Những xu hướng Corporate Branding 2020 cho ngành dược

13 Thg 05

Chỉ mới giữa tháng 9 -2019 khi mà cả thế giới đang đón nhận những tín hiệu lạc quan khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có những dấu hiệu hạ nhiệt đầy tích cực thì một sự kiện chấn động khác đã thay đổi tất cả. Sự xuất hiện của nó đánh dấu một trong những thời kì đen tối nhất trong lịch sử nhân loại về mọi phương diện từ y tế - sức khỏe cho tới kinh tế - xã hội. Tiến trình phát triển chung của thế giới đã bị tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19, mở ra những bối cảnh mới, với những xu hướng mới và ngành Dược cũng không là ngoại lệ.

Thiếu hụt nguồn nguyên liệu dược phẩm

Theo các nghiên cứu thị trường của SSI, BMI, FPTS, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 cũng như những chính sách hạn chế hoạt động sản xuất cũng như xuất nhập khẩu của chính phủ tại Trung Quốc và Ấn Độ (những nơi chiếm hơn 80% tổng giá trị nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu của Việt Nam) khiến nguồn nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu bị thiếu hụt trong ngắn hạn đặc biệt là với nhóm 13 loại hoạt chất thuộc nhóm giảm đau – hạ sốt và nhóm vitamin.

Ở Việt Nam, mặc dù ngành dược vẫn đang tăng trưởng ổn định những năm gần đây, tuy nhiên lượng dược phẩm sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu. Trong khi đó kim ngạch nhập khẩu dược phẩm 2 tháng đầu năm 2020 tiếp tục tăng 3,4% so với cùng kì 2019. Có thể thấy rằng bài toán về nguồn nguyên liệu là khó khăn và thách thức chung cho các doanh nghiệp dược tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp dược thể hiện sức mạnh của mình qua truyền thông, thể hiện tín hiệu tích cực nếu làm chủ được nguồn nguyên liệu hoặc có trữ lượng tồn kho đủ lớn để chống trụ tới khi việc xuất nhập khẩu dược liệu được phép hoạt động trở lại.

Thậm chí, đây có thể trở thành một điểm mạnh cho những kế hoạch phát triển, truyền thông dài hạn cho thương hiệu doanh nghiệp khi dẫn đầu trong việc đầu tư vào nguồn nguyên liệu đầu vào, kiểm soát chi phí sản xuất, ổn định giá thành và dần hướng tới tự chủ nguồn nguyên liệu.

>> Xem thêm: Corporate Branding là gì

Tiến độ hợp tác giữa các doanh nghiệp Dược trong nước và các đối tác nước ngoài bị trì hoãn

Do việc di chuyển của các chuyên gia và đối tác giữa các quốc gia bị hạn chế bởi dịch bệnh COVID-19, tiến độ của các hoạt động hợp tác như thẩm định tiêu chuẩn sản xuất tốt (GMP) và xét duyệt quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm từ các đối tác ở Châu Âu, Hàn Quốc, v.v. cũng bị cản trở, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh cũng như chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Không chỉ là khó khăn riêng của doanh nghiệp Dược, mà đây là giai đoạn khó khăn chung của cả Thế giới khi các quốc gia vẫn đang hạn chế một số hoạt động vô thời hạn tới khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn. Điều này ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp FDI nói chung. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt ở Việt Nam hiện nay, có thể lạc quan rằng đây chỉ là vấn đề ngắn hạn.

Trong khi đó, theo JLL, do thiệt hại nặng nề từ dịch COVID-19, Trung Quốc phải đóng cửa nhiều nhà máy, tuy nhiên đây lại là thời cơ cho doanh nghiệp Việt khi đây chính là chất xúc tác thúc đẩy quá trình dịch chuyển sản xuất diễn ra nhanh hơn, sau khi đã được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hồi năm ngoái. Như vậy, dòng vốn FDI vào Việt Nam có thể sẽ tăng mạnh sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Để tạo dấu ấn tốt, thu hút vốn FDI,  doanh nghiệp Dược ngoài việc  truyền thông về những công tác chuẩn bị, chuẩn hóa dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP cũng cần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, bản lĩnh của ban lãnh đạo khi ứng phó với dịch bằng cách thay đổi chiến lược sản xuất, chiến lược kinh doanh phù hợp, kịp thời trong giai đoạn khó khăn.

Quy định đấu thầu công khai đối với thuốc

Thông tư 15/2019/TT-BYT quy định chi tiết về quy trình đấu thầu cung cấp thuốc cho các cơ sở y tế công lập, đã được ban hành trong quý 3, và có hiệu lực từ ngày 1/10/2019 là một lợi thế đối với các công ty sản xuất thuốc ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng sản xuất.

Đến 2020, hiện có 18 dây chuyền đạt tiêu chuẩn PIC/S-GMP, EU-GMP, Japan-GMP thuộc về các DN sản xuất Dược như DHG, IMP, PME, Sanofi Việt Nam, Savipharm, ... Các doanh nghiệp trong nước với dòng sản phẩm tiêu chuẩn này sẽ được hưởng lợi từ những thay đổi trên. Với cùng một tiêu chuẩn, cụ thể là EU-GMP, thuốc Việt Nam rẻ hơn 20-30% do chi phí lao động, xây dựng và vận hành nhà máy thấp hơn so với các nước phát triển. Trong 2020, các doanh nghiệp Dược nội địa cần tận dụng lợi thế này và đẩy mạnh truyền thông tới công chúng, nhà đầu tư và các đối tác nhằm gia tăng uy tín và thu hút vốn đầu tư.

Ảnh hưởng của COVID-19 tới hành vi người tiêu dùng

Cơ cấu tiêu dùng cũng có sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng mua sắm hàng hóa thiết yếu (thực phẩm, lương thực), dược phẩm (thuốc, sản phẩm chăm sóc sức khỏe), các dịch vụ giải trí tại nhà (truyền hình số, game online…)

Ngoài ra, hành vi tiêu dùng cũng thay đổi với chiều hướng ngày càng chú trọng các nền tảng online sau thời gian giãn cách xã hội. Thói quen mua hàng qua thương mại điện tử dần trở nên phổ biến và quen thuộc hơn với đại đa số người tiêu dùng, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Tuy rằng những hành vi và cơ cấu tiêu dùng này có thể nói là ngắn hạn do dịch nhưng vẫn sẽ tiếp tục được duy trì ngay cả khi dịch bệnh được xử lí dứt điểm bởi xu thế chung về tiến bộ công nghệ và chuyển đổi số trên toàn thế giới.

Nếu nắm bắt được cơ hội từ sự chuyển đổi mạnh mẽ offline sang online, thì đây là thời điểm lý tưởng để doanh nghiệp vừa củng cố nền tảng như hệ thống CRM, chatbot trao đổi, tương tác tư vấn trưc tuyến với khách hàng, người tiêu dùng; vừa xây dựng chiến lược truyền thông hình ảnh thương hiệu hiện đại, làm chủ thời cuộc trong cuộc đua chuyển đổi số.

Các hoạt động CSR hỗ trợ cộng đồng chống dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 gây ra tổn thất lớn về cả nhân mạng cũng như giá trị kinh tế. Đứng trước một kè thù chung, các thành phần trong xã hội từ nhà nước, doanh nghiệp cho tới người dân đều chung tay phối hợp cùng nhau vượt qua dịch bệnh. Đây là thời điểm để doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội (CSR) của mình nhằm hỗ trợ nhà nước cũng như cộng đồng.

Thời gian qua, các doanh nghiệp từ mọi ngành nghề đều có những cống hiến nhất định thể hiện trách nhiệm xã hội đáng khen ngợi. Ở Việt Nam, điển hình có thể kể đến như trường hợp tận dụng thanh long làm bánh mỳ vô cùng thành công của ABC Bakery. Với ngành Dược, các doanh nghiệp như CVI Pharma hay Dược phẩm Thái Minh đều có những hoạt động hỗ trợ cộng đồng và các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch.

Có thể nói, khi những thiệt hại của COVID-19 vẫn còn đó, những hoạt động CSR kết hợp với truyền thông xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là giải pháp thông minh. Hành động này sẽ gửi tới công chúng cũng như chính phủ những thông điệp tốt về hình ảnh doanh nghiệp, giúp thương hiệu được nhắc đến nhiều hơn, tạo độ thiện cảm, uy tín và xây dựng brand love tạo đà cho doanh nghiệp bứt tốc ngay từ trong dịch.

>> Xem thêm: Corporate Branding và những lợi ích cho doanh nghiệp

Kết luận

Tuy rằng cú sốc COVID-19 còn để lại nhiều khó khăn và chưa thể dự đoán chính xác khi nào mới hoàn toàn chấm dứt, nhưng chắc chắn rằng đây cũng chính là thời cơ tốt hơn bao giờ hết để doanh nghiệp tinh chỉnh lại bộ máy cũng như mạnh dạn thay đổi để thích nghi với thời cuộc khi câu chuyện chuyển đổi số và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp càng khẩn thiết nhằm hướng tới những giá trị cốt lõi, nội tại của doanh nghiệp.

Quý khách hàng cần tư vấn hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm về Corporate Branding có thể liên hệ qua thông tin dưới đây:

Admicro Corporate Branding Team

Email: corporate@admicro.vn

SĐT: 094 209 9966

Website: http://www.admicro.vn

Địa chỉ: Tầng 20, Center Building Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, HN

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.