Những lo ngại về quyền riêng tư trên toàn cầu vào năm 2020 và tác động của COVID-19

30 Thg 07

Khi Internet đã trở thành một phần ngày càng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, mọi người bắt đầu nhận ra rằng quyền riêng tư của họ đang bị xâm phạm với tần suất ngày một thường xuyên hơn, theo nhiều cách khác nhau. Các dịch vụ như Facebook và Google rõ ràng là miễn phí và nó là nguyên nhân chính cho việc các công ty này có thể kiếm được rất nhiều tiền từ dữ liệu mà bạn cung cấp cho họ, và nó cũng giải thích tại sao họ có thể để trở thành một trong số các công ty có lợi nhuận cao nhất trên thế giới.

(Nguồn: Onlineprivacytips)

>> Xem thêm: Thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19

Những vụ khủng bố ăn cắp dữ liệu xảy ra mỗi ngày, nhưng việc thực tế là các tập đoàn lớn sở hữu quá nhiều dữ liệu của chúng ta trong một tệp cơ sở dữ liệu rộng lớn ngay từ đầu dường như đang khiến mọi người lo ngại rất nhiều.

Trong những năm qua, những lo ngại xoay quanh vấn đề quyền riêng tư trên internet đang ngày càng tăng lên. Theo một Báo cáo của Global Web Index, tỷ lệ người tiêu dùng quan tâm đến việc họ không được đảm bảo quyền riêng tư trên internet đã tăng từ mức trung bình toàn cầu từ 53,8% lên 59,4% kể từ năm 2013. Người dân trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã mở rộng phạm vi truy cập Internet và công nghệ cao ngày càng nhiều hơn trong khoảng thời gian gần đây, và ghi nhận sự tăng trưởng về mức độ quan tâm từ 59% lên 60%. Tuy nhiên, do đây là những thị trường vốn đã có nền tảng phát triển mạnh về Internet từ trước, nên thực tế là số lượng người dùng có quan tâm đến vấn đề này vẫn duy trì ổn định.

Nếu bạn nhìn vào thị trường Mỹ Latinh, Trung Đông và Châu Phi, các khu vực có lượng người sử dụng Internet đang ngày càng gia tăng, thì có một xu hướng đang nhận được sự chú ý. Cụ thể, tỷ lệ người dùng quan tâm đến các vấn đề quyền riêng tư trên nền tảng online đã tăng từ 52% và 53% lên 61% và 62%, một mức tăng khá lớn theo bất kỳ số liệu nào.

Điều này có nghĩa là khi việc sử dụng internet và mạng xã hội ngày càng lan rộng trong các lĩnh vực này, thì mối lo ngại về vấn đề quyền riêng tư trên nền tảng online sẽ ngày càng gia tăng, vì thực tế là mọi người đang ngày càng nhận thức rõ hơn về cách thông tin của họ được sử dụng như thế nào trên nền tảng trực tuyến.

Châu Mỹ Latinh, Trung Đông và Châu Phi đều chứng kiến ​​sự tăng trưởng đột biến trong mối quan tâm của người dùng vào năm 2018, với tỷ lệ người dùng lo ngại về vấn đề quyền riêng tư trước đây chỉ đạt 63%, nhưng sau đó đã tăng lên 67%. Mặc dù những con số này đang có xu hướng ổn định hơn, nhưng nó cũng chưa thật sự khiến người dùng yên tâm. Như việc ngay cả Bắc Mỹ cũng ghi nhận ​mức tăng từ 56% lên 62%, điều đó có nghĩa là ngay cả người tiêu dùng ở các thị trường phát triển cũng đang rất lo ngại về vấn đề này.

Khi đại dịch COVID-19 có dấu hiệu bùng phát mạnh mẽ, chính phủ các nước buộc phải sử dụng các phương tiện theo dõi liên lạc bằng cách sử dụng dữ liệu người dùng trực tuyến để xác định xem ai có khả năng nhiễm virus corona nhất và khả năng lây lan của họ như thế nào. Điều này đã dẫn đến những lo ngại về việc quyền riêng tư của người dùng bị xâm phạm, với 42% số người ở Mỹ và 39% ở Anh nói rằng họ lo lắng về việc chính phủ sẽ sử dụng những thông tin này như thế nào trong việc xâm phạm quyền tự do dân sự của họ.

Tô Linh - MarketingAI

Theo Digitalinformationworld

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.