Tú Cẩm - MarketingAI
Quảng cáo TV - không hết thời nhưng cần tìm hướng đi mới
01 Thg 03
Quảng cáo TV là một trong những loại hình quảng cáo lâu đời quen thuộc với người dùng Việt Nam. Vài năm trở lại đây, với tốc độ phát triển và nở rộ của nhiều công nghệ, vô số phương thức quảng cáo mới đã ra đời. Nhiều người đặt ra câu hỏi, giữa cơn bão số, quảng cáo TV liệu đã hết thời?
Trong bối cảnh quảng cáo ngày nay, các thương hiệu đang tìm cách triển khai nhắm mục tiêu chính xác trên các phương tiện truyền thông. Điều này nhằm mục đích tối đa hóa giá trị đầu tư, vừa cải thiện hiệu suất. Do đó, các marketer phải dựa vào digital marketing để mua các loại hình quảng cáo số.
Theo dữ liệu từ Advertiser Perceptions and Premion, việc nhắm đến các tệp khách hàng mục tiêu đang thúc đẩy những chiến thuật mua hàng mới. Do đó, dẫn đến sự thay đổi về ngân sách từ phía người mua.
Nhưng chỉ nhắm đến khách hàng mục tiêu thì chưa đủ, nhất là với quảng cáo trên TV. Các chuyên gia cho rằng, với các thương hiệu vẫn muốn tiếp tục chi tiêu vào quảng cáo TV thì trọng điểm là phải đầu tư vào nội dung. Như vậy, không quan trọng bạn chiếu quảng cáo trên kênh nào, tính hiệu quả vẫn sẽ được đảm bảo. Nhiều người lầm tưởng rằng, quảng cáo TV không mang lại kết quả và không ai xem nữa. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác.
Ví dụ như quảng cáo truyền hình cho Táo Quân năm 2023 vẫn đứng đầu thị trường về mức giá. Đài Truyền hình Quốc gia chiếm ưu thế với giá quảng cáo TV cao bởi độ phủ sóng rộng khắp cả nước. Nếu như không hiệu quả, các thương hiệu hiển nhiên sẽ không tiếp tục đầu tư vào loại hình quảng cáo này.
Phần lớn các marketer có kinh nghiệm, theo trang Marketing Week, có xu hướng đánh đồng quảng cáo TV và quảng cáo trên các kênh phát trực tiếp. Dẫu là ở loại hình nào thì từ góc nhìn marketing, các chiến dịch hoặc quảng cáo phải có nội dung chất lượng, an toàn cho thương hiệu và sản xuất chuyên nghiệp.
Với kết nối nội dung độc đáo đó là khả năng mang lại phạm vi tiếp cận vô song cho các nhà quảng cáo. Nếu quá để tâm đến kênh phát sóng, hệ quả là thương hiệu có thể phải hy sinh nhiều bao gồm lo ngại về lượt xem và tính an toàn cho thương hiệu.
Xu hướng hiện nay là các nền tảng xã hội đào sâu vàng mảng thiết bị phát sóng để tăng doanh thu quảng cáo và đáp ứng nhu cầu về nội dung. Sự thay đổi chiến lược này của các nền tảng xã hội lớn sẽ giúp thay đổi bối cảnh theo một cách tích cực. Như vậy, quảng cáo trên TV vẫn có những ưu thế lấn át trong thị trường truyền thông hiện nay.
Số liệu thực tế mà Công ty quảng cáo GumGum thu được chỉ ra rằng 75% thương hiệu đã gặp sự cố về an toàn thương hiệu vào năm 2021 và 2022. Có 49% người tiêu dùng nói rằng nhận thức về thương hiệu của họ bị ảnh hưởng tiêu cực khi thương hiệu xuất hiện cùng với nội dung xúc phạm, theo nghiên cứu của Digital Turbine. Nội dung do người dùng tạo ra (UCG) dễ gặp phải một số rủi ro nghiêm trọng về an toàn thương hiệu bởi khá khó kiểm soát. Trong khi nội dung quảng cáo chuyên nghiệp trên TV lại không dễ vướng phải lo lắng này.
Thế mạnh không thể phủ nhận của quảng cáo trên TV luôn là mức độ tương tác và phạm vi tiếp cận vượt xa các nền tảng mạng xã hội. Thế nhưng, người làm quảng cáo không nên bỏ qua các bài học từ phía mạng xã hội. Kể cả khi bạn đầu tư vào quảng cáo TV mà không cập nhật những thay đổi từ thị trường chung hay bỏ lỡ phân khúc đối tượng mong muốn thì kết quả vẫn không thể khả quan.
Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.
Bình luận của bạn