Những thương hiệu toàn cầu áp dụng phương thức bán hàng đa kênh thành công

02 Thg 10

Những tiến bộ công nghệ ngày càng tích hợp vào cuộc sống khiến doanh nghiệp ngày càng có thêm nhiều phương thức để kết nối khách hàng hơn. Khoảng cách giữa trực tuyến và cuộc sống thực bắt đầu mờ dần đi, mở đường kinh doanh cho thương hiệu. Và khi hành vi của người tiêu dùng thay đổi, thương hiệu sẽ cần đưa ra những giải pháp tức thời. Thay vì nghĩ đến trải nghiệm trên máy tính để bàn, trải nghiệm di động, trải nghiệm máy tính bảng đơn phương, chúng ta cần theo đuổi một cách tiếp cận toàn diện - trải nghiệm đa kênh mà khách hàng có thể sử dụng bất cứ khi nào họ muốn. Cùng tìm hiểu những thương hiệu toàn cầu áp dụng phương thức bán hàng đa kênh thành công như thế nào qua bài viết dưới đây. 

Trải nghiệm đa kênh đang là xu thế (Ảnh: Go TRG)

Bán hàng đa kênh là gì?

Trải nghiệm kênh đa kênh (OmniChannel) là một phương pháp tiếp cận đa kênh để tiếp thị, bán hàng và phục vụ khách hàng theo cách tạo ra trải nghiệm tích hợp và gắn kết họ ở bất kì đâu và bất kì lúc nào. Bán hàng đa kênh được chứng minh đem lại hiệu quả hơn so với bán hàng truyền thống. Một doanh nghiệp nếu không muốn tụt hậu và trở nên lỗi thời cần áp dụng ngay xu hướng này, để tăng doanh số nhiều hơn và tạo nền tảng bán hàng được vững chắc hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Cách xây dựng chiến lược bán hàng đa kênh

Mỗi công ty cần phát triển cơ sở hạ tầng trải nghiệm độc đáo đa kênh để có thể đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Mỗi phòng ban cần làm việc trực tiếp và chặt chẽ để phát triển chiến lược một cách toàn diện nhất. Trong khi xây dựng chiến lược bán hàng đa kênh của doanh nghiệp, hãy xem các bên liên quan như:

  • Sản phẩm
  • Truyền thông
  • Bán hàng
  • Hỗ trợ khách hàng
  • Trải nghiệm của khách hàng

Khi mọi phòng ban doanh nghiệp hiểu mục đích của việc lên chiến lược bán hàng đa kênh, bạn có thể bắt đầu lên kế hoạch chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình này.

Mọi phòng ban trong doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ để chiến khai chiến lược bán hàng đa kênh (Ảnh: Internet)

Chiến lược của bạn nên bao gồm bản kế hoạch để xây dựng trải nghiệm thống nhất, phù hợp trên nhiều nền tảng, có thể bao gồm bất kỳ hoặc tất cả các kênh. Bởi bán hàng đa kênh là một khái niệm mới, doanh nghiệp có nhiều thời gian để bắt đầu với diện kinh doanh nhỏ, nếu thấy phù hợp có thể kết nối và mở rộng hơn trong tương lai. Dưới đây là một số thương hiệu tuyệt vời đã áp dụng thành công phương thức này, chắc chắn sẽ truyền cảm hứng cho doanh nghiệp còn đang băn khoăn áp dụng mô hình bán hàng đa kênh.

Những thương hiệu toàn cầu áp dụng phương thức bán hàng đa kênh thành công

Oasis

Oasis là nhà bán lẻ thời trang của Vương quốc Anh. Thương hiệu này đã hợp nhất trang web thương mại điện tử, ứng dụng dành cho thiết bị di động và cửa hàng truyền thống của họ thành trải nghiệm mua sắm đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết.

Nếu bạn bước vào một trong các cửa hàng của họ, bạn sẽ thấy các nhân viên bán hàng trang bị iPad có sẵn để cung cấp cho bạn thông tin sản phẩm tại chỗ, chính xác và cập nhật. IPad cũng hoạt động như một máy tính tiền, giúp nhân viên dễ dàng liên lạc với nhau ở mọi nơi trong cửa hàng. Nếu có mặt hàng bị thiếu hụt, nhân viên ngay lập tức có thể đặt hàng trực tuyến để sản phẩm đến thẳng nhà ở của bạn hoặc bất cứ đâu bạn mong muốn.

Ngoài ra, người mua sắm có thể tải xuống ứng dụng của Oasis để bổ sung trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng (hoặc trực tuyến) của họ.

Oasis ứng dụng trải nghiệm đa kênh ngay từ những chi tiết nhỏ nhất (Ảnh: Mojix)

>>> Xem thêm: Báo giá bài PR trên Genk: Trang thông tin dành cho tín đồ công nghệ

Virgin Atlantic

Khách hàng Robert Fransgaard đã chia sẻ kinh nghiệm tuyệt vời của mình với trải nghiệm dịch vụ khách hàng đa kênh của Virgin Atlantic.

Trong câu chuyện của mình, anh chia sẻ về trải nghiệm cá nhân với một đại diện có tên Dan, người không muốn bất kì trải nghiệm tồi tệ nào đến với Robert, khuyến khích Robert liên hệ trực tiếp với anh ta trong trường hợp có bất kỳ vấn đề nào trong tương lai. Dan không gọi điện thoại trực tiếp hoặc đăng tweet để thu hút sự chú ý. Mà Dan đã tiếp cận các kênh tiếp thị khác nhau của công ty để cung cấp cho Robert trải nghiệm dịch vụ được cá nhân hóa. Thật ngạc nhiên khi sự liên hệ cá nhân lại có tác dụng như vậy, đặc biệt là khi thương hiệu muốn sửa chữa những trải nghiệm tồi tệ của người tiêu dùng đối với công ty.

Hãng hàng không Virgin dẫn đầu trong nhiều khía cạnh của tiếp thị đa kênh, đây chính là mô tả tốt nhất về tính hữu hiệu của tất cả các kênh khi cùng nhau làm việc liền mạch.

Hãng hàng không Virgin dẫn đầu trong nhiều khía cạnh của tiếp thị đa kênh (Ảnh: Internet)

Chipotle

Bạn đã bao giờ thử đặt hàng trực tuyến nhưng kết quả nhận lại vẫn là sự chờ đợi không hồi âm chưa? Hoặc đã đặt hàng trên mạng nhưng bạn vẫn phải đến tận nơi order lại để nhận đồ.

Chipotle luôn tránh sự thất vọng đó cho khách hàng bằng trải nghiệm trực tuyến được phát triển bởi chính thương hiệu. Hệ thống trực tuyến và ứng dụng đặt hàng trên thiết bị di động của họ cho phép bạn đặt hàng ở mọi nơi. Bạn chỉ cần đăng ký tài khoản cho phép bạn lưu các đơn đặt hàng yêu thích của mình để có trải nghiệm nhanh nhất và dễ dàng nhất. Với kênh đa kênh, mục tiêu của hãng là làm cho cuộc sống của khách hàng trở nên dễ dàng nhất có thể. Và với các công cụ dễ sử dụng để truy cập và đặt hàng, Chipotle đã thực hiện một công việc tuyệt vời.

Chipotle phát triển ứng dụng cho phép khách hàng đặt đồ trực tuyến (Ảnh: Cargo Collective)

>>> Xem thêm: 5 Nguyên tắc tạo trải nghiệm người dùng vượt trội trong Marketing đa kênh

Kết

Không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của bán hàng đa kênh trong kinh doanh ngày nay. Tuy nhiên, quy mô của một số tích hợp được mô tả ở trên có thể khiến những doanh nghiệp nhỏ cảm thấy khó áp dụng mô hình này vào chiến lược kinh doanh của mình. Tuy nhiên, công nghệ đã đi được một chặng đường dài trong những thập kỷ qua, và chắc chắn, những thay đổi trong tương lai có thể khiến dù công ty nhỏ nhất cũng có khả năng tham gia trực tiếp với khách hàng - cho dù họ ở đâu, họ đang làm gì, hoặc thiết bị họ đang sử dụng.

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.