Mối liên kết còn thiếu giữa Marketer và Gen Z là gì?

29 Thg 07

Các nhà tiếp thị Gen X dường như đang vật lộn khó khăn để có thể kết nối với người dùng Gen Z. Bởi tư tưởng, hành vi, thói quen và giá trị cốt lõi của hai thế hệ rất khác nhau, dẫn đến những hiểu lầm khó tránh khỏi. Vậy mối liên kết còn thiếu giữ Marketer và Gen Z là gì, việc nhìn thấu những hiểu lầm đó có giúp thương hiệu truyền tải thông điệp thành công hơn? 

Mối liên kết còn thiếu giữa Marketer và Gen Z là gì?

Có những khác biệt không thể phủ nhận và đáng chú ý về hành vi, thái độ, động lực, niềm tin, ham muốn, thái độ và phương pháp giao tiếp của những người trong độ tuổi từ 13 đến 19 và phân khúc Gen X ở độ tuổi 40 cộng. Những khác biệt này được định nghĩa như sự tương tác giữa người lớn và thanh thiếu niên luôn - luôn khó có thể thấu hiểu đối phương.

Theo nghiên cứu của ngân hàng trực tuyến Kasasa vào đầu năm nay, trung bình Gen Z nhận được cuộc gọi điện thoại di động đầu tiên vào độ tuổi 10,3. Thế hệ này lớn lên trong một thế giới siêu kết nối và trung bình dành ít nhất ba giờ mỗi ngày cho một loại thiết bị di động. Gen Z nổi tiếng bởi tính hoài nghi, do đó những giao tiếp sai của thương hiệu sẽ bị Gen Z gạt bỏ hoàn toàn khỏi cuộc sống thường nhật.

Trung bình Gen Z nhận được cuộc gọi điện thoại di động đầu tiên vào độ tuổi 10,3 (Ảnh: Behance)
>>> Xem thêm: 8 lần những thương hiệu Mỹ khiến người tiêu dùng phát hoảng và lung lay niềm tin mua sắm

Theo Kat Krieger từ thương hiệu cà phê Joyride: " Tính xác thực có thể là một trong những danh từ thông dụng khi giao tiếp với Gen Z. Các thế hệ trẻ có nhận thức và sắc xảo về chính trị nhiều hơn bao giờ hết. Do đó, thương hiệu không chỉ cần đem tới sản phẩm chất lượng, mà những vấn đề liên quan đến tính xác thực và câu chuyện xã hội nóng bỏng cũng cần được đầu tư một cách nghiêm túc."

Trong báo cáo năm 2018 của Forbes, danh sách dưới đây là điểm khởi đầu tốt nếu thương hiệu muốn kiếm được lòng tin với người tiêu dùng Gen Z:

  • Thu hút sự chú ý của họ - Gen Z được gọi là thế hệ nắm trong tay các nền tảng mạng xã hội. Do đó, doanh nghiệp cần đầu tư vào những nền tảng này.
  • Nói sự thật - Các thương hiệu chú trọng tới sự thật sẽ tạo được niềm tin tới người tiêu dùng Gen Z và khiến họ có thiện cảm hơn với hình ảnh thương hiệu.
  • Làm việc với Influencers - Những người có sức ảnh hưởng được coi là trào lưu của thế kỷ trong việc thu hút thế hệ Z. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lựa chọn và đo lường đúng cách Influencers, tránh những trường hợp rủi ro khi gặp người nổi tiếng toàn lượng followers ảo.
  • Đối xử với họ như những cá nhân - 25% dân số thế giới phụ thuộc vào các phương tiện truyền thông xã hội. Điều đó  có nghĩa là họ nhiệt tình và không ngừng cố gắng thể hiện cá tính bản thân, do đó cá nhân hóa thực sự nên là chuẩn mực chứ của bất kỳ thương hiệu nào.
  • Tập trung vào các giá trị thương hiệu - có sự liêm chính, khiêm tốn và mục đích thương hiệu không còn chỉ là mong muốn mà là hoàn toàn cần thiết trong việc thu hút Gen Z.
  • Hãy thừa nhận rằng nếu bạn không biết - đây sẽ là khởi đầu của hầu hết mọi đánh giá ngắn gọn, nhưng nó luôn luôn đáng để nhắc nhở.

Về phương tiện truyền thông, chúng ta đều biết các thiết bị di động là vật thiết yếu của Gen Z, do đó, nội dung thương hiệu cần được thiết kế phù hợp với thiết bị này. Khi bắt đầu, thương hiệu có thể bắt đầu với các ứng dụng sau để thu hút sự chú ý của người dùng Gen Z:

Có những khác biệt không thể phủ nhận và đáng chú ý về hành vi, thái độ, động lực, niềm tin, ham muốn của Gen Z và Gen X (Ảnh: Behance)
  • Truyền thông xã hội - Instagram, Snapchat, Twitter và TikTok, WeChat, Sina, Weibo ở châu Á; và VK ở Nga là một vài trong số những người đi đầu trong các nền tảng truyền thông xã hội. Mặc dù Facebook nỗ lực rõ ràng để trở thành kênh xã hội cho người già, nó vẫn được yêu thích trên toàn thế giới.
  • Streamed Video - Google, YouTube vẫn là vua trong lĩnh vực streamed video, đáng chú ý nhất là Twitch thuộc sở hữu của Amazon, một cộng đồng yêu thích của esports trong đó có tới hơn 350 tỷ phút nội dung được phát trực tuyến trong năm nay.
  • Âm nhạc - Apple, Amazon và Google là những ông lớn trong ngành công nghiệp âm nhạc hiện đại, nhưng các ứng dụng và dịch vụ phát video nhỏ hơn thường thu hút được sự trung thành của Gen Z hơn.
  • Esports - Theo một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Whistle, 91% nam giới Gen Z thường xuyên chơi trò chơi điện tử so với 84% con số Millennials. Trong số hai thế hệ, định kiến ​​về game thủ đã bị xói mòn. ‘Gamer, không còn gợi lên sự liên kết tiêu cực của một anh chàng lười biếng mà thay vào đó là sự tương tác xã hội thiết yếu.

Kết

Hiện nay, Gen Z chiếm 25% dân số thế giới, và như vậy, Marketer không nên bỏ qua những tiềm lực khai thác cực lớn đến từ thế hệ này. Chỉ riêng ở Mỹ đã có gần 74 triệu Gen Z - đủ để khiến bất kỳ nhà tiếp thị Gen X nào nỗ lực không ngừng để tiếp cận thế hệ trẻ đầy thách thức này.

Theo MarketingWeek

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.