Ngành mỹ phẩm đang đối mặt với đại dịch Covid-19 ra sao?

15 Thg 04

Như bao lĩnh vực khác hiện nay, mỹ phẩm và làm đẹp cũng đang phải chịu tác động rất lớn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Rất nhiều thương hiệu mỹ phẩm đã phải đưa ra quyết định tạm ngưng cung cấp dịch vụ tại cửa hàng, cũng như bắt buộc phải đóng cửa hoàn toàn các cửa hàng bán lẻ. Ngoài ra, các tiệm spa hay salon cũng như các nền tảng đặt chỗ trực tuyến như Treatwell đều phải tạm thời ngừng hoạt động.

Giờ đây, tất cả những gì mà các doanh nghiệp trong ngành có thể làm chỉ là những nỗ lực bán hàng qua nền tảng thương mại điện tử, từ đó góp phần bù lại những tổn thất trong doanh thu ở cửa hàng truyền thống. May thay, rất nhiều thương hiệu mỹ phẩm đã và đang đầu tư vào việc vận hành trên môi trường trực tuyến, một số tên tuổi lớn nhất trong ngành đã sử dụng mô hình kinh doanh trực tiếp cho người tiêu dùng. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Liệu những nỗ lực này đã đủ hay chưa?

Công nghệ AR và tư vấn trực tuyến

Rất nhiều thương hiệu làm đẹp đang phụ thuộc rất nhiều vào trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng để tạo ra doanh thu. Theo nghiên cứu của NPD, khu vực đường phố trung tâm tại Anh tạo ra tới 80% doanh thu của ngành làm đẹp trong năm 2018. Dù sức khỏe và sắc đẹp hiện đang là một trong những danh mục phát triển nhanh nhất trên nền tảng thương mại điện tử, thế nhưng sự vắng mặt của những cửa hàng truyền thống chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cả những thương hiệu đa kênh.

Việc mua sản phẩm không phải là lý do duy nhất mà khách hàng tìm đến các cửa hàng bán lẻ. Thay vào đó, thường là việc trải nghiệm trước khi mua sắm mới là yếu tố thúc đẩy sự chuyển đổi, điển hình là việc sử dụng thử sản phẩm, tư vấn từ các chuyên gia hay các dịch vụ khác tại cửa hàng. Ngược lại, việc mua các sản phẩm làm đẹp đôi khi cũng do suy nghĩ tự phát và nó không liên quan gì tới những trải nghiệm trên các nền tảng thương mại điện tử.

Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, rất nhiều thương hiệu làm đẹp đã và đang tìm cách để duy trì được sự tương tác trực tiếp với khách hàng, trong đó có dịch vụ tư vấn trực tuyến nhờ vào công nghệ Digital và Internet. Điển hình như thương hiệu về chăm sóc da Kiehl đã tạo ra một tư vấn viên ảo, nhằm mục đích tìm ra sản phẩm phù hợp nhất theo nhu cầu của khách hàng. Hay một cái tên khác như Glossier cũng đang tích cực tạo ra các nội dung hướng dẫn trực tuyến, tận dụng nền tảng IGTV trên Instagram để tiếp cận người dùng.

Mặt khác, một phòng khám chăm sóc da tại London có tên Pfeffer Sal (họ cũng sản xuất các dòng sản phẩm của riêng mình) hiện đang cung cấp tới người tiêu dùng một chương trình có tên “MOT”, với sự tham gia của một tư vấn viên trực tuyến. Họ cũng cho ra mắt “bộ dụng cụ chăm sóc da mặt tại nhà”, cho phép người tiêu dùng có thể tự tái tạo làn da với trình độ chuyên nghiệp.

Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, các thương hiệu làm đẹp không chỉ dựa vào mạng xã hội để tổ chức các buổi tư vấn trực tuyến. Với sự phát triển của ứng dụng gọi video trực tuyến như Zoom, Glossy báo cáo rằng nhiều thương hiệu như Trestique hay Glow Recipe đều đang sử dụng công cụ này để tổ chức các sự kiện gặp mặt trực tuyến với người tiêu dùng. Những công nghệ này cho phép thương hiệu và người tiêu dùng có thể tương tác với nhau, giúp tạo ra bầu không khí giao tiếp xã hội tự nhiên, thoải mái hơn thay vì là một buổi giới thiệu và mô tả sản phẩm đơn thuần.

Ngoài các buổi tư vấn trực tuyến, các thương hiệu làm đẹp còn đang tìm cách để tận dụng công nghệ AR. Công nghê này đã được các thương hiệu lớn sử dụng rất lâu trước đây, ví dụ như Modiface của L’Oreal cho phép khách hàng có thể “thử” sản phẩm lên chính bản thân mình. Trong thời điểm dịch bệnh hoành hành như hiện nay, đây có thể là một giải pháp tuyệt vời mà các thương hiệu nên cân nhắc đầu tư.

(Nguồn: Allure)

Đối với những thương hiệu chưa đầu tư vào AR, nhà cung cấp giải pháp công nghệ Perfect (công ty sở hữu ứng dụng làm đẹp ảo YouCam) gần đây đã tuyên bố rằng họ sẽ cung cấp dịch vụ bổ sung, nhằm nỗ lực giúp các thương hiệu làm đẹp nhanh chóng đáp ứng trong thời kỳ đại dịch Covid-19 Điều này sẽ cho phép các thương hiệu sử dụng plug-in của trình duyệt để kích hoạt tính năng thử sản phẩm ảo trên trang web của riêng họ, cũng như được xuất hiện trong danh sách sản phẩm trên ứng dụng YouCam

Chuyển hướng sang các danh mục sản phẩm DIY

Liệu người tiêu dùng có còn tiếp tục mua sắm các sản phẩm làm đẹp trên mạng trong giai đoạn dịch bệnh này? Một nghiên cứu của IMRG mới đây vừa chỉ ra rằng, vào thời điểm lệnh phong tỏa diễn ra thì các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đã có mức tăng đáng kể, cụ thể tại Anh, doanh thu của ngành đã tăng 31,6% vào thời điểm giữa tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này có thể đến từ việc mua hàng với tâm lý hoảng loạn của người tiêu dùng, đặc biệt là những sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên với các thương hiệu làm đẹp đang kinh doanh trực tuyến, sẽ không có chuyện người tiêu dùng tiếp tục mua sắm sản phẩm của họ.

Dù nhu cầu về các sản phẩm trang điểm bị giảm, nhiều thương hiệu (kinh doanh nhiều danh mục sản phẩm) đã chuyển hướng sang các sản phẩm chăm sóc da, hay bất cứ sản phẩm gì liên qua tới việc “chăm sóc cơ thể”. Dĩ nhiên là trong thời điểm nhạy cảm như này, người tiêu dùng sẽ muốn tìm đến các sản phẩm khiến bản thân họ cảm thấy tốt hơn, khỏe hơn thay cho những sản phẩm phục vụ mục đích theo chức năng. Hơn nữa, danh mục sản phẩm chăm sóc da có thể được hỗ trợ bởi các hoạt động tư vấn thực tế ảo, vì nó đòi hỏi ít kĩ năng hơn ở người dùng cũng như không tốn công như việc trang điểm.

Lĩnh vực làm đẹp phục vụ những khách hàng không thể duy trì thói quen hàng ngày của mình, nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào các dịch vụ mang tính duy trì thường xuyên (điển hình như nhuộm tóc, làm móng, cắt tóc). Một thương hiệu về làm tóc có tên Bleach London, mới đây vừa ra mắt nền tảng “Bleach Hair Party” trên trang chủ của họ. Nền tảng này đóng vai trò như một salon trực tuyến, cho phép khách hàng lựa chọn và mua sắm được sản phẩm thuốc nhuộm theo nhu cầu, cũng như cung cấp các chỉ dẫn để hỗ trợ họ tự thực hiện việc nhuộm tại nhà.

(Nguồn: eConsultancy)

Trong khi đó, các thương hiệu đã cung cấp các sản phẩm làm đẹp DIY đang chứng kiến sự gia tăng về nhu cầu. Thương hiệu Olive & June đã nhận ra rằng nhu cầu về bộ dụng cụ làm móng tại nhà của họ đã tăng gấp tám lần kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Thương hiệu chăm sóc tóc Madison Reed cũng cho biết doanh số của bộ dụng cụ nhuộm tóc tại nhà tăng vọt tới 750%.

Hỗ trợ khách hàng

Trong một vài tháng vừa qua, nhiều thương hiệu làm đẹp đã tận dụng cả chuyên môn nghiên cứu lẫn sản xuất để hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19. Điển hình như thương hiệu về chăm sóc da Apostrophe hiện đang hỗ trợ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bằng cách ưu tiên sản xuất dung dịch rửa tay trong phòng thí nghiệm của họ. Thương hiệu này cũng quyết định quyên góp toàn bộ lợi nhuận từ việc bán dung dịch rửa tay cho quỹ Phản ứng Covid-19 của WHO.

Mặt khác, L’Occitane cũng đang sản xuất dung dịch rửa tay. Tính đến nay, 70,000 lít dung dịch đã được đưa tới các nhân viên y tế tại Pháp. Thương hiệu này cũng đã quyên góp 10,000 lọ kem tay cho các nhân viên tại Dịch vụ Sức khỏe Quốc Gia ở Anh và lợi nhuận của họ cũng được quyên góp trực tiếp cho tổ chức này.

(Nguồn: Beauty Packaging)

Không chỉ các thương hiệu chăm sóc da, các thương hiệu làm đẹp cũng đang tích cực trong công cuộc hỗ trợ cộng đồng và xã hội, những người đã bị lây nhiễm trong giai đoạn này. Với những lo ngại rằng bạo lực gia đình có thể sẽ gia tăng trong thời gian này, Avon đã quyên góp 150.000 bảng cho tổ chức từ thiện Phụ nữ, Refuge.

Soap & Glory cũng đã cam kết quyên góp 30.000 sản phẩm cho các tổ chức từ thiện bao gồm The Hygiene Bank, giúp cung cấp các nhu yếu phẩm vệ sinh cho những người không thể mua được.

Tuấn Anh - MarketingAI

Theo Econsultancy

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.