GIPHY là nền tảng dữ liệu GIF phổ biến nhất thế giới hiện nay, chứa hơn 7 tỷ ảnh động GIF và nhãn dán, sử dụng cho 500 triệu người mỗi ngày. API của GIPHY hỗ trợ khá nhiều cho mọi ứng dụng nhắn tin hiện có: Facebook, Twitter, Instagram, TikTok...
Tính năng này đã mở ra cách tiếp cận mới cho các thương hiệu. Tất cả những gì bạn cần làm là đưa các hình ảnh GIF có chứa logo, sản phẩm,... có liên quan đến thương hiệu lên GIPHY, người dùng sẽ dễ dàng tìm được các hình ảnh GIF này bằng thanh công cụ tìm kiếm.
Ví dụ: nếu bạn mở Facebook Messenger và tìm kiếm cầu thủ bóng đá Ngoại hạng Anh, GIPHY sẽ cho ra hình ảnh có chứa logo BT Sport ở góc trên cùng bên phải.
Phát triển đa lĩnh vực
Trong khi Google dễ bị chi phối bởi các công ty lớn và các backlink, thì GIPHY là một sân chơi bình đẳng hơn.
Như "Karla and Co." - một thương hiệu thời trang tại Latina tuy không xuất hiện trên tìm kiếm Google nhưng trên Giphy, họ thu về 100.000 lượt xem mỗi ngày chỉ với 16 stickers.
Chìa khóa để tăng sự cạnh tranh trong việc nhận diện thương hiệu đó là bạn hãy tạo ảnh GIF phù hợp với những gì người dùng tìm kiếm.
Ví dụ, một trong những nhãn dán của Karla có cụm từ Mỹ Latinh là “Ay Mama”. Chỉ duy nhất Giphy có chứa thẻ nhãn dán này. Do đó bất kỳ ai nhập cụm từ này trên thanh tìm kiếm, kết quả sẽ cho ra nhãn dán này của Karla và cả link URL của họ.
Hiện tại, các thương hiệu tiêu dùng đang nhảy vào cuộc chiến khốc liệt này. Như hãng cafe Starbucks, chỉ riêng việc thống trị cụm từ tìm kiếm Pumpkin Spice Latte đã giúp họ thu về hơn 1 triệu lượt xem hàng ngày.
GIPHY có tính cạnh tranh khá cao. Nếu bạn đang phát triển trong lĩnh vực công nghệ, rất ít từ khóa được gắn thẻ.
Stickers hay GIFS
Khá nhiều thương hiệu cân nhắc nên sử dụng ảnh GIF hay nhãn dán. GIF có nền màu đậm, nhãn dán có nền trong suốt. Hai công cụ này có các API riêng biệt cho từng ứng dụng khác nhau. Nếu như Instagram, TikTok và Snap sử dụng API nhãn dán thì Facebook, Twitter và WhatsApp sử dụng API GIF. Do đó, quyết định của bạn phụ thuộc vào nền tảng mà người dùng của bạn đang hướng tới.
Ví dụ: khán giả của Tennis TV đa số sử dụng Twitter và WhatsApp, vì vậy, thương hiệu này tạo ảnh GIF. Khán giả của Pretty Little Thing lại chủ yếu trên Instagram và Snap, cho đó nhãn hàng này sử dụng nhãn dán.
Các bước tạo GIF
Bước 1: Tạo GIF phù hợp với những gì khán giả của bạn có thể tìm kiếm
Bước 2: Thêm biểu tượng logo, hình ảnh sản phẩm hoặc URL của bạn
Bước 3: Tải lên Giphy và gắn thẻ với các từ khóa có liên quan
Bước 4: Tạo 5 ảnh GIF ngẫu nhiễn và sau đó bạn đã có thể đăng ký kênh thương hiệu miễn phí trên Giphy.
Bước cuối cùng này rất quan trọng bởi chỉ khi tạo kênh thương hiệu, ảnh GIF của bạn mới có thể được tìm kiếm công khai. Và ảnh GIF hợp lệ phải là nội dung nguyên bản, không sao chép hay chỉnh sửa từ các đối tác khác.
Hải Yến - MarketingAI
Theo marketingexamples
>> Có thể bạn quan tâm: 8 xu hướng trên Instagram mà mọi Marketer cần chú ý trong năm 2020
Bình luận của bạn