số lượt tìm kiếm trên web. Trong tìm kiếm bằng giọng nói, bạn nên thêm các từ khóa đuôi dài với giọng điệu trò chuyện, tương tác như người thật nhiều hơn những gì bạn muốn tìm kiếm.
Có một số công cụ trực tuyến để hỗ trợ người dùng tìm kiếm các cụm từ có liên quan và thêm chúng vào nội dung như: Ubersuggest, SEMrush, công cụ chiến lược nội dung HubSpot.
2. Triển khai đánh dấu dữ liệu có cấu trúc
Schema Markup hay còn gọi là dữ liệu có cấu trúc. Đây là một mã mà bạn có thể thêm vào trang web của mình. Nó sẽ cho phép các công cụ tìm kiếm hiểu mục đích và truy xuất lịch sử web của bạn.
Schema Markup cũng có thể giúp công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu và sắp xếp thứ hạng từ cao đến thấp. Các marketer có thể sử dụng nó để cải thiện và nhận các kết quả tìm kiếm toàn diện nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng.
Như ở ví dụ bên trên, kết quả tìm kiếm được gắn thêm dấu sao nhờ đánh dấu Schema Markup. Nó giúp người dùng tìm kiếm kết quả phù hợp với họ nhất, vừa tăng lượt click vào cho trang web.
3. Lựa chọn nội dung đưa ra câu trả lời trực tiếp
Khi tìm kiếm bằng giọng nói, người dùng thường có xu hướng thực hiện các truy vấn dài hơn, cụ thể hơn và đặc biệt sử dụng nhiều mẫu câu hỏi hơn so với tìm kiếm bằng văn bản (text).
Theo nghiên cứu gần đây, các cụm từ khóa câu hỏi đã có sự tăng trưởng mạnh lên tới 61% trong thời gian gần đây.
Do đó, các marketer nên tập trung quản lý nội dung, đưa ra câu trả lời trực tiếp để trả lời các truy vấn một cách cụ thể nhất. Điều này vừa giúp mang lại giá trị cho người, đồng thời tăng cơ hội xuất hiện trong các đoạn trích nổi bật trên thanh tìm kiếm.
4. Tối ưu hóa trang Google My Business
Một cách khác để xếp hạng cao hơn cho các tìm kiếm bằng giọng nói là tối ưu hóa trang Google My Business của tôi. Đây là cách dễ nhất để người dùng tìm ra các truy vấn của mình trong Google. Do đó, các marketer hãy đảm bảo nội dung, hình ảnh, thông tin của doanh nghiệp của bạn một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Ngoài ra, hãy triển khai chiến lược SEO local cùng với việc nhắm hướng người dùng sắp xếp các truy vấn của họ một cách dễ hiểu hơn. Theo báo cáo, 76% người dùng loa thông minh thực hiện các tìm kiếm local searches ít nhất một lần một tuần.
5. Tăng độ xác thực tên miền
Nếu các trang web có nhiều liên kết kết nối đến chúng thì khả năng sẽ xếp hạng cao hơn trong tìm kiếm thông thường. Và tìm kiếm bằng giọng nói cũng vậy.
Một nghiên cứu của Brian Dean, đã kiểm tra 10.000 kết quả tìm kiếm trên Google Home, cho thấy rằng các trang web có nhiều liên kết trỏ về sẽ xuất hiện thường xuyên hơn trong tìm kiếm Voice search.
Tức là khi bạn đặt truy vấn bằng giọng nói của mình, công cụ tìm kiếm của Google sẽ cung cấp kết quả từ các trang web có độ uy tín cao nhất.
Dưới đây là một số cách để tăng độ uy tín tên miền của bạn để xếp hạng cao hơn trong tìm kiếm bằng giọng nói:
- Tối ưu hóa nội dung trên trang
- Áp dụng các chiến lược liên kết nội bộ tối ưu
- Loại bỏ các liên kết xấu và spam
- Làm cho trang web của bạn thân thiện hơn với thiết bị di động
6. Tối ưu hóa trang web trên thiết bị di động
Ngày nay, người dùng thường lướt Internet qua điện thoại thông minh vì nó thuận tiện và dễ truy cập. Cho nên việc tìm kiếm bằng giọng nói cũng sẽ thường xuyên từ thiết bị di động.
Biểu đồ bên dưới cho thấy các môi trường khác nhau mà người dùng thường sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói.
Dưới đây là một số mẹo hữu ích để tối ưu hóa trang web trên di động:
- Tối ưu hóa các trang di động với AMP
- Kiểm tra tốc độ trang web bằng GTMetrix và cải thiện tốc độ tốt hơn
- Tạo các trang web thích ứng với size trên điện thoại di động
- Tận dụng các trình tạo trang đích đáp ứng
- Tạo nội dung để dễ đọc hơn trên điện thoại thông minh
- Thường xuyên kiểm tra trang web của bạn bằng công cụ kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động của Google
7. Tối ưu hóa tốc độ trang web
Tốc độ tải trang đóng một vai trò quan trọng trong SEO tìm kiếm bằng giọng nói. Các nghiên cứu cho thấy các trang có lượt tải trong vòng 4,6 giây, nhanh hơn 52% so với tốc độ tải trang trung bình sẽ được xếp hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm.
Vì vậy, tối ưu hóa tốc độ trang web là điều cần thiết nếu bạn muốn xếp hạng cao hơn trong các công cụ tìm kiếm.
Để tăng tốc độ trang của bạn, bạn có thể thực hiện các thủ thuật như:
- Sử dụng CDN
- Chọn một nền tảng lưu trữ web tốt nhằm cung cấp tốc độ tải trang nhanh và thời gian hoạt động
- Tối ưu hóa kích thước hình ảnh trên trang web của bạn
- Giới hạn số lượng plugin
- Sử dụng bộ nhớ đệm trên trang web
- Giảm việc sử dụng phông chữ web
8. Tạo các trang FAQ cho công cụ voice search
Việc tạo các trang hỏi - đáp với công cụ tìm kiếm bằng giọng nói sẽ mang lại lợi ích đáng kể vì từ khóa câu hỏi rất phổ biến.
Theo thống kê, tìm kiếm bằng giọng nói sử dụng qua trang FAQ thường xuyên hơn là sử dụng bằng máy tính để bàn.
Các trang câu hỏi FAQ có thể xếp hạng cho một số truy vấn tìm kiếm bằng giọng nói. Các truy vấn này thường ngắn gọn, trả lời chính xác cho những gì người dùng đang tìm kiếm. Do đó, Google thường lấy câu trả lời từ trang FAQ của bạn bất cứ khi nào người dùng thực hiện tìm kiếm bằng giọng nói.
Kết
Trên đây là các mẹo vặt để tối ưu hóa trang web bằng SEO voice search. Tìm kiếm bằng giọng nói rất tiện dụng và thích ứng được mọi thiết bị, môi trường. Tối ưu hóa trang web bằng SEO voice search sẽ giúp tối ưu hóa trang web cho doanh nghiệp, đẩy web xếp thứ hạng cao hơn trong công cụ tìm kiếm. Đây vẫn sẽ là xu hướng được ưa chuộng đối với người dùng trực tuyến trong thời gian tới.
Hải Yến - MarketingAI
Theo searchenginewatch
>> Có thể bạn chưa biết: Đừng bỏ lỡ 17 công cụ marketing hữu ích đến từ Google
Bình luận của bạn