Proposal là gì? 3 sai lầm thường gặp ở proposal marketing

24 Thg 05

Trong ngành quảng cáo - marketing, bản Proposal được xem như là một vũ khí tối thượng có thể giúp gặt hái được thành công cho cả agency và khách hàng doanh nghiệp. Cùng Marketing AI tìm hiểu Proposal là...

Trong ngành quảng cáo - marketing, bản Proposal được xem như là một vũ khí tối thượng có thể giúp gặt hái được thành công cho cả agency và khách hàng doanh nghiệp. Cùng Marketing AI tìm hiểu Proposal là gì và 3 sai lầm thường dẫn đến thất bại của các proposal là gì nhé!

Proposal là gì?

Proposal được hiểu là các đề xuất, nội dung nhằm trình bày về ý tưởng, hình ảnh, thiết kế hoặc phương thức tổ chức sự kiện dành cho một dự án, công trình đáp ứng mục tiêu đặt ra ban đầu. Có thể nói, proposal là hình thức trình bày trang trọng phần ý tưởng gửi đến đối tác hoặc khách hàng, đối với mọi loại hàng hóa hay dịch vụ bạn muốn trình bày, mỗi proposal đều cần có đủ cấu trúc bốn phần sau đây: (4 phần này được chia dựa trên mục tiêu truyền tải nội dung)

  1. Giới thiệu - An introduction
  2. Đặt khách hàng là trung tâm - Client-centered
  3. Trình bày chi tiết về những gì bạn đề xuất với khách hàng - A detailed description of what you propose to do
  4. Chuyên môn, khả năng và kinh nghiệm của bạn - Your expertise and experience
Proposal nghĩa là gì

Proposal nghĩa là gì? Proposal marketing là gì? (Nguồn: Internet)

Cấu trúc của Proposal gồm những gì?

Để có bản trình bày proposal thành công và hấp dẫn, đúng với những ý tưởng mà người viết đưa ra đòi hỏi phải có kỹ năng tư duy, lập luận tốt, đánh giá thật kỹ nội dung proposal. Vậy, proposal bao gồm những gì?

Giới thiệu - An introducation

Khi nghiên cứu, phân tích một bài viết nào đó thì đầu tiên cần hiểu được bài viết đó bao gồm những nội dung gì? Ai là chủ thể liên quan đến vấn đề đó,...Để có cái nhìn tổng quát, trước tiên phải tiến hàng giới thiệu các thông tin cơ bản liên quan đến nội dung bài proposal. Nội dung đó bao gồm:

Cấu trúc của Proposal gồm những gì?

- Tên dự án, chương trình và hình thức

- Nhưng gì bạn muốn người đọc làm tiếp theo

- Cung cấp đầy đủ thông tin

- Nên tạo một cái Title page ngắn gọn về tên của proposal.

Hướng về đối tượng trung tâm là khách hàng

Mọi khách hàng đều lựa chọn, sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn là họ sẽ nhận được những lợi ích và có thể giúp thỏa mãn tâm ly, nhu cầu mua hàng. Vậy nên khi cung cấp các thông tin về dịch vụ trong bài proposal phải đặt khách hàng làm trung tâm để hướng đến nắm bắt suy nghĩ, mong muốn của khách hàng.

Đề xuất chi tiết ý tưởng của tác giả

Khi đã mô tả về nhu cầu và những khách hàng quan tâm, phần tiếp theo là mô tả về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Bạn cần mô tả chính xác những gì bạn đề xuất cho dự án. Đây được xem là phần quan trọng nhất của proposal.

Trình bày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, khả năng hoạt động marketing của bạn – Your expertise and experience

Đây là phần cuối cùng của Proposal . Phần này bao gồm tất cả các thông tin mà bạn có sẽ thuyết phục khách hàng tiềm năng rằng bạn là lựa chọn tốt nhất để thực hiện dự án của họ. Nội dung thường bao gồm:

– Giới thiệu lịch sử Công Ty,

– Các thành viên, Nhân sự, hoặc các Team,

– Mô tả kinh nghiệm liên quan hoặc danh sách khách hàng bạn đã thực hiện công việc tương tự, và danh sách các dự án thành công mà công ty bạn đã thực hiện.

– Cái giải thưởng, đặc biệt Chứng chỉ đào tạo, hoặc các chứng thực từ khách hàng hài lòng.

3 sai lầm thường gặp trong proposal là gì?

Mất hứng thú của khách hàng

Nếu đề xuất của bạn không thể giữ được sự quan tâm của khách hàng tiềm năng, họ sẽ không dành thời gian để suy nghĩ thêm về bạn. Bất kỳ mối quan hệ kinh doanh tiềm năng nào đều dễ "chết yểu" trước khi nó thực sự bắt đầu.

Không ai có thời gian để bỏ qua các chi tiết không liên quan và chọn lọc nó cho bạn. Thật không may, hầu hết các đề xuất tiếp thị thường tham lam nội dung dẫn đến các chi tiết thừa thãi . Điều này khiến khách hàng có xu hướng loại bỏ hẳn đề xuất của bạn; nếu một proposal không thu hút sự chú ý của họ ngay lập tức và níu giữ chân họ, họ sẽ nhanh chóng quên nó và chuyển sang đề xuất tiếp theo.

Tập trung vào các kinh nghiệm và đối tác của mình

Nói về các kỹ năng, giải thưởng của bạn, và những thành tựu trong quá khứ là một nỗ lực hấp dẫn để gây ấn tượng với khách hàng. Nhưng nó thường là thứ cuối cùng nên xuất hiện cho nhiều đề xuất tiếp thị.

Thừa nhận về nhu cầu riêng của khách hàng.

Nếu các nhà tiếp thị thậm chí không thể truyền đạt cho khách hàng rằng họ hiểu tình hình của khách hàng trong đề xuất của họ, làm cách nào họ có thể làm điều đó cho khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp?

Các đề xuất tập trung hoàn toàn vào thông tin và chuyên môn của nhà cung cấp dịch vụ làm cho khách hàng cảm thấy như họ đang nhận được những nội dung thiếu xác thực và có vẻ chẳng liên quan tới họ. Những proposal thành công bao giờ cũng phải trả lời câu hỏi cơ bản về tâm trí của mọi khách hàng:

Tôi được lợi gì với đề xuất này?

Cấu trúc đề xuất tiếp thị và trình bày các vấn đề

Ngay cả với tất cả các thông tin phù hợp, các đề xuất tiếp thị sẽ không thu hút và thuyết phục khách hàng chất lượng trừ khi thông tin đó được trình bày một cách rõ ràng, hợp lý.

Để có thể giúp khách hàng doanh nghiệp phát triển công việc kinh doanh của họ, các marketer cũng cần dành thời gian để trả lời các câu hỏi như:

  • Tôi nên nói gì về đề xuất của mình?
  • Tôi nên bỏ đi những gì?
  • Làm thế nào để buộc tất cả mọi thứ lại với nhau theo cách có ý nghĩa?

Hiểu được câu trả lời cho những câu hỏi đó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và hạn chế sự thất vọng của đối tác. Nó sẽ giúp sắp xếp gọn ghẽ các đề xuất của bạn và cùng lúc làm cho chúng có sức thuyết phục hơn.

Mách bạn 6 tips để có bản proposal "ghi điểm" với khách hàng

6 tips để có bản proposal ghi điểm là gì

Proposal trong marketing là gì? Business proposal là gì? 6 tips để có bản proposal ghi điểm với khách hàng (Nguồn: Internet)

  • Làm nó thật "đậm đà bản sắc": Hãy điều chỉnh mỗi bản proposal cho từng khách hàng để họ dễ dàng nhận thấy được đặc điểm nổi bật của hai bên trong proposal. Đừng chỉ copy-paste, dù một số dự án có những nét tương đồng nhất định thì với bạn càng phải tìm ra nhiều điểm khác biệt.
  • Tập trung vào việc tạo nên một cuộc đối thoại: Lịch sự và cởi mở. Bạn có thể đưa đánh giá sơ bộ về mối quan hệ với khách hàng để đem lại giọng điệu gần gũi, thân thiện hoặc nghiêm chỉnh phù hợp cho bản proposal của mình.
  • Đặt câu hỏi: Các câu hỏi nhỏ, câu hỏi khơi gợi ý kiến đưa ra xuyên suốt proposal luôn được coi là một điểm cộng. Điều đó thể hiện rằng bạn không chỉ tập trung vào trình bày ý tưởng của mình mà còn đánh giá cao góp ý, trao đổi, ý kiến của người nghe.
  • Chú ý vào tính cá nhân: Cố gắng thể hiện sự đồng cảm với đối phương, thấu hiểu tình huống họ đang trải qua, và đồng tiếng nói với họ. Nếu có thể, bạn hãy đưa ra các lợi ích chung hoặc sở thích, mối quan tâm chung của 2 bên để khơi gợi cảm xúc thân thiết bắt đầu từ proposal.
  • Mang lại giá trị: Điều quan trọng nhất mà khách hàng tìm kiếm ở một proposal bao giờ cũng là giá trị mà họ nhận được, những lợi ích bạn có thể đem tới. Xây dựng niềm tin bằng việc đưa ra các nhận xét của khách hàng cũ, gợi ý, tiến cử từ bên thứ 3. Đừng chỉ kể, hãy trình bày, chứng minh bằng các hình thức khác như hình ảnh, video, nguồn tham khảo,...
  • Chỉnh sửa, rà soát nhiều lần - một chiêu "nhỏ nhưng có võ": Rất nhiều bản proposal bị từ chối thẳng thừng chỉ vì các lỗi chính tả, lỗi đánh máy, câu cú lộn xộn,.. Bạn nên nhớ rằng, proposal vừa thể hiện ý tưởng, lại vừa gián tiếp chứng minh cách làm việc của bạn/ doanh nghiệp bạn. Bản proposal được kiểm soát và chỉnh sửa chỉn chu luôn luôn đem lại cảm tình tốt đẹp về thái độ làm việc cẩn thận và tỉ mỉ.

>>> Xem thêm: Digital Marketing Plan – Các Bước Lập Một Kế Hoạch Digital Marketing Cơ Bản

Lời kết:

Vài lời khuyên nhỏ của chúng tôi mong đem lại sự chuẩn bị chu đáo và tự tin cho bản Proposal của bạn. Dù bạn mới tìm hiểu Proposal là gì hay đã có trong tay kha khá kinh nghiệm thì điều tối quan trọng cần có là tâm huyết và mong muốn bạn thể hiện về ý tưởng của mình trong mỗi bản Proposal với từng khách hàng, từng dự án.

Thao Nguyen - MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.