Nhìn lại "hành trình sáng tạo" của OPPO kể từ khi ra mắt đến hiện tại

19 Thg 06

OPPO có lẽ là một trong những thương hiệu thâm nhập sớm nhất vào thị trường Việt Nam. Hãng điện thoại đến từ Trung Quốc này ngay lập tức chiếm lĩnh được thị phần "béo bở" từ phân khúc tầm trung, dần dần hãng tiến thẳng đến các thị trường Flagship. Mới đây, hãng đã cho ra mắt OPPO Reno với thiết kế cánh quạt hết sức độc đáo. Vậy hãy cùng nhìn lại quá khứ để tìm hiểu xem, hành trình sáng tạo của OPPO trải qua những thăng trầm gì, cũng như vì đâu hãng lại thành công đến vậy nhé!

OPPO Reno -  Điện thoại mang đúng bản chất "máu điên"

OPPO Reno có thể nói là một trong những điện thoại sáng tạo nhất trên thị trường hiện nay, khi mà thiết kế của nó đi ngược lại so với các dòng điện thoại khác đã ra mắt. Nếu như Apple hay Samsung được coi là hãng điện thoại "Chơi liều" và tạo ra xu hướng vài năm trở về trước. Thế nhưng, để mà nói thương hiệu nào có bước đột phá cũng như chấp nhận rủi ro cao ở thời điểm hiện tại, thì OPPO là cái tên không thể không nhắc đến.

(Nguồn: Dân trí)

Với màn ra mắt này, OPPO Reno sở hữu những sáng tạo đột phá về camera, nếu cụm camera tiềm vọng phía sau đóng vai trò tạo nên những bức ảnh tuyệt vời nhờ khả năng zoom ấn tượng, thì cụm camera trước lại mang tính chất độc đáo nhờ cơ chế trượt theo hình cánh quạt. Reno trượt theo kiểu chẳng giống ai, nhưng đó chính là điều cho thấy OPPO luôn mang trong mình một năng lượng sáng tạo đặc biệt. Chỉ cần cầm trên tay, OPPO Reno sẽ ngay lập tức được nhận diện ngay bởi phương thức camera xòe ra đầy bất ngờ.

(Nguồn: The Star Online)
 

Khi mà các hãng điện thoại khác vẫn đang chạy theo xu hướng Camera Kép, cũng như màn hình nốt ruồi... Thì Oppo với triết lý "độc lạ" dũng cảm một mình đi riêng một con đường. Hãng đã giải được bài toán về diện tích chiếm hữu của cụm phần cứng này ở mặt trước, cho phép mở rộng tỷ lệ màn hình/body lên mức tối đa hiển thị. Việc tối ưu được vấn đề hiển thị này, đã làm cho hãng có được thiết kế của một màn hình vô cực theo đúng nghĩ đen, chứ không phải "lấp liếm" như một số hãng khác.

Hành trình sáng tạo vượt bậc ngay từ thuở "sơ sinh"

Nếu như những ngày đầu OPPO đặt chân đến Việt Nam, người ta vẫn có định kiến về hàng Trung Quốc sao chép, nhái từ ngoài vào trong... Thì họ đã nhầm, nói có sách, mách lại càng phải có chứng, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều có những phút giây bồi hồi khi được chứng kiến cụm cam xoay lật phá cách vào năm 2011 của OPPO N1 và sau đó là của OPPO N3 vào 2015. Lối mòn có lẽ là thứ không nằm trong từ điển của OPPO, ngoài camera, những đổi mới về phần cứng cũng đã góp phần đưa OPPO Find 5 và Find 7 vượt lên trên những sản phẩm cùng thời. Tuy nhiên có lẽ đến 2018, OPPO mới thực sự bùng nổ với sự ra mắt của Find X, một ẩn số khiến cả thế giới phải sửng sốt, mắt chữ A, miệng chữ O về sự táo bạo về cơ chế trượt camera ấn tượng.

Từ OPPO N1...
Cho tới OPPO FindX hãng đều cho thấy sự sáng tạo vượt bậc (Nguồn: GSMarena)

Người ta thường nói về thương hiệu nào có "DNA sáng tạo" trong triết lý kinh doanh, thì Apple hay Samsung được hiện ra đầu tiên. Thế nhưng người ta lại quên đi mất một thương hiệu tiềm năng như OPPO. Chẳng cần phải nói nhiều, hãng điện thoại Trung Quốc này mỗi năm lại đem đến cho khách hàng những ấn tượng rất sâu đậm, nhất là những cải tiến về Camera. Trong khi Apple đã quá an toàn với những thiết kế "sang nhưng không đột phá", Samsung dần đi vào lối mòn khi "màn hình cong" giờ đã quá bão hòa. Thì OPPO lại khai thác những khía cạnh khác khiến người dùng phải tập trung vào họ. Việc tạo ra khác biệt, luôn là một chiêu thức hiệu quả trong Marketing. Và việc sáng tạo đã ăn vào DNA của hãng khiến cho thương hiệu này chính là kẻ dẫn đầu cho những thiết kế mang lại những trải nghiệm và cảm xúc tuyệt vời nhất khi sử dụng.

Sự sáng tạo trong màu sắc (Nguồn: Youtube)

Bên cạnh thay đổi về Camera, hãng cũng tích cực có những thay đổi về màu sắc, giúp cho thiết kế sang trọng không chỉ gói gọn vào 1 màu, mà nó còn có cả những màu sắc Ombre. Rất nhiều thử nghiệm có trên những dòng điện thoại từ tâm trung đến cao cấp của hãng, từ màu sắc nổi bật đến những màu rất sang trọng kết hợp với nhau. Những thử nghiệm này tạo được hiệu ứng rất tốt và được thị trường hết mực đón nhận. Đây chính là cái thị trường cần giữa một rừng các hãng điện thoại đang sao chép lộ liễu lẫn nhau. Nhất là trong khi OPPO đến từ Trung Quốc, hãng đã phải khá chật vật khi xóa bỏ định kiến mà khách hàng có từ khi xuất hiện.

OPPO thành công nhờ đâu?

OPPO thành công tại Việt Nam là điều không thể phủ nhận. Hãy nhìn vào thị phần mà hãng đang nắm giữ tại Việt Nam (22.09%), đứng thứ 2 chỉ sau Samsung đủ để thấy nó có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến nhường nào. Sáng tạo, cũng như tạo ra nhiều phân khúc để người dùng lựa chọn chính là 2 yếu tố khiến hãng thành công được như ngày hôm nay. Chính bởi sự sáng tạo trong thiết kế đã khiến những sản phẩm của OPPO nổi bật hơn, dù mức giá sấp xỉ ngang bằng nhau. Trên hết việc tạo ra nhiều phân khúc, từ bình dân, đến cận cao cấp, và cao cấp đã khiến hãng mở rộng đối tượng khách hàng và tăng độ nhận diện hơn.

Thị phần Smartphone tại Việt Nam (Nguồn: Clickbuy)

Thế nhưng, mức độ ảnh hưởng của hãng cũng rất đáng nể. Việc chọn những ngôi sao hạng A như Hồ Ngọc Hà, Sơn Tùng MTP, Noo Phước Thịnh, Tóc Tiên... đã khiến cho OPPO trở thành một thương hiệu "chịu chơi" về mặt truyền thông quảng cáo. Tài trợ cũng giúp OPPO gia tăng được đáng kể sự kết nối với khách hàng, chiến lược PR hoàn chỉnh, cũng như sự bài bản trong lộ trình phát triển tại Việt Nam. Điều này khiến OPPO có được "trái ngọt" trước các đối thủ cùng quê như Huawei, Xiaomi hay Vivo.

(Nguồn: OPPO)
Xem thêm: Chiến Lược Đại Sứ Thương Hiệu Khôn Khéo Của Oppo

Kết luận

Có thể nói, OPPO có một hành trình khá gian nan khi đại diện cho cả một bộ mặt ngành công nghệ Trung Quốc. Nói không quá thì OPPO chính là thương hiệu mở đường cho các hãng khác xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Bằng chính sự sáng tạo, cũng như nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, hãng điện thoại đến từ Quảng Đông này đang là thương hiệu "ăn nên làm gia" nhất tại thị trường 90 triệu dân.

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Tổng hợp

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.