Những thương hiệu gắn liền với hình ảnh con Hổ

23 Thg 01

Với mỗi doanh nghiệp, một cái tên thương hiệu, logo hay bộ nhận diện đều ẩn chứa một ý nghĩa nhất định.  Nó có thể liên quan đến những đặc tính, tính chất, lĩnh vực kinh doanh hay giá trị mà sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu đó mang lại. Đôi khi nó lại gắn liền với người sáng lập ra chính thương hiệu đó.  Năm Nhâm Dần 2022 chính là năm con Hổ. Trong 12 con giáp, thì Hổ chính là “chúa sơn lâm”, là “mãnh thú” tượng trưng cho sức mạnh, quyền uy và lòng dũng cảm.  Vậy hãy cùng MarketingAI tìm hiểu xem, có những thương hiệu nào nổi tiếng trên thế giới gắn liền với hình tượng con Hổ nhé! 

Tiger Beer

Đây chắc chắn là cái tên mà nhiều người sẽ nghĩ đến đầu tiên. Hình ảnh con Hổ không chỉ được sử dụng trong tên thương hiệu mà còn được thể hiện trên mỗi chai bia.  Tiger Beer có lẽ là thương hiệu nhiều người sẽ nghĩ đến ngay khi nhắc đến hình ảnh "chúa sơn lâm" Tiger Beer có lẽ là thương hiệu nhiều người sẽ nghĩ đến ngay khi nhắc đến hình ảnh "chúa sơn lâm" Logo của hãng là hình tượng chú Hổ màu vàng dũng mãnh, đang nhe nanh vuốt bước đi dưới một cây dừa.  Được ra đời vào năm 1932, Tiger đã trở thành loại bia đầu tiên của Singapore được ủ tại chính đảo quốc này. Sự ra đời của bia Tiger thể hiện niềm hân hoan của những người sáng lập hãng với một sứ mệnh là “giới thiệu tinh hoa và sự sôi động đầy sức sống của châu Á ra thế giới” qua một loại bia có hương vị và chất lượng hảo hạng.  Ngày nay, Tiger là một trong những nhãn hiệu bia lớn nhất trên thế giới, và Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm của hãng. Hình ảnh hãng bia “mãnh Hổ” thường xuất hiện tại nhiều quán ăn, nhà hàng trên khắp mảnh đất hình chữ S. 

Bia Larue 

Bia Larue lần đầu tiên được sản xuất vào năm 1909 bởi một nhà nấu bia người Pháp tên Victor Larue. Đây cũng chính là nguồn gốc cho cái tên của thương hiệu bia lâu đời này.  Logo thương hiệu có hình ảnh con Hổ với các màu đen, trắng, vàng và cam, đang giương đôi mắt nhìn, thể hiện sự nguy hiểm và thận trọng như đang nhắm mục tiêu.  Con hổ của Larue nhìn trầm ngâm và nguy hiểm hơn Con hổ của Larue nhìn trầm ngâm và nguy hiểm hơn Tại Việt Nam, bia Larue thường được biết đến với tên gọi “Bia con cọp”. Nhãn hiệu bia này đã có mặt từ cách đây gần 100 năm và trải qua nhiều thăng trầm của năm tháng.  Năm 1927, bia Larue do hãng BGI (Brasseries et Glacieres Internationales) sản xuất lần đầu tiên tại nước ta.  Trước năm 1975, người miền Nam ít khi sử dụng từ bia, mà thường nói là “la-de”, ví dụ như “Rủ nhau đi làm ít la-de, nhâm nhi la-de”.  Bia Laure có một lịch sử lâu đời tại Việt Nam Bia Laure có một lịch sử lâu đời tại Việt Nam, gắn bó với nhiều thế hệ Từ “la-de” này chính là xuất phát từ “Biere Larue”, phát âm theo tiếng Việt là la-ruy-ê đọc liền nhau, dân Việt đọc chệch đi thành la-de.  Câu chuyện trên cũng đủ để thấy thương hiệu bia này đã phổ biến như thế nào tại Việt Nam. 

Tiger Balm 

Trở lại ký ức trẻ thơ của mỗi chúng ta, lọ cao con hổ chính là “vật bất ly thân” trong các gia đình và dường như nó có thể chữa được bách bệnh.  Tiger Balm, hay dầu cù là con hổ, hay Cao con hổ là sản phẩm của Aw Chu Kin (? - 1908), một thầy thuốc gốc ở Hạ Môn, Trung Quốc.  Tiger Balm là một thương hiệu của Singapore Tiger Balm hiện là một thương hiệu của Singapore Ông cùng hai con trai là Boon Par và Boon Haw đã có công phát triển sản phẩm và tạo dựng thương hiệu Tiger Balm. Tương truyền, loại dầu này được làm theo công thức cổ của các lang y, chuyên dùng cho vua chúa Trung Hoa. Sản phẩm Tiger Balm đầu tiên được ra mắt năm 1924 với tên gọi cao Con Hổ (Tiger Balm), đặt theo tên của Boon Haw (con hổ hiền lành). Thật hiếm có vị thuốc Á Đông nào có thể xây dựng được nhãn hiệu riêng, có sức sống bền bỉ và nổi tiếng như Tiger Balm. Theo ước tính, khoảng 1/3 dân số thế giới đã sử dụng loại dầu này trong gần 100 năm qua.

Onitsuka Tiger 

Onitsuka Tiger hiện là thương hiệu thời trang thể thao (sportswear) lớn tại Nhật Bản hiện nay và cũng được ưa chuộng tại nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.  Onitsuka Tiger hiện là một trong những thương hiệu sportswear lớn tại Nhật Bản Onitsuka Tiger là một trong những thương hiệu sportswear lớn tại Nhật Bản Lịch sử của thương hiệu này bắt đầu từ năm 1949 tại thành phố Kobe, bởi nhà sáng lập là cựu quân nhân trong Thế chiến 2 - ông Kihachiro Onitsuka.  Logo của thương hiệu này có thiết kế 4 sọc chéo, cũng là chi tiết được sử dụng phổ biến trên các sản phẩm giày của hãng.  Bởi vì họa tiết này được chính thức được ra mắt vào lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Mexico năm 1968, khi mà hãng tài trợ giày cho Đoàn thể thao Nhật Bản, do vậy còn nó còn có tên là “Đường sọc Mexico”.  Hoạ tiết “Đường sọc Mexico” nổi tiếng của Onitsuka Tiger Hoạ tiết “Đường sọc Mexico” nổi tiếng của Onitsuka Tiger Có ý kiến cho rằng đường sọc này được lấy cảm hứng từ chính vằn vện trên bộ lông con hổ bởi lý do nghe rất hợp lý: tên thương hiệu có chữ “Tiger” mà! Mạnh mẽ như hổ! Uy nghi như hổ!!!

KENZO  

Đây chính là thương hiệu được ví như “con hổ Á Đông giữa kinh đô thời trang thế giới”.  Kenzo được thành lập vào năm 1970 bởi nhà thiết kế người Nhật - Kenzo Takada, với tên gọi lúc đầu là Jungle Jap, nghĩa là “rừng Nhật Bản”. Logo thương hiệu ngoài dòng chữ “KENZO” lấy từ tên của nhà sáng lập thì còn là họa tiết hình con hổ mang biểu tượng đặc trưng của “rừng rậm” – đúng với nghĩa đen tên thương hiệu được đặt lần đầu tiên. Những chiếc áo in hinh chú Hổ đã trở thành một sản phẩm "must-have" của những ai yêu thích KENZO Những chiếc áo in hinh chú Hổ đã trở thành một sản phẩm "must-have" của những ai yêu thích KENZO Là thương hiệu thời trang mang 2 dòng máu Pháp – Nhật, Kenzo nổi tiếng với phong cách trẻ và đa sắc, đặc trưng bởi tính biểu tượng và đậm chất Á Đông, khác biệt hoàn toàn so với các thương hiệu thời trang khác tại châu Âu. Trên đây là những thương hiệu gắn liền với hình tượng con Hổ mà MarketingAI muốn giới thiệu đến các bạn trong năm mới 2022.  Bạn cảm thấy quen thuộc hay ấn tượng với thương hiệu nào nhất, hãy chia sẻ cùng chúng tôi! >>> Có thể bạn quan tâm: Cùng các thương hiệu "bắt trend" năm con Hổ 2022

Trang Trịnh – MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.