Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Viettel: Người thành công luôn có lối đi riêng

27 Thg 01

Viettel từ lâu đã là một cái tên quen thuộc và ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người Việt Nam. Dù là mạng di động "sinh sau đẻ muộn" nhưng Viettel khẳng định mình một trong ba nhà mạng...

Viettel từ lâu đã là một cái tên quen thuộc và ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người Việt Nam.

Dù là mạng di động "sinh sau đẻ muộn" nhưng Viettel khẳng định mình một trong ba nhà mạng lớn nhất nước ta, bên cạnh Vinaphone và Mobifone. 

Sở hữu loạt thành tích đáng tự hào như: thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, đứng số 1 tại Đông Nam Á, thứ 9 tại Châu Á và thứ 28/150 nhà mạng có giá trị lớn nhất thế giới với giá trị thương hiệu đạt 5,8 tỷ USD.

Luôn chọn cho mình một lối đi riêng, đó là chiến lược và cũng là phương châm mà Viettel đã và đang áp dụng để gặt hái hết thành công này đến thành công khác

Luôn chọn cho mình một lối đi riêng, đó là chiến lược và cũng là phương châm mà Viettel đã và đang áp dụng

Viettel chính là hình mẫu của một doanh nghiệp Nhà nước chấp nhận cơ chế thị trường, kinh doanh sáng tạo và có hiệu quả. Hãy cùng MarketingAI phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Viettel để thấy rằng "người thành công luôn có lối đi riêng"! 

Giới thiệu chung về tập đoàn Viettel

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là một tập đoàn Viễn thông và Công nghệ được thành lập vào ngày 1/6/1989. Trụ sở chính của công ty hiện được đặt tại Lô D26, ngõ 3, đường Tôn Thất Thuyết, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. 

Trong đó, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel. Công ty được thành lập ngày 15/10/2000. 

Trụ sở mới của Viettel có sức chứa hơn 1000 người và tích hợp nhiều công nghệ hiện đại

Trụ sở mới của Viettel có sức chứa hơn 1000 người và tích hợp nhiều công nghệ hiện đại

Các ngành nghề kinh doanh chính bao gồm: 

  • Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, internet
  • Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng internet, điện thoại di động
  • Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động...

Ngoài ra, tập đoàn Viettel còn hoạt động trong nhiều ngành, nghề khác như: ngành dịch vụ viễn thông & CNTT; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số.

Không chỉ nổi tiếng ở trong nước, Viettel hiện đã đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở 3 châu lục gồm Châu Á, Châu MỹChâu Phi

Đầu năm 2021, Viettel đã thay đổi logo mới sau 16 năm hoạt động

Đầu năm 2021, Viettel đã thay đổi logo mới sau 16 năm hoạt động

Năm 2018, Viettel đạt doanh thu 10 tỷ USD và được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. 

Năm 2019, Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao, Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. 

Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD – thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới, và là thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam. 

>>> Xem thêm: Viettel tái định vị thương hiệu: điều gì thay đổi, điều gì ở lại?

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Viettel

Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp

Trang thiết bị 

Để hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thông tin viễn thông, đòi hỏi phải có rất nhiều đầu tư về trang thiết bị. 

Tìm được cho doanh nghiệp một nhà cung ứng tốt nhất, hợp lý nhất chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. 

Các thiết bị, phần mềm viễn thông là những thiết bị rất tinh vi và phức tạp, không có mặt hàng thay thế, nên dường như công ty sẽ ở vào thế bị động khi phải phụ thuộc vào nhà cung cấp. 

Viettel đang thực hiện nhiều dự án phần mềm cho Chính phủ điện tử, như dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Viettel đang thực hiện nhiều dự án phần mềm cho Chính phủ điện tử, như dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều các công ty cung cấp các trang thiết bị, phần mềm viễn thông cả trong nước và nước ngoài. 

Ví dụ như về cung cấp hệ thống IN, có các nhà cung cấp như ALCATEL, Huawei, ZTE...về tổng đài có Huawei, Ericsson, Alcatel. 

Về cung cấp máy chủ có các hãng như Sun, Dell, HP, IDM…. Về phần mềm có FPT, Telsoft,Ultiba, Reedness, Elcom…

Từ đó có thể thấy, số lượng nhà cung cấp các trang thiết bị, phần mềm viễn thông rất phong phú.

Nhờ đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất cho mình, và sức ép từ phía các nhà cung cấp sẽ giảm. 

Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, thông tin về các  nhà cung cấp rất rõ ràng và chính xác, và có rất nhiều kênh thu thập thông tin có hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp một cách dễ dàng nhất.

Tài chính

Về mặt tài chính, theo công bố chính thức, Giai đoạn từ 2015 đến hết năm 2020, vốn điều lệ của Viettel là 300.000 tỷ đồng. 

Năm 2020 là một năm biến động với tất cả các ngành, nghề, tuy nhiên Viettel lại có được những kết quả kinh doanh rất ấn tượng như: tổng doanh thu đạt hơn 264,1 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 39,8 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận của tập đoàn tăng 4,1% và đạt 103,9% kế hoạch năm.

Bởi nhận được sự quan tâm, đầu tư lớn từ phía quân đội, lại kinh doanh các ngành nghề trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó có thể thấy rằng, sức ép của các nhà tài chính trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Viettel cũng rất thấp.

Nguồn nhân lực 

Xét về áp lực của nguồn lao động, Viettel nổi tiếng là một trong những doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ người lao động tốt.

Ví dụ từ tháng 7-9/2021, Viettel đã hỗ trợ hơn 7000 lao động bị gián đoạn do Covid-19. Bên cạnh đó, Viettel còn dành hơn 2 tỷ đồng để hỗ trợ người lao động bị mắc Covid-19, bao gồm cả người thân của cán bộ, nhân viên. 

Đi kèm với đó là chế độ tuyển dụng ở những vị trí trọng yếu cũng rất khắt khe và trải qua nhiều vòng khác nhau. Ngoài những kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, khi ứng tuyển vào Viettel, ứng viên cần đạt các bài kiểm tra về tiếng Anh, tư duy, IQ, EQ.

Là tập đoàn viễn thông lớn, Viettel luôn thu hút được nhiều người tài về đầu quân

Là tập đoàn viễn thông lớn, Viettel luôn thu hút được nhiều người tài đầu quân

Không chỉ vậy, Viettel còn chủ động tìm kiếm nguồn nhân tài phục vụ cho doanh nghiệp bằng cách hợp tác với các trường đại học lớn, top đầu của cả nước để tuyển chọn được những người xuất sắc nhất. 

Ví dụ như trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ngôi trường về kỹ thuật hàng đầu cả nước, hiện có khoảng 25% cán bộ chủ chốt tại Viettel là sinh viên trường này.  

Qua đó cũng đủ để thấy rằng nguồn cung lao động cho Viettel rất dồi dào và phong phú. 

Áp lực cạnh tranh từ khách hàng

Hiện nay, trên thị trường mạng di động tại Việt nam có 5 mạng cơ bản: Viettel, Mobifone, Vinaphone, Vietnamobile, GMobile và Viettel. 

Nếu như trước đây, MobiFone và VinaPhone thường là hai nhà mạng chiếm phần lớn thị phần về khách hàng thành đạt do ra đời sớm. 

Tuy nhiên, nhờ những chiến lược marketing hiệu quả cùng việc được đầu tư, cải tiến các trang thiết bị công nghệ hiện đại để vươn tầm phủ sóng, có thể khẳng định hiện tại Viettel không có đối thủ tại Việt Nam. 

Khi mới gia nhập thị trường, Viettel đã góp phần vào việc phổ cập điện thoại di động tại Việt Nam. Những gói cước rẻ, nhiều khuyến mãi cũng các chương trình tặng điện thoại và sim cho tân sinh viên đã khiến Viettel tiếp cận dễ dàng nhiều khách hàng trẻ. 

Nhà mạng này đã bình dân hóa dịch vụ di động, giúp cho mọi người dân, dù giàu hay nghèo, dù ở thành phố hay là nông thôn, thậm chí là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo đều có thể dùng điện thoại di động để liên lạc, học tập, nâng cao trí thức, giải trí.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Viettel: Người thành công luôn có lối đi riêng - Ảnh 6.

"Lấy nông thôn bao vây thành thị" chính là chiến lược thành công lớn nhất của Viettel

Từ mức chỉ dưới 5% dân số Việt Nam được tiếp cận với các dịch vụ di động - viễn thông vào năm 2004, đến năm 2019, con số này đã là 100%. Có được thành tích đó, công sức của Viettel là rất lớn.

Tiếp đó, Viettel tạo ra cuộc bùng nổ về Internet băng rộng nhờ phủ sóng 4G tới 97% dân số. 

Đến nay, Viettel trở thành nhà mạng lớn nhất Việt Nam với 65 triệu thuê bao di động, chiếm 54% thị phần. Trong đó có 45 triệu thuê bao data và 5,8 triệu thuê bao Internet cáp quang chiếm 41,5% thị phần. 

Không chỉ có gói cước rẻ, mạng lưới viễn thông của Viettel là mạng siêu băng rộng với 360.000 km cáp quang đến hầu hết các huyện, xã với 120 nghìn trạm phát sóng và 5 trung tâm lưu trữ đạt tiêu chuẩn quốc tế. 

Ở lĩnh vực nghiên cứu sản xuất, Viettel đã làm chủ các thiết bị hạ tầng viễn thông từ thiết bị mạng truy nhập đến thiết bị mạng lõi, giúp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho mạng lưới quốc gia. 

Từ năm 2019, Viettel đã tập trung nguồn lực để triển khai nghiên cứu phát triển trạm thu phát sóng 5G, chip cho 5G và từ tháng 6/2020 đã triển khai thử nghiệm trạm 5G tại Bộ Thông tin và Truyền thông. Hiện nhà mạng này cũng đang tiếp tục tối ưu mạng lưới 5G để triển khai trên diện rộng.

Viettel hiện đã làm chủ được các công cụ giám sát, quản lý và tác chiến trên không gian mạng. Nhà mạng này hiện cũng đang đảm bảo thông tin liên lạc tại các khu vực biên giới, hải đảo và hạ tầng truyền dẫn của Quân đội.

Tuy nhiên, khách hàng là những người rất nhạy cảm và khó tính. Vì thế ngoài việc cung cấp 1 mạng điện thoại có chất lượng tốt, thì công việc chăm sóc khách hàng cũng rất quan trọng. 

Bởi chỉ cần có một nhận định không tốt của khách hàng về doanh nghiệp, cũng có thể khiến họ có quyết định đổi nhà cung cấp. Vì vậy, để thu hút và giữ được khách hàng, bên cạnh việc củng cố mạng, công ty cũng phải hết sức lưu tâm đến những phản ứng của khách hàng

Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn

Khác với thời điểm cách đây khoảng 10 năm, khi điện thoại di động và công nghệ thông tin bùng nổ, cùng với đó là sự phát triển của kinh tế, hiện nay ngành viễn thông đã được xem là bão hòa, khó phát triển thuê bao mới trong nước. 

Ngành viễn thông vốn là “gà đẻ trứng vàng” cho nền kinh tế với sự bùng nổ mạnh mẽ trong 10 năm gần đây. Những năm gần đây, ngành vẫn tăng trưởng, nhưng đã manh nha nhiều chỉ dấu đáng lo ngại.

Năm 2019, theo hãng nghiên cứu thị trường Ovum (Anh), mức tăng trưởng doanh thu bình quân năm 2016 của ngành viễn thông thế giới là 4%, còn lợi nhuận giảm 1,6%.

Hơn nữa, Viettel hiện đã được coi là “anh cả” ngành viễn thông, do đó những yếu tố về đối thủ tiềm ẩn của Viettel trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh được coi như không đáng kể.

Tuy nhiên, mảng viễn thông chỉ là một trong số những ngành nghề mà Viettel đang theo đuổi. Về thị trường, Viettel cũng còn nhiều thị trường mới đang rất giàu tiềm năng như Lào, Campuchia hay Châu Phi. Đây chính là nơi mà Viettel nên đề phòng với những đối thủ tiềm ẩn. 

Lãnh đạo Viettel trong lễ công bố nhận diện thương hiệu mới

Lãnh đạo Viettel trong lễ công bố nhận diện thương hiệu mới

Trong việc hòa mạng Internet cáp quang, đối thủ cạnh tranh của Viettel chính là FPT và VNPT. Cả ba đều tích cực trong cuộc đua về tốc độ, giá cước, băng thông... để thu hút khách hàng và gia tăng thị phần.

Về tốc độ đường truyền - yếu tố hàng đầu để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, cả 3 nhà mạng đều đem đến cho người dùng những trải nghiệm tương đối mượt mà, ít giật, lag và bảo mật tuyệt đối. Trong đó, Viettel chiếm ưu thế hơn nhờ sở hữu hạ tầng kết nối rộng nhất cả nước với gần 350.000km cáp quang và đi đầu về chất lượng kỹ thuật.

Trong lĩnh vực logistic, hiện Viettel Post là doanh nghiệp đang nắm vị trí số hai về thị phần chuyển phát tại Việt Nam. Tuy nhiên, logistic hiện là ngành nghề hết sức sôi động, tương tự như viễn thông của nhiều năm về trước.

Thị trường này đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đơn vị, thậm chí đã trở thành một cuộc chiến cạnh tranh không lành mạnh khi các doanh nghiệp nhào vào cuộc chơi đốt tiền. 

Một số doanh nghiệp Trung Quốc đang trong giai đoạn mới đầu tư, sẵn sàng chịu thua lỗ để chiếm lấy thị phần. 

Do đó, nếu xét về áp lực cạnh tranh trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Viettel thì hiện tại còn cần căn cứ theo từng lĩnh vực. Có những lĩnh vực Viettel hoàn toàn có thể tự tin không có đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên các lĩnh vực khác lại đang tiềm ẩn nhiều cuộc cạnh tranh gay gắt. 

Áp lực cạnh tranh từ ѕản phẩm thaу thế

Hướng tới một tập đoàn hoạt động trên nhiều lĩnh vực nên có thể thấy hiện tại Viettel đang có rất nhiều sản phẩm thay thế cho một thị trường viễn thông đã dần bão hòa hay một thị trường mạng Internet cáp quang cũng không có nhiều cái mới. 

Có thể thấy hiện tại Viettel đang đầu tư vào việc nâng cao cơ sở hạ tầng để tiên phong trong lĩnh vực công nghệ cao như làm chủ mạng 5G, tham gia vào lĩnh vực logistic với Viettel Post hay cung cấp dịch vụ tài chính, thanh toán với ViettelPay

Theo thông tin từ phía Viettel thì việc nghiên cứu, triển khai mạng 5G là một trong những định hướng phát triển được tập đoàn này đặt ra trong chiến lược “Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số”.

Cuối năm 2020, Viettel chính thức khai trương hai khu vực trải nghiệm mạng 5G tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. 

Tính đến tháng 10/2021, Viettel đã có giấy phép triển khai 5G tại 16 tỉnh, thành phố trên toàn quốc với công nghệ mạng 5G hiện đại nhất. 

Trong tháng 9/2021, Viettel đã thử nghiệm công nghệ 5G với tốc độ lên tới 4.7Gb/giây. Tốc độ này cao gấp 40 lần tốc độ 4G và gấp hơn 2 lần tốc độ 5G hiện có, giúp Viettel trở thành một trong những mạng viễn thông có tốc độ 5G nhanh nhất châu Á. 

Viettel đã xây dựng một nền tảng vững chắc để xây dựng mạng 5G tại Việt Nam

Viettel đã xây dựng một nền tảng vững chắc để xây dựng mạng 5G tại Việt Nam

Trong lĩnh vực logistic, Viettel cũng đặt quyết tâm cao với mục tiêu trở thành công ty logistic số 1 Việt Nam dựa trên nền tảng công nghệ cao vào năm 2025. 

Là một phần của tập đoàn Viettel, Viettel Post có lợi thế lớn khi được sở hữu nguồn lực dồi dào, mạng lưới rộng khắp Việt Nam với hơn 2.200 bưu cục, cửa hàng; 6.000 đại lý thu gom; hơn 4.000 tuyến phát đến từng gia đình. 

Viettel Post hiện đang sở hữu một trung tâm logistics, 6 trung tâm khai thác, 1.000 kho vệ tinh tại các tỉnh thành, thường xuyên được đầu tư, nâng cấp. 

Viettel Post hiện đang sở hữu một trung tâm logistics

Không chỉ trong nước, tại thị trường nước ngoài, Viettel Post cũng đã đẩy mạnh mạng lưới của mình với 2 công ty thành viên: MyGo Campuchia và MyGo Myanmar. Lực lượng lao động lõi tại doanh nghiệp có hơn 22.000 nhân sự, trong đó trình độ từ đại học trở lên chiếm 52%.

Dưới tác động của đại dịch Covid-19, lĩnh vực thanh toán điện tử là một trong những lĩnh vực đã lên ngôi. Ngân hàng số ViettelPay cũng là một trong những sản phẩm đã phát triển nhanh chóng trong bối cảnh đó. 

Theo báo cáo “Ứng dụng di động 2021” được Appota công bố, ứng dụng ví điện tử ViettelPay đã tăng 61% lượt tải so với thời điểm năm 2019, trong khi hai đối thủ khác là Momo và ZaloPay tăng trưởng lần lượt 50% và 40%. 

Khảo sát của Q&Me công bố cuối năm 2020 cũng cho thấy, khoảng 88% thị phần ví điện tử tại Việt Nam thuộc về 4 cái tên: Momo, ViettelPay, AirPay (nay là ShopeePay) và ZaloPay.

Hệ sinh thái tài chính số ViettelPay được mắt vào năm 2018

Hệ sinh thái tài chính số ViettelPay được mắt vào năm 2018

Giới chuyên gia đánh giá, hoạt động Fintech tại Việt Nam càng trở nên sôi động cơ quan quản lý thành lập Ban chỉ đạo Fintech nhằm tạo ra hành lang pháp lý, chính sách tạo điều kiện cho đơn vị trong ngành phát triển.

Khác với các ví điện tử khác, ViettelPay tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng ở nông thôn ngay từ khi thành lập. Đây là thị trường chiến lược nơi các dịch vụ ngân hàng số chưa hiện diện.

Để khai phá thị trường này, Viettel đã thiết kế sản phẩm có thể dùng với điện thoại cơ bản tại nhiều mạng viễn thông (không cần sim Viettel) và không cần kết nối Internet. Người dân chưa có smartphone hoàn toàn sử dụng được dịch vụ ngân hàng số.

Lợi thế lớn của ViettelPay so với các ví điện tử khác chính là hệ sinh thái viễn thông cho phép chuyển tiền qua số điện thoại. 

Theo thống kê từ nền tảng SocialHeat của YouNet Media vào tháng 9/2021, “Sự tiện lợi” và “Dịch vụ liên kết” là 2 yếu tố được người dùng phản hồi tích cực về thương hiệu ViettelPay. 

Cụ thể như “thanh toán mùa dịch tiện lợi”, “nhiều voucher hoàn tiền nạp card, thanh toán điện nước”. Mặc dù vậy, ViettelPay vẫn đang nhận được một số phản hồi tiêu cực về “trải nghiệm sử dụng” như “Chuyển tiền vào ngân hàng phải chờ rất lâu” hoặc “Quy trình phức tạp”.

Qua đó có thể thấy rằng, là một tập đoàn phát triển trên nhiều lĩnh vực, Viettel chịu rất ít áp lực trong việc tìm kiếm sản phẩm thay thế. Bởi lợi thế lớn của doanh nghiệp này chính là hệ sinh thái viễn thông rộng khắp, cho phép dễ dàng triển khai các hoạt động khác như logistic hay fintech. 

Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành

Một trong những đối thủ cạnh tranh trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Viettel trong việc kết nối Internet cáp quang là FPT. So với Viettel, FPT có thế mạnh hơn trong việc duy trì tốc độ đường truyền trong nước, dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, và các dịch vụ đi kèm truyền hình FPT. 

Trong khi đó, Viettel lại có lợi thế hơn trong các băng thông quốc tế, giá cước phù hợp hơn và tốc độ đường truyền chắc chắn hơn ở những khu vực nông thôn, miền núi. 

Trong lĩnh vực logistic, một đối thủ của Viettel chính là Vietnam Post - đơn vị đang dẫn đầu về thị phần chuyển phát nhanh tại Việt Nam. 

Lợi thế của Vietnam Post chính là hệ thống phục vụ trải rộng toàn quốc với hơn 13,000 điểm bao gồm các bưu cục, bưu điện, kiốt và thùng thư công cộng.

Viettel Store là hệ thống cửa hàng bán lẻ chính thức của Viettel, chuyên cung cấp điện thoại, máy tính, phụ kiện...

Viettel Store là hệ thống cửa hàng bán lẻ chính thức của Viettel, chuyên cung cấp điện thoại, máy tính, phụ kiện...

Dịch vụ tăng trưởng cao nhất của Vietnam Post chắc chắn là logistic. Doanh nghiệp này đã chuyển phát trả thẻ căn cước công dân 87.3 triệu bản được ghi nhận và 50 triệu thẻ căn cước được chuyển phát an toàn, chính xác. Đơn vị này cũng đã hỗ trợ tiêu thụ thành công 4,000 tấn vải thiều và các mặt hàng nông sản khác.

Ngoài ra, Viettel Post cũng còn có những đối thủ khác cũng đang tích cực muốn đánh chiếm thị phần nhờ hướng đến những đối tượng khách hàng trẻ tuổi và kết hợp với các sàn thương mại điện tử như: Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh hay J&T Express. 

Tóm lại, về áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành, Viettel nhờ hệ sinh thái lớn của tập đoàn nên có nhiều lợi thế. Tuy nhiên, những đối thủ của Viettel cũng rất đáng rất đa dạng và ẩn chứa nhiều điều thú vị. Do đó, áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành dù không lớn nhưng Viettel cũng không thể lơ là. 

Kết luận

Được thành lập từ cuối những năm 1980, thế nhưng phải đến đầu những năm 2000, người dân cả nước mới biết đến thương hiệu Viettel. Sinh sau đẻ muộn so với các mạng di động khác, chính vì vậy, lãnh đạo Viettel lúc đó đã phải tìm ra cho nhà mạng này một hướng đi riêng.

Nhưng thật đúng với câu nói "Người thành công luôn có lối đi riêng", những phân tích về mô hình 5 áp lựa cạnh tranh của Viettel ở trên đã chứng minh sự đúng đắn của câu nói này! 

Sự vững mạnh của Viettel đã góp phần đưa công nghệ số vào mọi lĩnh vực của đời sống, phục vụ con người và kiến tạo nên một xã hội số ở Việt Nam.

>>> Có thể bạn quan tâm: Khám phá mô hình 5 áp lực cạnh tranh của TH True Milk

Trang Trịnh - MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.