Quảng cáo và game trực tuyến đứt mạch tăng trưởng - marketer cần làm gì?

04 Thg 03

Thị trường quảng cáo và game trực tuyến từng được đánh giá là đầy tiềm năng, khiến không ít marketer muốn dấn thân để khám phá vùng đất hứa này. Năm 2023, liệu lĩnh vực số đầy thách thức này còn giữ được phong độ? Thời điểm đại dịch diễn ra, khi các hoạt động đông người và trực tiếp buộc phải hủy bỏ, thị trường game trực tuyến đột biến trong tăng trưởng vì người dùng phần lớn phải ở nhà. Do đó, ngành công nghiệp game trực tuyến phát triển mạnh với doanh thu tăng 20%, đạt hơn 178 tỷ USD doanh thu toàn cầu năm 2020. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi mức độ phổ biến của quảng cáo trên thiết bị di động tăng lên trong thời gian này. Nay đại dịch đã qua đi, rất nhiều hoạt động khôi phục lại như trước, nhân sự làm việc từ xa bị cắt giảm và hầu hết doanh nghiệp đều ưu tiên cho nhân viên quay lại văn phòng làm toàn thời gian. Điều này liệu có tác động đến lĩnh vực quảng cáo và game trực tuyến? Câu trả lời là có. Trong công bố mới đây của VNG - kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam, ông lớn trong ngành game trực tuyến trong nước đã đưa ra nhận định: quảng cáo và game trực tuyến đã đứt mạch tăng trưởng. Dẫu chiếm đến 94% tổng doanh thu và là mảng doanh thu truyền thống của VNG, sự chững lại trong doanh thu năm 2022 đã thể hiện phong độ sa sút của cả hai lĩnh vực này. Kết quả không thể tránh khỏi là tỷ lệ doanh thu năm vừa qua của VNG đạt mức 77% kế hoạch, thấp nhất trong nhiều năm qua. Các marketer có thể làm gì trước sự chững lại của thị trường quảng cáo và game trực tuyến?

Biến động lớn trong thành phần khách hàng mảng game trực tuyến

Số liệu từ Cục Quảng cáo Tương tác có trụ sở tại Mỹ, trên thế giới có hơn 3 tỷ người chơi game trực tuyến với doanh thu quảng cáo trong trò chơi đạt 6,26 tỷ USD vào cuối năm 2022. Đây được đánh giá là thị trường dồi dào khách hàng với đầy tiềm năng cho các thương hiệu. Hãy thử điểm qua một vài nét quan trọng trong chân dung khách hàng của lĩnh vực game trực tuyến, với số liệu do Cục Quảng cáo Tương tác công bố:
  • 46% người chơi game là nữ
  • 70% người chơi là các bà mẹ
  • 80% người chơi là gen Z
  • Gen Z và gen Y dành khoảng 11 tiếng/tuần để chơi game
Số liệu được khảo sát tại Anh, Mỹ, Đức, Brazil và Nhật Bản. Bên cạnh đó, Statista cũng chia sẻ một số dữ liệu liên quan như:
  • 79% game thủ trên 18 tuổi
  • Độ tuổi trung bình của game thủ là 35 tuổi
  • 61% chơi game trên điện thoại di động
  • 95% game thủ nữ ở châu Á chơi game di động
Hơn nữa, số liệu thống kê cho thấy những người trên 40 tuổi cũng chơi trò chơi điện tử. 14% ở độ tuổi từ 35-44, 12% ở độ tuổi từ 45-54 và 7% trên 65 tuổi. Như vậy, nhóm khách hàng ở thị trường này đã không dừng lại ở người trẻ hay các cậu bé tuổi teen mà cả những nhóm người lớn tuổi hơn, ở mọi giới tính.
Thị trường game được đánh là vẫn là cơ hội tốt nhất cho các marketer.
Thị trường game được đánh là vẫn là cơ hội tốt nhất cho các marketer.
Với đặc điểm người chơi ngày càng đa dạng, sở thích không chỉ dừng lại ở game giúp nhóm khách hàng mở rộng, không quá chuyên biệt và “khó chiều”. Tuy vậy, với tư cách là một phương tiện marketing, quảng cáo qua game trực tuyến vẫn cần những chiến lược marketing hợp lý. Vậy các thương hiệu cần làm gì nếu muốn duy trì quảng cáo trong game trực tuyến? Câu trả lời nằm ở thiết bị di động. Ví dụ các trò chơi như Candy Crush, Gardenscapes, My Talking Tom,... phổ biến với người chơi ở độ tuổi khác nhau. Nếu các thương hiệu muốn hướng đến tệp khách hàng mục tiêu của riêng mình, trò chơi trên thiết bị di động vẫn là phương tiện lý tưởng. Dưới đây là những nhận định về game trực tuyến mà các marketer cần cập nhật cho chiến lược marketing của mình.

Trò chơi di động - thị trường tiềm năng cho các nhà quảng cáo và thương hiệu

Cách dễ nhất để cách nhà quảng cáo và thương hiệu trong lĩnh vực game trực tuyến là “tiến công” qua thiết bị di động. Thực tế là không phải tất cả người chơi game đều sẵn sàng trả tiền để mua game trên điện thoại. Họ vẫn muốn tải các trò chơi miễn phí hơn, do đó, quảng cáo là cách tiếp cận người chơi game vô cùng hiệu quả. Điều này giúp người dùng được chơi game miễn phí, nhà sản xuất game kiếm được tiền từ trò chơi và thương hiệu có cơ hội hiển thị quảng cáo đến với khách hàng mục tiêu của mình. Tuy nhiên, thương hiệu cần biết rằng quảng cáo trong trò chơi có thể khiến người chơi cảm thấy khó chịu và mang lại trải nghiệm tồi cho họ nếu không được đặt đúng vị trí. Sai lầm thường gặp của các marketer là đặt sai vị trí quảng cáo dẫn đến lãng phí chi phí.
Quảng cáo trong mobile game vẫn có thể được khai thác tốt
Quảng cáo trong mobile game vẫn có thể được khai thác tốt.
Để cải thiện tình trạng này, nhiều nhà phát triển trò chơi kết hợp cùng thương hiệu đã đưa ra giải pháp biến quảng cáo trở thành một phần của trò chơi để giảm thiểu gián đoạn trong trải nghiệm game thủ. Quảng cáo trong ứng dụng cũng có thể ở dạng quảng cáo được tặng thưởng. Đây là những quảng cáo không thể bỏ qua cung cấp cho người dùng bản xem trước của các mục trong ứng dụng hoặc thêm mạng hoặc lợi ích cho những người không muốn trả tiền cho phiên bản bổ sung miễn phí. Dưới đây là một số định dạng quảng cáo thường xuất hiện trong game di động mà các marketer có thể tham khảo để giúp quá trình chạy quảng cáo diễn ra hiệu quả hơn:
  • Quảng cáo xen kẽ
  • Native ads
  • Xem quảng cáo để tặng thưởng
  • Quảng cáo có thể mở rộng
  • Quảng cáo lồng ghép trong game

Quảng cáo xen kẽ

Quảng cáo xen kẽ là quảng cáo toàn màn hình nằm trên giao diện của ứng dụng. Loại hình quảng cáo này hiển thị trong thời gian nghỉ hoặc chuyển tiếp tự nhiên trong trò chơi và không làm gián đoạn trải nghiệm người dùng hoặc hiển thị ở dạng pop-up trong khi chơi.
Quảng cáo xen khẽ khi hiển thị trong game.
Quảng cáo xen khẽ khi hiển thị trong game.
Giống như quảng cáo banner, loại quảng cáo này dễ triển khai và không ảnh hưởng đến quá trình chơi trò chơi vì hiển thị ở chế độ toàn màn hình. Quảng cáo xen kẽ tạo ra ít hiển thị hơn so với banner nhưng thường tạo ra doanh thu cao hơn.

Native ads

Native ads là một trong những định dạng phổ biến nhất và là một trong những định dạng ít gây khó chịu nhất. Chúng tương tự như quảng cáo banner bình thường nhưng giao diện tương tự như một phần của trò chơi. Banner ads thường có hình chữ nhật hiển thị dưới dạng văn bản, hình ảnh hoặc video. Loại hình này có thể hiển thị trên màn hình chính, màn hình tiêu đề hoặc màn hình kết thúc trò chơi. Các banner native ads này là cách dễ triển khai nhất và có thể tối đa hóa mức độ hiển thị của quảng cáo trong khi người dùng chơi trò chơi mà không làm gián đoạn trải nghiệm.
Native ads được ưa dùng ở rất nhiều nền tảng, không riêng mobile game.
Native ads được ưa dùng ở rất nhiều nền tảng, không riêng mobile game.
Native ads có thể được tùy chỉnh để phù hợp với màu sắc, thiết kế hình ảnh, bố cục và bối cảnh của trò chơi. Định dạng phổ biến nhất của native ads là hình ảnh hoặc video. Ưu điểm lớn nhất mà marketer khai thác từ native ads là giảm tỷ lệ rời bỏ của người dùng, tăng giá giá trị lâu dài vì tính phù hợp với giao diện của mỗi ứng dụng.

Hình thức quảng cáo tặng thưởng

Nếu đã từng chơi game, hẳn bạn không lạ gì với các quảng cáo tặng thưởng này. Ví dụ bạn đang chơi game, các trò chơi miễn phí sẽ hiển thị quảng cáo có tặng thưởng như một cách để lên cấp hoặc kiếm phần thưởng khi xem một video quảng cáo.
Theo các chuyên gia, đây là loại hình quảng cáo có tỷ lệ xem cao nhất và được chấp nhận rộng rãi nhất.
Theo các chuyên gia, đây là loại hình quảng cáo có tỷ lệ xem cao nhất và được chấp nhận rộng rãi nhất.
Phần thưởng có thể bao gồm từ thêm thời gian chơi trò chơi đến tăng sức mạnh và các tính năng thường chỉ khả dụng khi mua hàng trong ứng dụng. Định dạng quảng cáo này cho phép người dùng kiểm soát trải nghiệm quảng cáo bởi họ có quyền quyết định có tương tác với quảng cáo để đổi lấy phần thưởng có giá trị hay không. Quảng cáo có tặng thưởng đã trở thành một định dạng ngày càng phổ biến trong trò chơi vì chúng thúc đẩy mức độ tương tác của người dùng đồng thời mang lại doanh thu lớn cho các nhà phát triển. >>> Xem thêm: Untitled Goose Game: tựa game làm điên đảo mạng xã hội chỉ với một clip

Quảng cáo có thể mở rộng

Quảng cáo có thể mở rộng có xu hướng làm gián đoạn trải nghiệm người dùng vì chúng mở rộng khi người dùng click vào banner. Khi được thực hiện đúng cách, loại hình này có thể mang lại lợi ích và trải nghiệm sống động. Nhưng nhiều khi quảng cáo vô tình được nhấp vào và mang lại rất ít lợi ích cho người chơi, thậm chí còn tạo cảm giác khó chịu.
Quảng cáo có thể mở rộng
Ví dụ về hiển thị của quảng cáo có thể mở rộng.

Quảng cáo lồng ghép trong game

Quảng cáo video trong trò chơi thường dài 15-30 giây và được đặt tự nhiên trong trò chơi tại điểm chuyển tiếp tự nhiên. Chúng làm gián đoạn trải nghiệm chơi, vì vậy cần được cân nhắc kỹ lưỡng và đặt cẩn thận. Thông thường, người chơi được thưởng thêm mạng sống hoặc phần thưởng khi họ xem toàn bộ quảng cáo video trong trò chơi. Vì lý do này, những loại quảng cáo này thường có tỷ lệ thành công cao hơn những loại khác với chi phí cũng đắt hơn các loại hình khác.
Quảng cáo lồng ghép trong game
Quảng cáo lồng ghép trong game xuất hiện nhiều trong các game mobile.
Các thương hiệu nên cân nhắc cẩn thận loại quảng cáo trong trò chơi nào phù hợp nhất với đối tượng, mục tiêu và ngân sách của họ. Bên cạnh đó, cũng nên thử nghiệm phân tách các ưu đãi, vị trí và nền tảng khác nhau vì hiệu suất và chi phí có thể thay đổi.

Tú Cẩm - MarketingAI

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.