cover

Mục tiêu marketing là gì? 4 Mục tiêu quan trọng và cách thực hiện

Đặt mục tiêu marketing cụ thể, rõ ràng là kim chỉ nam giúp xây dựng một chiến lược marketing thành công. Nó giúp doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực, đo lường hiệu quả và đạt được những kết quả mong muốn.

Trong ngành truyền thông tiếp thị, việc đặt mục tiêu marketing có thể là một con dao hai lưỡi. Một mặt, việc liên tục nâng cao mục tiêu có thể khuyến khích doanh nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng trong thời gian dài. Nhưng mặt khác, việc đặt mục tiêu cũng có thể khiến doanh nghiệp đặt lợi ích của công ty lên trên nhu cầu của khách hàng. Vậy mục tiêu marketing là gì và làm thế nào để đặt mục tiêu đúng chuẩn tiêu chí SMART.

Mục tiêu marketing là gì?

Mục tiêu marketing là mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Thường thì mục tiêu marketing là mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra khi quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình tới người tiêu dùng tiềm năng cần đạt được trong một khung thời gian nhất định. 

Nói cách khác, mục tiêu tiếp thị là chiến lược tiếp thị được đặt ra để đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Mục tiêu tiếp thị của một công ty cho một sản phẩm cụ thể có thể bao gồm tăng nhận thức về sản phẩm của người tiêu dùng, cung cấp thông tin về các tính năng của sản phẩm và giảm sức đề kháng của người tiêu dùng khi mua sản phẩm.

Mục tiêu marketing là gì

Mục tiêu marketing là gì?

Tuy nhiên, việc thiết lập các mục tiêu tiếp thị không chỉ giới hạn trong việc xác định những gì doanh nghiệp muốn đạt được. Ban lãnh đạo công ty cũng cần xác định cách sẽ đạt được mục tiêu của mình và lý do tại sao quý công ty lại muốn đạt được chúng.

- Ví dụ về mục tiêu Marketing của Coca Cola: Coca Cola tăng tương tác cả trên 2 kênh online và offline. Chiến lược này khuyến khích khách hàng mục tiêu của Coca Cola quan tâm, yêu thích hương vị nước ngọt. Nhằm thúc đẩy doanh số bán ra đạt ngưỡng trong mùa hè. Mục tiêu tăng độ nhận diện thương hiệu. Khách hàng có thể chia sẻ các Coca với nhau và post những hình ảnh đó lên mạng xã hội để tăng độ nhận diện.

4 Mục tiêu marketing phổ biến mà doanh nghiệp cần hướng tới

Khi thực hiện marketing mục tiêu mà mỗi doanh nghiệp đều hướng tới gồm:

Tăng doanh số kinh doanh

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của các tổ chức tiếp thị vì lợi nhuận là thúc đẩy kinh doanh và tăng doanh số. Tiếp thị cần lợi tức đầu tư tốt - có nghĩa là việc tăng doanh số sẽ hơn đáng kể chi phí tiếp thị - tất nhiên doanh nghiệp nên cụ thể hóa những số liệu này. 

Thông thường doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn để chỉ nêu ra một mục tiêu tăng doanh số theo một tỷ lệ nhất định. Do đó, mục tiêu càng cụ thể, càng tốt.

Nâng cao nhận thức về sản phẩm/ dịch vụ

Mục tiêu tiếp thị tiếp theo doanh nghiệp nên xem xét chính là khiến khách hàng nâng cao nhận thức đến một sản phẩm/ dịch vụ đã có mặt trên thị trường trong một thời gian dài hoặc quảng bá sản phẩm tới càng nhiều khách hàng trong phân khúc khách hàng tiềm năng biết càng tốt.

Thiết lập vị trí của thương hiệu trong ngành

Một tổ chức mới sẽ rất khó để người dùng quan tâm trong một thị trường đông đúc như ngày nay. Một ví dụ về mục tiêu tiếp thị cho các tổ chức có ít nhận thức cộng đồng có thể là: trở thành một trong ba thương hiệu hàng đầu trong ngành được người tiêu dùng tin tưởng. 

Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp có thể chạy quảng cáo ở những nơi đông dân cư hay những nơi mà khách hàng tiềm năng thường xuyên ghé tới.

Mục tiêu thiết lập vị trí của thương hiệu trong ngành

Mục tiêu thiết lập vị trí của thương hiệu trong ngành

Cách đặt mục tiêu marketing với mô hình SMART

Mục tiêu SMART là các mục tiêu thực tế, có thể định lượng và tập trung mà doanh nghiệp có thể dễ dàng nhắm tới. Nếu bạn đang tự hỏi ý nghĩa của SMART là gì, thì đó là một từ viết tắt giúp bạn xác định rõ mục tiêu của doanh nghiệp với các ký tự:

S - Specific - Cụ thể

Về mặt tiếp thị, doanh nghiệp nên chọn số liệu cụ thể muốn cải thiện, như khách truy cập, khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng. Đội ngũ nhân viên cũng nên xác định những danh mục mỗi thành viên trong nhóm sẽ làm việc, tài nguyên mà họ sẽ có và kế hoạch hành động của họ.

M - Measurable - Có thể đo lường

Nếu doanh nghiệp muốn đánh giá tiến độ làm việc của nhân viên, việc định lượng mục tiêu là điều bắt buộc, như đạt được mức tăng trưởng X phần trăm về khách truy cập, khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng.

A - Attainable - Có thể đạt được

Hãy chắc chắn rằng mức tăng X phần trăm có thể đạt được trong những tình huống cụ thể. Nếu lưu lượng truy cập blog của thương hiệu tăng 5% trong tháng trước, hãy cố gắng tăng 8-10% trong tháng này, chứ không phải 30%. Việc căn cứ vào mục tiêu phân tích để đưa ra mục tiêu là điều cực kỳ quan trọng, doanh nghiệp hoàn toàn phải cân nhắc về lý do này.

R - Relevant - Liên quan

Mục tiêu của doanh nghiệp cần liên quan đến xu hướng hiện tại trong ngành. Chẳng hạn, công ty quyết định phát triển trên Facebook có dẫn đến nhiều doanh thu hơn không? Và doanh nghiệp thực sự có thể tăng đáng kể phạm vi tiếp cận hữu cơ của mình trên Facebook sau khi MXH này thay đổi thuật toán gần đây nhất của họ không? Nếu bạn nhận thức được các yếu tố này, bạn sẽ có nhiều khả năng đặt ra các mục tiêu thực tế, có thể đạt được và có lợi cho công ty.

T - Time - Giới hạn thời gian

Gắn thời hạn vào mục tiêu sẽ gây áp lực lên nhân viên để hoàn thành chúng. Và điều này giúp doanh nghiệp đạt được tiến bộ nhất quán và đáng kể dài hạn. Nếu doanh nghiệp không đề ra một thời hạn, việc hoàn thành mục tiêu sẽ mất quá nhiều thời gian để đạt được thành công lâu dài.

Kết luận:

Trên đây Marketing AI đã chia sẻ với các bạn những mục tiêu marketing là gì và làm thế nào để đặt mục tiêu đúng chuẩn tiêu chí SMART. Trong truyền thông, một trong những điều có ảnh hưởng nhất khi tạo ra mục tiêu chính là niềm đam mê với nghề nghiệp. Nhưng đôi khi, chúng ta có thể bị ám ảnh bởi việc tối ưu hóa kết quả đến nỗi quên mất đi những nội dung hấp dẫn cần đem tới cho khán giả. Do đó, doanh nghiệp cần phải cân nhắc thật kỹ càng trước khi đưa ra một mục tiêu thật SMART.

Ngọc Hoà - MarketingAI

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.