cover

Quan điểm của người dân về đại dịch COVID-19 hiện nay và ý nghĩa của chúng đối với các thương hiệu

06 Thg 10

Bài nghiên cứu “Understanding the Nations” do agency Walnut Unlimited thực hiện đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của dư luận ngay từ thời điểm ban đầu khi đại dịch bắt đầu bùng phát. Kết quả của...

Bài nghiên cứu “Understanding the Nations” do agency Walnut Unlimited thực hiện đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của dư luận ngay từ thời điểm ban đầu khi đại dịch bắt đầu bùng phát. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, sự không chắc chắn vẫn là cảm xúc phổ biến nhất trong số những cảm xúc được đo lường từ người dân. Tiến sĩ Cristina de Balanzo, Giám đốc của Walnut Unlimited đã chia sẻ năm phát hiện quan trọng nhất của bài nghiên cứu và chỉ ra ý nghĩa của chúng đối với các thương hiệu.

Quan điểm của người dân về đại dịch COVID-19 hiện nay và ý nghĩa của chúng đối với các thương hiệu- Ảnh 1.(Nguồn: Walnut Unlimited)

Thông qua việc hợp tác với công ty nghiên cứu Neurohm và sử dụng Phòng thí nghiệm Understanding Human của Walnut Unlimited, bài nghiên cứu đã được thực hiện trên 17 quốc gia khác nhau, tập trung vào sự khác biệt trong thái độ thích ứng của người dân địa phương cũng như trên toàn cầu, từ đó hiểu thêm nhiều điều về cảm xúc và hành vi của con người khi phải đối mặt với đại dịch lớn như COVID-19.

Nghiên cứu tính toán thời gian đưa ra phản ứng và câu trả lời từ người tiêu dùng. Thời gian trả lời ngắn hay dài sẽ giúp các chuyên gia nhìn ra được sự nghi ngờ và không chắc chắn ẩn sau những câu trả lời tưởng chừng như là hợp lý - từ đó vẽ ra một bức tranh chính xác hơn về cảm xúc của người dân đối với dịch bệnh toàn cầu. Nói một cách đơn giản thì các câu trả lời tự tin (nhanh hơn) thể hiện sự kết nối cao hơn giữa quan điểm lý trí và cảm xúc, còn những câu trả lời chậm hơn thì sẽ cho thấy điều ngược lại.

Cuộc khảo sát được thực hiện trên nền tảng online và trên 17 quốc gia đại diện. Sau đó, các chuyên gia sẽ sử dụng các phép đo lường ngầm để xem ý kiến chung nào về Covid-19 thực sự gây được tiếng vang trong lòng mọi người dựa trên các mức độ cảm xúc. Khi mọi người trả lời một loạt các câu hỏi, các chuyên gia sẽ đo lường những gì họ nói VÀ sự tự tin trong câu trả lời của họ để đưa ra các insights bổ sung.

Các phát hiện tổng thể đều liên quan đến sự giao tiếp (communication) và nhu cầu tập trung vào sự đơn giản đến từ cả Thương hiệu và Chính phủ. Vậy, các thương hiệu có thể học được gì từ những xu hướng Giao tiếp này. Hãy cùng nhìn vào 5 phát hiện chính dưới đây:

1. Niềm tin vào xã hội đã xấu đi

Việc truyền thông một cách mơ hồ và hỗn loạn thông tin đã làm nảy sinh cơ hội cho những kẻ chống đối xuất hiện. Họ có thể là những người truyền bá thông tin thất thiệt về các loại vắc xin chống COVID-19 hay những người theo một thuyết âm mưu nào đó. Nỗi sợ hãi của người dân dần tăng lên khi những thông tin hỗn tạp từ nhiều nguồn khác nhau về COVID-19 xuất hiện ngày càng nhiều, tạo ra một sự nghi ngờ nghiêm trọng không thể bàn cãi. Nó vô tình tạo ra một mảnh đất màu mỡ cho các thuyết âm mưu được phát triển, cùng lúc đó là sự thất vọng và tức giận từ phía người dân. Hệ quả là niềm tin xã hội ngày càng mai một đi.

Sự khác biệt trong lời nói và thái độ/hành động ngập ngừng ẩn sau những tuyên bố chắc chắn đó là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này, và nó được thể hiện ngay trong giai đoạn thử nghiệm vắc xin chống COVID-19 ở hầu hết các quốc gia cách đây không lâu. Hầu hết những người được hỏi khẳng định rằng họ muốn tiêm vắc xin ngay vắc xin được ra mắt (65%), nhưng chỉ chưa đến một nửa trong số đó là được thuyết phục thật sự (32%), số còn lại thì cảm thấy hoàn toàn không hề chắc chắn và không biết có nên tin tưởng hay không. Thậm chí trong 32% tin tưởng vắc xin đó là một sự lựa chọn đúng đắn thì họ vẫn vô cùng lo sợ.

Quan điểm của người dân về đại dịch COVID-19 hiện nay và ý nghĩa của chúng đối với các thương hiệu- Ảnh 2.(Nguồn: BV Bạch Mai)

Quan trọng: Ở những thời điểm bất ổn như hiện nay, việc tâm trạng người dân biến đổi qua từng ngày là điều khá dễ hiểu và họ sẽ có xu hướng tìm đến những người mà họ tin tưởng hoặc những thương hiệu có tiếng nói trên thị trường. Vậy nên, thương hiệu nào có vị trí vững chắc trên thị trường có thể tận dụng cơ hội này để tìm cách lên tiếng sao cho khéo. Người tiêu dùng đang rất muốn tìm thấy sự đồng cảm dù là ở bất kỳ thương hiệu nào. Và nếu bạn cho thấy được sự thấu cảm cho tình trạng hiện tại của người dân, thì bạn đã ghi điểm trong mắt khách hàng rồi đấy!

2. Việc thiếu đi sự rõ ràng trong giao tiếp đã khiến cho lực lượng lao động tình nguyện trên toàn thế giới giảm mạnh

Mọi người dân trên thế giới đều sẵn sàng giúp đỡ nhau khi bị thương nhưng đối với dịch bệnh COVID-19 thì sự sẵn sàng lại không cao đến thế. 70% người dân tuyên bố rằng họ mong muốn được giúp đỡ người khác, nhưng chỉ có 26% trong số này thật sự có thái độ mạnh mẽ và quyết tâm với điều này. Tỷ lệ tin tưởng thấp cho thấy rằng hầu hết mọi người đều không biết LÀM THẾ NÀO để giúp đỡ người khác. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc truyền thông rõ ràng tới người dân về các vấn đề hỗ trợ xã hội và cộng đồng địa phương, làm nổi bật vai trò quan trọng của truyền thông trong việc hình thành thái độ của tất cả mọi người.

Mọi người dân đều muốn thấy các thương hiệu xử lý trôi chảy các vấn đề liên quan đến dịch bệnh này, đặc biệt là những tình huống tạo ra hiệu quả về mặt tinh thần. Đây là một trong những chiến lược vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến thái độ của người dân đối với các hành động đến từ thương hiệu. Thương hiệu nào xử lý càng nhanh và trôi chảy thì càng nhận được sự đón nhận từ phía người dùng.

3. Lòng biết ơn đối với y bác sĩ đã được ghi nhận là một trong những niềm tin vững chắc nhất trên toàn cầu

Lòng biết ơn dành cho các y bác sĩ đã lan tỏa sâu rộng trên toàn cầu. Các chuyên gia y tế là trung tâm của toàn bộ đại dịch, vì vậy sự đồng cảm dành cho họ là rất cao. Nhiều câu chuyện truyền thông đưa tin về các y bác sĩ, mô tả công việc của họ vất vả ra sao và ví họ như những vị anh hùng vĩ đại nơi tuyến đầu chống dịch. Điều đó đã tạo động lực cho sự ra đời của nhiều Hiệp hội, Quỹ ủng hộ tích cực, củng cố lòng biết ơn của người dân đối với công việc của các y bác sĩ. 90% người được hỏi bày tỏ lòng biết ơn một cách cởi mở và hơn 70% thực sự bị thuyết phục bởi sự hy sinh thầm lặng đó.

Quan điểm của người dân về đại dịch COVID-19 hiện nay và ý nghĩa của chúng đối với các thương hiệu- Ảnh 3.(Nguồn: MOV)

Điều thú vị là những cảm xúc tôn trọng và biết ơn này là khá thấp ở các quốc gia phát triển, đặc biệt là các quốc gia có dịch vụ chăm sóc sức khỏe được coi là tốt nhất trong khu vực (như Đức, Thụy Sĩ, Lebanon). Có thể là do người dân ở các quốc gia này đã coi chăm sóc sức khỏe như một dịch vụ thương mại, do đó, kỳ vọng và yêu cầu của họ dành cho các y bác sĩ là cao hơn mức bình thường.

Sự đồng cảm là cần thiết khi tình trạng bất ổn xảy ra và nó là chìa khóa để các thương hiệu có thể tương tác với mọi người. Đơn giản là vì nó là thứ có thể kết hợp cả nhu cầu và cảm xúc của con người. Điều này hoàn toàn có thể áp dụng cho truyền thông thương hiệu. Hãy khiến cho khách hàng cảm thấy bản thân họ nằm trong kế hoạch phát triển và thông điệp mục tiêu của thương hiệu. Sự thấu hiểu về mặt nội tâm và sự đồng cảm sẽ mở ra nhiều lộ trình sáng tạo khác nhau dựa trên nhu cầu nội tâm của con người.

4. Sự đầu cơ của chính phủ tăng cao trên toàn thế giới và mọi người đã cảm thấy tác động của sự giao tiếp mơ hồ

Nghiên cứu cho thấy niềm tin của người dân dành cho các chính phủ trong công cuộc đối phó với đại dịch COVID-19 ngày càng giảm mạnh. Ở hầu hết các quốc gia được khảo sát, 47% đồng ý hoàn toàn với tuyên bố rằng “Chính phủ đang làm rất tốt việc đối phó với COVID-19”, nhưng trên thực tế thì chỉ có 31% thật sự tin tưởng điều này. Chỉ đối với Thụy Sĩ và Singapore, điểm số này dường như cao hơn với hơn 70% số người được hỏi tuyên bố rằng chính phủ của họ đang làm rất tốt và hơn 55% trong số họ thực sự tin tưởng điều đó (Bồ Đào Nha đứng ngay sau với cách biệt không xa).

Quan điểm của người dân về đại dịch COVID-19 hiện nay và ý nghĩa của chúng đối với các thương hiệu- Ảnh 4.(Nguồn: Zing)

Đối với tất cả các quốc gia này, việc duy trì giao tiếp trung thực, cập nhật thường xuyên và triển khai hiệu quả các ngân sách khẩn cấp được cho là nguyên dân dẫn đến sự tin tưởng trên. Đó là một bằng chứng khác cho thấy tầm quan trọng của một chiến lược truyền thông tốt và chu đáo trong việc hình thành nhận thức xã hội như thế nào.

5. Sự bất ổn ngày càng gia tăng là do chúng ta không có khả năng tin tưởng vào phán đoán của mình và không có khuôn mẫu để dựa vào

Một trong những câu hỏi lớn mà mọi quốc gia đều đặt ra là liệu việc ở bên nhau mọi lúc mọi nơi có làm tăng tình trạng căng thẳng trong gia đình hay không. Dù câu trả lời là Có hay Không thì cũng chẳng có mấy ai thật sự tin vào câu trả lời của họ.

Trung bình 51% số người được hỏi đồng ý rằng điều đó là đúng trong khi 31% trả lời Không. Tỷ lệ tin tưởng thật sự lần lượt chỉ là 19%8%. Những điểm số này đã chỉ ra rằng chúng ta đang sống trong một thời kỳ bất ổn và thiếu đi sự chắc chắn chưa từng có. Nhưng cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi nỗi sợ hãi và nhu cầu giành lại quyền kiểm soát của người dân đang ngày càng tăng cao trên toàn thế giới, bởi vì mọi người đều chưa bao giờ ở trong tình huống như thế này và do đó, chúng ta không biết mình sẽ phải làm gì.

Sự đơn giản là điều mà các tổ chức và thương hiệu được yêu cầu hơn bao giờ hết. Nó giúp tạo ra sự gắn kết tình cảm. Bộ não của người dân sẽ có xu hướng tìm kiếm những thông tin dễ dàng xử lý. Vì vậy, hãy thật đơn giản nhất có thể. Bạn sẽ nhận được sự ưu tiên từ người dùng một cách nhanh nhất!

Tô Linh - MarketingAI

Theo Econsultancy

>> Có thể bạn quan tâm: Tại sao trách nhiệm môi trường lại thay đổi cách nhìn của người tiêu dùng đối với các doanh nghiệp?

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.