Nếu bạn đang thắc mắc rằng trong số vài... chục email marketing mà bạn gửi cho khách hàng đều không nhận được bất cứ mail phản hồi hay cuộc gọi nào, thì lời kết luận dưới đây của chúng tôi rất có thể sẽ khiến bạn cảm thấy sốc. Đó chính là: bất kể bạn có gửi 50 mail hay 100 mail cho khách thì độ tương quan giữa lượng email gửi đi và việc khách hàng phản hồi là không hề tồn tại liên kết với nhau. Thay vào đó, việc gửi email cũng như bất kỳ chiến dịch content nào khác, đều cần được chăm chút một cách cẩn thận và kỹ lưỡng.
Theo nghiên cứu đến từ trường đại học California - Irvine, hiện tượng quá tải email vào sáng thứ 2 đầu tuần thường là vấn đề nhức nhối gây hậu quả nghiêm trọng của rất nhiều dân văn phòng. Chính vì điều ấy, lượng email mà bạn đang dồn công sức để viết và thiết kế rất có thể đang gây ra nhiều sự stress cho người nhận, dẫn đến việc bỏ phí sản phẩm và nguồn lực. Hãy thử đặt mình vào vị trí của khách hàng, nếu bạn thường xuyên nhận được khoảng 25 emails trong vòng 48 giờ và trong số đó có rất nhiều email nói về việc rao bán nhà và cho thuê căn hộ, chưa kể trong số đó có rất nhiều email không thực sự hữu dụng. Điều ấy có thể sẽ giết chết ham muốn nhận thông tin qua email nữa và đi tìm một kênh khác "ít rác" hơn nhằm tiếp nhận thông tin.
Sự thật rằng, có rất nhiều nhà môi giới và sàn giao dịch lựa chọn hệ thống CRM làm công cụ và đánh giá chính trong việc giữ kết nối với khách hàng. Bạn sẽ không lạ với những bài viết thường ngày với tựa đề như: "Những món hàng bất động sản nóng bỏng tay đầu tháng 8", "Giảm giá đặc biệt cho những khách hàng của ABC..."
Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp thường xuyên gửi một lượng ồ ạt email cho khách hàng hoặc gửi email bất kể khi nào mà họ muốn thay vì tìm cách cải thiện chiến dịch hay làm sao để gửi mail nhỏ giọt mà vẫn thành công ngay từ lần đầu tiên.
Một hệ quả đính kèm của việc gửi email quá thường xuyên chính là việc email được gửi đi thường cực kỳ đơn giản. Đó là lý do tại sao khách hàng của bạn coi chúng là "rác" thay vì có ấn tượng với những email như vậy. Những hậu quả tiếp đó có thể kể đến như:
- Dừng theo dõi emails của bạn và cắt đứt với mọi liên lạc của bạn trong tương lai.
- Tạo thành kiến lâu dài với doanh nghiệp.
- Chuyển sang sử dụng dịch vụ, sản phẩm của công ty bất động sản khác.
- Nói với những người xung quanh họ rằng bạn thực sự phiến nhiễu và không nên làm ăn với công ty của bạn.
Và đương nhiên, bạn không muốn bị đặt vào tình huống này bất cứ lúc nào.
>>> Đọc thêm: Email marketing ngành bất động sản hiệu quả
Vậy làm thế nào để xúc tiến cho chiến dịch mà không bị "ghét"?
Thông thường, khi làm tốt chiến dịch mail theo chiến thuật nhỏ giọt, khách hàng được "thư thái" cảm nhận nội dung trong từng chiếc mail và có thể suy nghĩ tới việc click vào website bạn gửi kèm. Gửi email marketing không có nghĩa rằng bạn cho chúng rơi vào quên lãng sau khi gửi xong mà đôi khi nó có thể thay đổi vận mệnh kinh doanh của bạn.
Có một vài lưu ý cho bạn khi bắt tay vào gửi email và cách làm chúng hiệu quả hơn:
- Ngồi xuống và bắt đầu tư duy về việc thiết kế một "chiến lược" email marketing. Hãy thực sự thấu hiểu khách hàng của bạn!
- Không bao giờ gửi cho họ một tấn email một cách dồn dập và liên hồi!
- Viết email cá nhân hóa và đẩy mạnh vào chất lượng, giá trị cốt lõi như thể bạn đã quen biết họ từ lâu!
- Liên tục đo lường, phân tích, tổng hợp và đúc kết kinh nghiệm từ những email có tương tác cao.
- Không bao giờ tùy tiện gửi mail một cách không liên quan, nhất là khi khách hàng không cần sự giúp đỡ của bạn.
- Phân loại và gửi email phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau dựa trên "dạng" tương tác với website của bạn.
- Đừng bao giờ đính kèm quá nhiều thông tin liên lạc trong cùng một mail. Hãy nhớ rằng, đây là chiến dịch nhỏ giọt. Bạn còn rất nhiều đất diễn trong những mail tiếp theo.
- Check lỗi chính tả và ngữ pháp liên tục nhé. Những content mắc lỗi sẽ giảm hiệu quả đến cả 70%.
Trên rất nhiều tips cho việc gửi email marketing, tuy nhiên, thay vì áp dụng một cách ồ ạt, bạn nên quan sát và cải thiện từng chút một thông qua nhiều chiến dịch mail khác nhau. Hãy lắng nghe phản hồi của khách hàng và theo dỗi các chỉ số CRM, bạn sẽ nhận ra rằng mỗi email gửi đi không chỉ là cuộc độc thoại của chính bản thân mình nữa!
Lê Ngọc - Admicro
Nguồn: medium.com
Bình luận của bạn