User-generated content - người dùng tự tạo nội dung đang được dự đoán là xu hướng Marketing mới. Hôm nay hãy cũng MarketingAI tìm hiểu User-generated content là gì và học hỏi từ thành công của ông lớn Samsung.
User-generated content là gì?
User-generated content (UGC) - Nội dung do người dùng tạo ra, có thể là bất kỳ loại nội dung nào được tạo bởi những người dùng một cách tự nguyện và không cần trả phí. Về cơ bản, UGC là một dạng thuộc Word Of Mouth marketing.
Nội dung đó có thể là những bình luận, đánh giá, check-in địa điểm hoặc bài đăng (text, ảnh, video...) do khách hàng tạo ra. Theo đó, các nhãn hàng thường chia sẻ UGC trên những phương tiện truyền thông, tài khoản mạng xã hội và các kênh marketing khác của mình.
Samsung tạo nên cơn sốt với UGC #danceAwesome
Trước khi phát hành điện thoại thông minh Galaxy A, Samsung đã hợp tác với nhóm nhạc nữ K-pop Blackpink và cùng tạo ra challenge #danceAwesome. Tại đây, các ngôi sao trong nhóm Blackpink đã đăng một video TikTok nhảy theo câu hát hấp dẫn và nghe rất bắt tay của chiến dịch: “Awesome screen. Awesome camera. Long-lasting battery life.” Các câu hát này chính là những tính năng nổi bật của điện thoại thông minh mới ra.
Các thành viên trong Blackpink cùng đăng video TikTok nhảy theo câu hát của chiến dịch.
Tiếp theo, thương hiệu khuyến khích người hâm mộ đăng nội dung sáng tạo trên mạng xã hội về cuộc thi. Để tham gia, mỗi bài dự thi chỉ cần nhảy múa trên trên nền nhạc “Awesome screen. Awesome camera. Long-lasting battery life.” của chiến dịch. Những người chiến thắng sẽ nhận được nhận một chiếc điện thoại Samsung Galaxy A71 miễn phí.
Theo đó, các thành viên trong fandom (câu lạc bộ người hâm mộ) của Blackpink's là Blink đã nhảy theo nhịp điệu của bài nhạc và bắt chước theo thần tượng của mình. Bất ngờ, không chỉ các fan hâm mộ đó mà ngay cả những người nổi tiếng trên mạng xã hội cũng đã tham gia, sẵn sàng thể hiện những bước nhảy của mình với hàng triệu followers.
Cô gái nổi tiếng trên mạng xã hội TikTok có tên Holly H sở hữu 16,6 triệu người theo dõi đã đăng bài dự thi phiên bản của riêng mình và nói đùa rằng cô ấy đang thực hiện buổi thử giọng Blackpink. Bài dự thi của cô đã đạt được 250.000 lượt thích.
Một số người dùng khác, không tham gia trực tiếp nhảy như thần tượng mà thay vào đó họ đã edit các màn trình diễn của Blackpink với nhạc nền là các giai điệu của máy Samsung.
Kết quả là chiến dịch #danceAwesome đã tạo ra 20,5 tỷ lượt xem. Không chỉ thành công thu hút được chú ý về Samsung mà những người tham gia cũng chia sẻ tình yêu của họ dành cho Blackpink. Doanh thu cho dòng máy Galaxy A lúc mới ra mắt cũng đạt con số ấn tượng.
Có thể bạn quan tâm>>> Đại sứ thương hiệu Samsung – Vũ khí bí mật của ông lớn công nghệ
Học hỏi được gì sau thành công UGC của Samsung
Trao niềm tin một cách tự nhiên
Nếu như trong các chiến dịch truyền thống, thương hiệu tự nói về mình, điều này khó tạo được sự tác động lớn trong cộng đồng. Bởi vì người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính hơn, họ ít tin vào quảng cáo, mà tin tưởng nhiều hơn vào những chia sẻ từ bạn bè hay cộng đồng mạng xã hội của mình.
Samsung đã nhận ra điều này và tạo ra challenge #danceAwesome với tinh thần “nội dung là do bạn tạo, hình ảnh là do bạn tạo, không cần nói gì về chúng tôi, chỉ cần để nhạc nền của chúng tôi là được”. Chính điều này đã kích thích sự tham gia đông đảo khán giả.
Hợp tác với KOLs để viral
Dễ thấy nhất, một điểm sáng trong chiến dịch lần này của Samsung là họ có có khả năng bỏ ra một chi phí khổng lồ để hợp tác với nhóm nhạc hàng đầu Hàn Quốc như Blackpink.
Các doanh nghiệp nhỏ hơn có thể học hỏi từ điều này để "chọn mặt gửi vàng" với những influencers hoặc micro influencers có sức ảnh hưởng và chi phí phù hợp.
Điểm mấu chốt ở đây là họ biết đến sức mạnh của các influencers, KOLs. Khi người ảnh hưởng chia sẻ về sản phẩm trên tài khoản mạng xã hội, điều đó đồng nghĩa với việc nhãn hàng sẽ tiếp cận được những người theo dõi của họ. Từ đó tạo nên sức lan tỏa gấp nhiều lần.
Thúc đẩy hành vi mua hàng
Tất nhiên, mục tiêu cuối cùng mà Samsung hướng đến là gia tăng nhận diện thương hiệu sản phẩm và thúc đẩy quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Samsung tận dụng UGC một cách thông minh giúp lan truyền thông tin sản phẩm và khơi dậy mong muốn sở hữu sản phẩm đó của khách hàng.
Ngay cả khi không mua sắm, việc thường xuyên giới thiệu sản phẩm thông qua lăng kính người tiêu dùng trên mạng xã hội sẽ vô hình giúp tạo hiệu ứng lan truyền và truyền cảm hứng cho những khách hàng tiềm năng.
Kết
Rõ ràng qua case-study của Samsung, các marketers có thể thấy rõ hiệu quả to lớn của UGC trong chiến dịch Marketing. UGC giúp đưa đến góc nhìn khách quan từ quan điểm của người tiêu dùng, nâng tầm thương hiệu và góp phần xây dựng mối quan hệ bền vững giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Trong các bài viết tiếp theo, MarketingAi sẽ chia sẻ về những bí quyết triển khai UGC thành công cho các thương hiệu. Cùng theo dõi chủ đề thú vị này với Marketing AI nhé!
Elite Vu - MarketingAI
>>> Có thể bạn quan tâm: 3 bài học thành công về Green Marketing của các thương hiệu
Bình luận của bạn