cover

Nghiên cứ từ McKinsey: Doanh thu ngành AI năm 2025 ước tính đạt 300 tỷ USD

19 Thg 08

Artificial Intelligence (AI) hay còn biết tới với tên gọi trí tuệ nhân tạo, đang là tương lai của nhân loại khi nó đang bắt đầu len lỏi vào từng ngóc ngách. Theo những báo cáo về nghiên cứu của...

Artificial Intelligence (AI) hay còn biết tới với tên gọi trí tuệ nhân tạo, đang là tương lai của nhân loại khi nó đang bắt đầu len lỏi vào từng ngóc ngách. Theo những báo cáo về nghiên cứu của McKinsey - công ty tư vấn và quản lý toàn cầu của Mỹ McKinsey&Company. Những con số chỉ ra rằng, ngành công nghiệp này sẽ ước tính đạt 300 tỷ USD vào năm 2025. Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu xem những điều đáng quan tâm trong báo cáo mới nhất này.

Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey- thuộc công ty tư vấn và quản lý toàn cầu của Mỹ McKinsey&Company, thời điểm này là kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo (AI). Công nghệ này đang là tâm điểm chú ý của giới công nghệ và sự quan tâm của chính phủ các nước.

Nhiều quốc gia chi hàng tỷ USD ngân sách cho các chiến lược phát triển AI với tham vọng trở thành người dẫn đầu về lĩnh vực AI trên thế giới. Trong đó, với hơn 30 tỷ USD đầu tư mỗi năm vào AI, Trung Quốc hiện đang vượt Mỹ để trở thành nước dẫn đầu thế giới về lĩnh vực này.

Theo McKinsey, doanh thu ngành AI năm 2025 ước tính đạt 300 tỷ USD. Đặc biệt, những công ty sớm ứng dụng AI trong các lĩnh vực viễn thông, dịch vụ tài chính, bán lẻ, giáo dục, y tế... đạt mức lợi nhuận cao hơn đến 20%.

Theo các chuyên gia, 5 lĩnh vực đang sử dụng phổ biến AI là: Phân tích hình ảnh (28%), Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (7%), Trợ lý ảo (4%), Robot và Thực tế ảo tăng cường (6%), Học máy (56%). Chuyên gia AI của McKinsey cũng chỉ ra 3 xu hướng giúp AI trở nên dễ tiếp cận hơn là cải thiện sức mạnh xử lý và giảm chi phí lưu trữ và xử lý dữ liệu, nhanh chóng mở rộng khả năng sẵn có của dữ liệu và cải thiện công nghệ.

Nghiên cứ từ McKinsey: Doanh thu ngành AI năm 2025 ước tính đạt 300 tỷ USD- Ảnh 1.

(Nguồn: KTH)

Tại Việt Nam, phát triển công nghệ AI là trong những chiến lược trọng tâm của Chính phủ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và cần tạo ra động lực tăng trưởng mới từ nền kinh tế tri thức, kinh tế công nghệ. Trong vài năm trở lại đây, khởi nghiệp công nghệ AI cũng như xu hướng ứng dụng công nghệ này trong các mô hình kinh doanh mới bùng nổ trong giới kinh doanh, công nghệ trên cả nước.

Nghiên cứu của McKinsey cũng cho rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển AI. Một trong những điều kiện tốt là Việt Nam có lượng dữ liệu lớn đến từ xã hội tuy nhiên khó khăn là hiện chưa được tổ chức và sắp xếp để có thể khai thác hiệu quả.

Ngoài ra, AI tại Việt Nam mới chỉ tập trung phát triển ứng dụng ở lĩnh vực công nghệ cao và thông tin truyền thông, dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ. Còn một số lĩnh vực nhiều tiềm năng khác như vận tải và logistics, sản xuất công nghiệp, du lịch, giáo dục... vẫn chưa được khai phá.

Ông Lê Hồng Việt, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT nhận định khó khăn đầu tiên trong triển khai AI tại Việt Nam là rào cản tư duy của mọi người về AI.

"Khi nghe đến AI, nhiều người có chung một suy nghĩ là công nghệ này có hại ở khía cạnh thay thế con người, cắt giảm nhân lực lao động. Nhưng thực tế không phải như vậy. Hiện tại các công ty lớn trên thế giới đều đi theo hướng dùng AI để bổ sung cho năng lực mà con người còn hạn chế, không làm được hoặc không muốn làm. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thực giá trị của AI để theo đuổi", ông Việt cho hay.

Việc phát triển AI tại Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn bởi đội ngũ chuyên gia khan hiếm. Theo ông Việt, trên toàn cầu hiện có khoảng 22.000 nhà khoa học về AI, và phần lớn tập trung ở Mỹ, Trung Quốc. Số lượng còn lại ít ỏi không thể đáp ứng nổi nhu cầu của các nước như Việt Nam và các nước đang phải triển khác.

Xem thêm: Microsoft và Dell chạy đua trí tuệ nhân tạo khi rót hàng trăm triệu USD vào các Startup AI

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Theo VOV

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.