cover

Phương pháp Marketing "Bán hàng miễn phí" và cú lừa ngoạn mục của Jell-O

04 Thg 05

Ngày nay, Jell-O món mà chúng ta hay gọi đơn giản là “thạch” đã trở thành thứ đồ ăn phổ biến và được ưa thích trên toàn thế giới. Tuy nhiên nó đã từng ế ẩm đến nỗi không bán...

Ngày nay, Jell-O món mà chúng ta hay gọi đơn giản là “thạch” đã trở thành thứ đồ ăn phổ biến và được ưa thích trên toàn thế giới. Tuy nhiên nó đã từng ế ẩm đến nỗi không bán được trong vòng nhiều năm. Mãi đến khi được áp dụng 1 phương pháp Marketing lạ đời nhưng vô cùng sáng tạo "Bán hàng miễn phí".

Vào năm 1845, Pearle Wait phát minh ra một món tráng miệng hấp dẫn làm từ gelatin (một sản phẩm xuất xứ từ lò mổ) mang tên Jell-O. Tuy đây là một siêu phẩm tuyệt vời, có một không hai trên thị trường, nhưng ông Pearle đã không thể nào bán được cho ai sau 4 năm ròng cố gắng. Vì vậy, ông đã đầu hàng và chuyển giao toàn bộ những gì liên quan tới Jell-O cho Frank Woodward – một “salesman” bẩm sinh đã phát minh và bán ra rất nhiều sản phẩm trước đó.

Nhưng trớ trêu thay, kể cả Frank cũng khó khăn tìm ra được cách để bán Jell-O và đã định bán toàn bộ chỗ Jell-O tồn kho với giá 35$ nhưng không ai mua. Cuối cùng, ông đã nhận ra một insight của người tiêu dùng rằng “họ không biết nhiều về sản phẩm này và không biết sử dụng nó để làm gì. Chính vì thế, vào năm 1902, Frank và người phụ trách Marketing của công ti ông đã làm náo loạn thị trường bằng các cách:

  • Dành hơn 300$ để quảng cáo trên tạp chí Lady Home Journal với nội dung: Jell-O là món tráng miệng nổi tiếng nhất Hoa Kỳ! (trong khi con số người đã từng dùng Jell-O còn rất thấp).
  • In hàng chục ngàn cuốn sách dạy nấu ăn với Jell-O và phát miễn đến tận nhà cho các bà nội trợ Mỹ.
  • Đổ buôn cho các nhà phân phối lẻ chờ làn sóng các bà nội trợ ráo riết tìm mua.

Đúng như 2 thiên tài Marketing này dự đoán, chỉ sau một thời gian rất ngắn, các bà nội trợ đổ xô đi mua Jell-O. Và từ một sản phẩm không ai thèm ngó ngàng, cuốn sách của Jell-O đã trở thành best-seller trong năm 1904 và doanh thu của sản phẩm này đạt 1 triệu đôla trong 2 năm sau đó. 25 năm sau, 250 triệu cuốn sách dạy nấu ăn với Jell-O đã là bạn đồng hành với các bà nội trợ và Jell-O đã được bao phủ toàn bộ các nhà bếp ở Mỹ.

Từ đó, “bán hàng miễn phí” trở thành một công cụ Marketing mạnh nhất của thế kỷ 20. Vậy, chúng ta có thể thấy rằng, để làm Marketing, chúng ta cần phải có một tầm nhìn, một đầu óc “sáng tạo điên cuồng” để nghĩ được những thứ mà không ai nghĩ đến, vì như chúng ta đã thấy “miễn phí không phải là phi lợi nhuận”. Liệu ai nghĩ được đến điều đó?

Theo Tomorrow Marketers

MarketingAI - Admicro

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.