Media Gaslighting: Bóc mẽ chiêu trò thao túng truyền thông!

12 Thg 01

Thời xưa khi muốn nắm bắt một thông tin, sự kiện nào đó, thường chúng ta sẽ chỉ biết thông qua các trang báo chính thống, Đài truyền hình Quốc gia, báo giấy,... Nhưng có vẻ như trong thời đại công nghệ số hiện nay, thời đại của Internet, Twitter, Facebook, TikTok,... đã khiến cho việc lan truyền tin tức không chỉ còn là nhận định theo hướng đúng hay sai mà dần trở thành nhận định vấn đề theo hướng nào. Một thông tin được đưa ra theo đa dạng góc nhìn, tuy nhiên chính điều đó đã giúp cho Truyền thông thao túng quan điểm của chúng ta dễ dàng hơn nhiều. Tin tức và tình cảm nếu song hành cùng nhau sẽ cản trở tầm nhìn nhận sự thật khách quan cùng tư duy phản biện của bạn. Dần dần chúng sẽ ngăn chặn phần suy nghĩ lý tính trong mỗi con người chúng ta.

Cách đây gần 30 năm, Noam Chomsky, một nhà thông thái nổi tiếng viết về các chiến lược thao túng của truyền thông và nhận thấy nó có nhiều cách để thao túng con người. Vậy thao túng truyền thông là gì? Và những biểu hiện của việc truyền thông đang thao túng quan điểm của chúng ta như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ viết đề đó!

Media Gaslighting là gì?

Thuật ngữ Gaslighting được hiệu rộng rãi là một hành vi thao túng tâm lý nhằm gieo rắc những mầm nghi ngờ vào tâm trí của một người, khiến cho họ phải đặt ra những câu hỏi về thực tế, kí ức hoặc niềm tin của chính mình. Kẻ châm lửa điều này có mục đích là giành quyền kiểm soát một người, nhóm hoặc quốc gia bằng cách cố gắng thuyết phục rằng quan điểm của đối phương không đúng, họ cố gắng củng cố câu chuyện của họ bằng cách lặp lại, bất kể thực tế là gì.

Thuật ngữ này được bắt nguồn từ vở kịch Gaslight cùng tên ra mắt vào năm 1938. Bối cảnh của vở kịch diễn biến theo hành vi của người đàn ông, đã thao túng vợ của mình khiến cô ấy nghĩ rằng bản thân bị điên và phải nhập viện để hòng chiếm đoạt tài sản. Thuật ngữ “thao túng tâm lý” hiện tại được sử dụng một cách rộng rãi để ám chỉ trong các mối quan hệ “độc hại” giữa bạn bè, người yếu, người thân,...

Media Gaslighting là gì?

Thế nhưng, gaslighting không chỉ dừng lại ở hành vi của một cá nhân mà bắt đầu lan rộng ra thành một phương thức của cả một đoàn thể. Trong thời đại công nghệ số, các phương tiện truyền thông cũng có thể thao túng tâm lý của chúng ta. Thao túng truyền thông trong tiếng Anh có nghĩa là Media Gaslighting, nó có thể khiến chúng ta không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả khi tiếp cận các thông tin. Về lâu dài, có thể dẫn đến việc bị rập khuôn tư duy hoặc nghĩ theo số đông mà không bảo vệ quan điểm riêng của mình.

Một ví dụ đơn giản hơn, khi đứng trước bất kỳ một thông tin hay vấn đề nào đó, luồng chảy tin tức khiến bạn có những suy nghĩ tiêu cực hoặc tích cực hẳn thay vì có một cái nhìn chuẩn xác và nhiều chiều, đó chính là Media Gaslighting. Theo Nikki Emerton, một huấn luyện viên đồng thời là một nhà thôi miên học, trong truyền thông xã hội, gaslighting có thể được coi là hành vi tuyên truyền, nhồi sọ hoặc tẩy não hàng loạt. Điều này tạo ra một “văn hóa cộng đồng” để nếu bạn muốn “hòa nhập” và trở thành một phần của “cộng đồng” thì bạn phải chấp thuận các thông tin, bất kể nó có không chính xác đến đâu. Điều này không chỉ lan truyền những thông tin sai lệch mà còn có thể mở rộng sang hành động cố ý “giật tít”, biên tập lại câu chuyện để kiểm soát dư luận.

Những “biểu hiện” khi truyền thông thao túng quan điểm của dư luận

Đánh lạc sự chú ý

Đây là chiến thuật yêu thích của truyền thông. Những thông tin quan trọng không được chú ý giữa một rừng các câu chuyện nhỏ lẻ. Internet đã không giải quyết được vấn đề đó: chúng ta liên tục chuyển hướng chú ý đến những tấm ảnh vui nhộn, những mẩu chuyện hài hước.

Media Gaslighting là gì?

Sự phân tâm là để chuyển hướng sự chú ý của công chúng khỏi các vấn đề quan trọng. Ví dụ, tràn ngập những tin tức làm mất tập trung và thông báo về các vấn đề tầm thường hoặc ít nhất, ít liên quan đến xã hội.

Mục đích là để đánh lạc hướng và giữ tâm trí của những người bận rộn. Theo cách này, các cá nhân cuối cùng sẽ bị cuốn theo những gì những phương tiện này mang lại cho họ. Họ ngừng đặt câu hỏi tại sao một số thông tin nhất định không được ban hành và cuối cùng quên đi những vấn đề xã hội thực sự.

Phóng đại vấn đề

Đôi lúc, một vấn đề giả tưởng hoặc một vấn đề được phóng đại có thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng từ xã hội. Năm 2016, NASA đưa ra một bài viết nói rằng nếu chiêm tinh mang tính chất khoa học thì các cung hoàng đạo sẽ thay đổi vị trí. Ví dụ như, cung Bạch Dương (Aries) sẽ trở thành cung Kim Ngưu (Taurus). Cosmopolitan từng trình bày điều này như một khám phá khoa học và cho rằng 80% trong chúng ta sẽ phải thay đổi cung hoàng đạo của mình. Bài viết lan truyền nhanh chóng đến mức NASA phải đăng tin rút lại những điều đã phát biểu.

Phóng đại vấn đề

Mưa dầm thấm lâu

Để hình thành một ý kiến nhất định, bạn có thể dần dần xuất bản nhiều tài liệu về cùng một chủ đề. Chiến thuật này được sử dụng để định hình hình ảnh về một người, một sản phẩm hoặc một sự kiện, sự việc nào đó. Ví dụ như, trong ngành truyền thông của các nước khác nhau, chỉ một số nhãn hiệu thực phẩm nhất định được đề cập đến. Ví dụ điển hình nhất về việc quảng cáo trên các phương tiện truyền thông có lẽ là sự truyền bá về hút thuốc lá giữa thập kỷ 20.

Không cung cấp đầy đủ thông tin

Truyền thông và chính phủ có thể thao túng xã hội nếu xã hội không hiểu rõ những thủ thuật của họ. Và điều này xảy ra là do thiếu giáo dục. Chomsky nghĩ rằng cách tiếp cận thông tin của tầng lớp thượng lưu và của những người dân bình thường là không giống nhau. Tuy nhiên, thời thế đã đổi thay và kỷ nguyên số đã cho chúng ta cơ hội tìm kiếm thông tin cần thiết. Và giáo dục không còn là tác nhân ảnh hưởng trong thời đại này.

Không cung cấp đầy đủ thông tin

Trì hoãn

Để thuyết phục mọi người đưa ra một quyết định khó khăn hoặc lạ lùng, truyền thông phải cho họ thấy rằng đó là điều “khó, nhưng hoàn toàn cần thiết”. Và rồi truyền thông lại nói rằng họ có thể quyết định chúng vào ngày mai, không nhất thiết phải là hôm nay. Hy sinh trong tương lai vẫn dễ hơn là trong hiện tại. Những ví dụ như trưng cầu ý dân hoặc chế độ độc tài ở các nước đang phát triển đều dựa trên hoạt động tuyên truyền hoặc chủ nghĩa độc đoán.

Nhiều cảm xúc và ít suy nghĩ hơn

Tin tức và tình cảm luôn song hành cùng nhau và điều đó không hề tốt chút nào. Cảm xúc cản trở bạn nhìn nhận sự thật một cách khách quan và phản biện. Chúng ngăn chặn phần suy nghĩ lý tính trong con người chúng ta. Điều này thường dẫn đến sự xuyên tạc hoặc bóp méo sự thật. Đó cũng là nguyên nhân tại sao cụm từ " infomation warfare" (chiến tranh thông tin) thường xuyên được sử dụng, dù người ta đã cố tránh nhắc đến nó.

Phương thức "né" Media Gasligting

Phương thức "né" Media Gasligting

Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay, một cái đầu tỉnh táo để nhận biết những thông tin chuẩn xác và có ích cũng như khả năng soi chiếu tính chính xác, đáng tin cậy của thông tin có thể giúp bạn tránh khỏi việc tiếp nhận những kiến thức vô nghĩa hay tệ hơn, sự căng thẳng không đáng có. Trước khi tiếp nhận một thông tin nào mới trên Internet bạn nên:

  • Kiểm chứng nguồn tin
  • Đừng chỉ đọc tiêu đề
  • Đọc và suy ngẫm nội dung
  • Cố nhận ra sự vô lý nếu có
  • Không chia sẻ thông tin khi nghi ngờ Media Gaslighting 

Kết luận

Noam Chomsky đã nói rằng: "Trong một nhà nước toàn trị, mọi người nghĩ gì không quan trọng, vì chính phủ có thể kiểm soát nó bằng vũ lực bằng cách sử dụng truncheons. Nhưng khi bạn không thể kiểm soát mọi người bằng vũ lực, bạn phải kiểm soát những gì mọi người nghĩ, và cách điển hình để làm điều đó là thông qua tuyên truyền."

Hiện nay việc cập nhật những thông tin chưa được xác thực tràn lan trên mạng xã hội, hãy luôn là một độc giả tỉnh tảo, giữ được lý tính, quan điểm của bản thân mình, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Hơn nữa, bạn nên tránh phổ cập thông tin trên các trang tin thức không chính thống để không bị Media Gaslighting!

Đối diện với truyền thông bẩn: Hãy là người dùng thông minh!

Thảo Triệu - MarketingAI

Tổng hợp

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.