"Nhà hàng ma" không bàn ghế, xu hướng dịch vụ mới trong ngành F&B Châu Á

18 Thg 10

Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước trong khu vực châu Á, trong đó có cả Việt Nam đang chứng kiến sự gia tăng đến chóng mặt của các "nhà hàng ma". Như một xu hướng mới đang trên đà phát triển trong ngành F&B Châu Á, những cửa hàng không mặt tiền, không bàn ghế và không người phục vụ, các "nhà hàng ma" này đang mọc lên như nấm sau mưa với tốc độ tăng trưởng nhanh bất ngờ nhờ dịch vụ giao đồ ăn. Cùng MarketingAI tìm hiểu rõ hơn về những "nhà hàng ma" qua bài viết dưới đây!

>>> Có thể bạn quan tâm: Lĩnh vực ngành F&B là gì

"Nhà hàng ma" với tốc độ tăng trưởng chóng mặt đang nở rộ tại châu Á

Các nhà hàng ảo bắt đầu nở rộ và trở thành xu hướng nhờ cơn bùng nổ của dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến. (Nguồn: Hoteljob)

"Nhà hàng ma" thực chất không mới cũng chẳng cũ với người tiêu dùng hiện tại ở nhiều quốc gia. Khái niệm này được dùng để gọi những nhà hàng chỉ chế biến thức ăn phục vụ khách hàng đặt đồ qua mạng. Cùng với sự phát triển của công nghệ và các ứng dụng đặt đồ trực tuyến online, những "nhà hàng ma" này mọc lên ngày càng nhiều và dần trở thành xu hướng tất yếu trong cuộc sống hiện đại của con người.

Tại thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và nhiều nước trong khu vực châu Á, thị trường giao đồ ăn trực tuyến hiện có quy mô lên tới 95 tỷ USD và ước tính sẽ còn tăng hơn 11% mỗi năm từ nay đến năm 2023. Tại châu Á, thị trường giao đồ ăn online khu vực hiện đạt quy mô 53 tỷ USD, chiếm hơn 50% nhu cầu toàn cầu. Các khảo sát cho thấy ngày càng nhiều hộ gia đình châu Á lười đến nhà hàng, do cuộc sống, do mưu sinh và do sự tiện lợi mà dịch vụ mang lại, thói quen đặt đồ ăn online đang dần trở thành xu hướng mới trong những năm gần đây và còn nhiều tiềm năng để phát triển cực thịnh trong tương lai.

Biểu đồ thể hiện lượng đồ ăn được đặt hàng qua website và các ứng dụng tại một số nước (Nguồn: NPD Group)

Còn tại thị trường Việt Nam, xu hướng kinh doanh theo hình thức online giao đồ ăn trực tuyến cũng đang phát triển và ngày càng có xu hướng tăng cao. So với mặt bằng chung các nước trong khu vực thì quy mô và tầm ảnh hưởng cũng như nhu cầu của người Việt chưa nhiều và đa dạng như các nước bạn tuy nhiên vẫn luôn có một lượng không nhỏ thực khách không thích đi ăn ngoài vì ngại di chuyển. Piza Huts, Cavary… là những ví dụ điển hình cho hình thức giao đồ ăn trực tuyến này; ngoài ra cũng có rất nhiều cửa hàng nhỏ lẻ, cá nhân kinh doanh mảng đồ ăn trực tuyến, ăn vặt... với tốc độ phát triển ngày một gia tăng theo cấp số nhân.

>>> Xem thêm: Grab và Gojek: Cuộc chiến không khoan nhượng giành thị trường giao đồ ăn tại Đông Nam Á

Lý giải cho sự phát triển mạnh mẽ của những "nhà hàng ma" này

Lý do chính dẫn đến xu hướng "nhà hàng ma" phát triển cực thịnh tại châu Á này xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng. Có cung ắt sẽ có cầu, nhu cầu càng lớn nguồn cung càng phát triển mạnh để phục vụ xu hướng phát triển chung đó. Việc xuất hiện ngày càng nhiều nhà hàng “ma” hay nhà hàng “ảo” tại các nước châu Á nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, bởi:

  • Rất nhiều người muốn mở nhà hàng nhưng không đủ khả năng tài chính khi chi phí mở và vận hành nhà hàng thật sẽ tốn hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng tùy quy mô và mục đích kinh doanh, mức độ cạnh tranh lớn, tỷ lệ thất bại và đào thải cao, lại cần nguồn nhân sự nhiều…. trong khi với nhà hàng ảo thì mọi yếu tố trên đây đều đi theo chiều ngược lại, đặc biệt, không tốn chi phí thuê/ mua mặt bằng tại vị trí mặt tiền để hút khách.
  • Tận dụng tối đa không gian thuê dịch vụ bếp dùng chung (có thể là bếp mở cho thuê của một công ty bất kỳ hay bếp của các nhà hàng, quán ăn ngưng hoạt động thời gian hoặc bị phá sản) để chia sẻ không gian và tiết kiệm chi phí, lại đảm bảo có đầy đủ cơ sở vật chất, tiện nghi để chế biến món ăn chất lượng nhất phục vụ thực khách trực tuyến, thay vì phải chi một khoản lớn mua mới/ mua lại toàn bộ. Theo thống kê, nhà hàng ảo tại bếp chung có tỷ suất lợi nhuận trung bình là 20% nhờ mô hình hoạt động gọn nhẹ, trong khi các nhà hàng thông thường chỉ là 10%.

Không thể phủ nhận “nhà hàng mang đi” là mô hình hợp thời dành cho những ai “muốn bắt đầu kinh doanh nhà hàng một cách nhanh chóng với chi phí thấp và ít rủi ro”. Tuy nhiên, mô hình này chỉ phục vụ cho một nhóm đối tượng khách hàng nhất định là những người không thích ra ngoài ăn tiệm, không thích nấu nướng nhưng muốn được ăn ngon tại nhà… Đặc biệt, nhà hàng “ma” sẽ là tiền đề, bàn đạp để mở nhà hàng thật và kinh doanh hiệu quả hơn nếu tạo được danh tiếng và khẳng định thương hiệu, được khách hàng công nhận.

>> Xem thêm: “Say gọi xế, xế nhận say” – Dịch vụ đầy tiềm năng ngành F&B Tạm kết

Với những khởi đầu thuận lợi cùng sự ủng hộ tích cực từ người dùng, "nhà hàng ma" ngày càng trở nên phổ biến trong ngành F&B châu Á nói riêng và trên thế giới nói chung. Như một nhu cầu tất yếu của cuộc sống, nơi dành cho những người bận rộn nhưng vẫn được thoả mãn nhất về chất lượng dịch vụ món ăn mà không cần phải đi xa.

Phương Thảo - MarketingAI

Theo Zing.vn

   

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.