Tại Việt Nam, những nghiên cứu thị trường trà sữa rằng đây đang trở thành một cơn sốt không có dấu hiệu hạ nhiệt khi những năm gần đây số lượng cửa hàng liên tục tăng nhanh. Càng ngày thị phần của trà sữa ngày càng được mở rộng, nó trở thành một văn hóa mới trong xã hội Việt Nam. Vậy hãy cùng xem thị trường này có gì đang được giới trẻ quan tâm?
Nghiên cứu thị trường trà sữa Việt Nam cho biết những điều gì?
Thị trường trà sữa đang trở nên nóng hơn bao giờ hết với sự vào cuộc của hàng loạt các thương hiệu lớn nhỏ, từ trong nước đến các thương hiệu ngoại nhập. Các thương hiệu như Dingtea, Koi, Royal Tea, Gong cha đang là những thương hiệu có mức độ phủ sóng mạnh mẽ nhất tại thị trường Việt Nam. Chính vì nhìn thấy tiềm năng từ "mỏ vàng" để kinh doanh, mà đối tượng tập trung chủ yếu vào giới trẻ thì một loạt các thương hiệu Việt như: Chevi, Bobapop... cũng tham gia vào thị trường tiềm năng này.
Hầu hết đối tượng được khảo sát trong nghiên cứu thị trường trà sữa Việt Nam rơi vào độ tuổi từ 18-39, đây là độ tuổi có tần suất sử dụng loại sản phẩm này nhiều nhất. Hơn thế nữa, nghiên cứu cũng được tổ chức ở hai tỉnh thành lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính khảo sát này đem đến cho các Marketer cái nhìn tổng quát nhất về thị trường đầy tiềm năng này, hãy cùng xem tại sao nói đây là một "thị trường vàng" tại Việt Nam hiện nay?
Nghiên cứu thị trường trà sữa: Trào lưu hay xu hướng?
Độ nhận diện của trà sữa
Có thể nói trà sữa bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ 10 năm trước, thế nhưng nó thực sự phát triển và bùng nổ từ năm 2013 đến nay. Theo nghiên cứu thị trường trà sữa hiện nay thì 73% người được hỏi phân biệt được trà sữa so với các loại đồ uống khác trên thị trường. Hơn thế nữa những người thuộc nhóm nữ giới, người lớn tuổi và sống ở Thành Phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ nhận biết cao hơn hẳn. Đây có thể nói là tỉ lệ khá cao so về độ phủ sóng với một ngành mới nổi tại Việt Nam hiện nay.
Tỉ lệ từng sử dụng trà sữa trước đây
Theo nghiên cứu thị trường trà sữa thì trà sữa có số lượng người sử dụng rất cao và tập trung hầu hết ở đối tượng thế hệ Y và Z. 91% người được hỏi theo nghiên cứu thì đã trả lời đã từng uống trà sữa trước đây. Hơn thế nữa tỉ trọng những người từng uống trà sữa cao nhất ở người trẻ tuổi, học sinh sinh viên (chiếm 95%). Không nằm ngoài dự đoán, thì đối tượng trẻ là những thành phần sử dụng sản phẩm này nhiều nhất, đó là lý do vì sao các thương hiệu trà sữa tập trung "đánh" vào đối tượng khách hàng là những người trẻ tuổi.
Tần suất sử dụng trà sữa khá cao
Nhóm khách hàng là những đối tượng trẻ tuổi thì có tần suất uống trà sữa cao hơn hẳn những đối tượng khác là 60% có tần suất uống ít nhất 1 lần/ tuần. Nghiên cứu thị trường trà sữa cũng chỉ ra rằng tỉ lệ người có độ tuổi từ 15-21 có tần suất uống trà sữa 2-3 lần/ tuần là cao nhất chiếm 24%. Những người trung niên từ 30-38 tuổi có tỉ lệ sử dụng trà sữa 2-3 lần/ tuần chiếm tỉ lệ 19%, đây cũng là một con số ấn tượng với nhóm khách hàng khó để tiếp cận với cái mới này.
Loại thức uống được ưa thích thứ 2 tại Việt Nam
Có thể thấy ở nghiên cứu này thì những đồ đá xay đang chiếm tỉ lệ hơn cả với 36% người dùng sử dụng. Xếp thứ 3 là cà phê sữa đá Việt Nam - một thức uống đặc trưng của người Việt, Cà phê Cappuccino và Latte lần lượt chiếm 4% và 1% lượng người ưa chuộng sử dụng. Đáng ngạc nhiên tại nghiên cứu này thì Trà sữa đang đứng thứ 2 về lượng người ưa chuộng sử dụng với 23%, và hầu hết tập trung vào đối tượng là nữ giới (53%) và đối tượng người trẻ tuổi từ 15-22 (35%). Đây là một chỉ số ấn tượng chứng tỏ đây là một ngành hết sức tiềm năng và đem lại lượng người sử dụng rất cao, đánh bật những sản phẩm có tuổi thọ "lâu đời" hơn hẳn.
Các cửa hàng trà sữa hiện nay
Dingtea có lẽ là thương hiệu "trùm" hiện nay tại thị trường Việt Nam, mặc dù nó chỉ phủ sóng ở Hà Nội nhưng số lượng cửa hàng rất lớn lên tới 89 cửa hàng toàn quốc. Xếp sau Dingtea là một loạt các thương hiệu như Toco Toco (61 cửa hàng), Gong Cha (15 cửa hàng), Trà Tiên Hưởng (47 cửa hàng). Thêm vào đó những thương hiệu Việt cũng gia tăng sự cạnh tranh với sự xuất hiện của Phúc Long - một thương hiệu Việt rất ưa chuộng (16 cửa hàng), Hoa Hướng Dương (18 cửa hàng), Bobapop (49 cửa hàng)... Chính bởi yếu tố hấp dẫn và đầy tiềm năng thì theo nghiên cứu này các thương hiệu ngoại nhập liên tục đổ bộ vào, và các thương hiệu Việt không nằm ngoài cuộc chơi khi các thương hiệu "made in Vietnam" liên tục xuất hiện và chất lượng không thua kém gì với các thương hiệu đến từ "nơi sinh" của nó là Đài Loan.
Xu hướng mới của ngành giải khát tại Việt Nam
Có thể nói rằng đây là xu hướng mới của ngành giải khát tại thị trường Việt Nam hiện tại và trong rất nhiều năm tới đây. Theo nghiên cứu thị trường trà sữa có thể thấy rằng người sử dụng và nhận biết ngành hàng này ở mức rất cao và có tần suất sử dụng vô cùng lớn, 50% người được hỏi sử dụng trà sữa ít nhất 1 lần/ tuần. Hơn thế nữa, vì đây là một thức uống hợp khẩu vị với người Việt Nam, cũng như là một đồ uống nhanh - gọn - lẹ, dễ dàng mang đi thuận tiện cho những người mang đi.
Số lượng cửa hàng đang tăng lên mỗi tháng và bây giờ, các cửa hàng trà sữa đang phát triển với con số chóng mặt. Chính vì sự phát triển về số lượng này, khiến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt tại thị trường Trà sữa. Các chiến lược Marketing đang dần được các thương hiệu phát triển và tạo ra lợi thế riêng cho mình. Các thương hiệu làm rất tốt về mặt truyền thông như: Dingtea, Gongcha, Phúc Long, Bobapop. Đây là những minh chứng rõ ràng về sức mạnh của Digital Marketing giúp các thương hiệu tạo được lợi thế với các đối thủ cùng ngành.
Kết luận
Có thể coi 2018 là năm để các thương hiệu cà phê, trà sữa khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường. Một thị trường đầy sự cạnh tranh và cần những luồng gió mới, nghiên cứu thị trường trà sữa cho thấy sự sôi động đến từ các thương hiệu Việt Nam và cả ngoại nhập. Một thị trường đầy sự hứa hẹn và có tỉ lệ tạo ra lợi nhuận rất cao. Có thể thấy đây không phải là trào lưu, mà đó sẽ là xu hướng trong vài năm tới, các doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng này để tạo ra lợi nhuận cho riêng mình.
Thắng Nguyễn - Marketing AI
Bình luận của bạn