Marketer: Hãy chơi mạng xã hội ở thế chủ động!

07 Thg 10

Chúng ta đang bị trói buộc trong nhu cầu “được thuộc về” (belonging), nhiều bạn trẻ sẵn sàng bỏ ra phần lớn thời gian trong ngày của mình để tham gia vào mạng xã hội. Chúng ta không thể phủ nhận được những lợi ích không tưởng kể từ khi mạng xã hội xuất hiện. Nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi, chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, cần được xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng. Mạng xã hội sẽ chỉ trở nên có giá trị nếu ta biết "chơi" đúng cách và hiệu quả.

Bạn có đang bị mạng xã hội thao túng tâm lý?

Điều đầu tiên bạn làm mỗi sáng sau khi thức dậy là gì? Cầm lấy chiếc điện thoại và bắt đầu lướt bảng tin, bạn mải mê thích thú với các video “tóp tóp” mà mình yêu thích, bạn đồng cảm với những câu chuyện được đăng tải trên các trang kênh tin tức, hay tức giận khi hình ảnh idol mình bị xúc phạm…

Nhiều người dùng trước khi nhấp vào nút Delete trên tài khoản Facebook của mình đã thừa nhận rằng, một trong những điều cuối cùng còn níu giữ họ lại trên Facebook (sau khi đã dừng post các status và đọc các thông tin trên News Feed) chỉ là được kiểm tra các tin thông báo trên tài khoản của mình. 

Bạn có đang bị mạng xã hội thao túng tâm lý?

Bạn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi có nhiều người like bài viết của mình, và khi Facebook cho ra đời thêm 5 nút reactions khác (Love, Wow, Haha, Sad, Angry) bạn lại nhanh chóng bị nền tảng này “dắt mũi”. Một ngày của bạn có thể trở nên vui vẻ hay tồi tệ chỉ bằng một click vô thức của nút “love” hay “angry” từ một người xa lạ. Không những vậy, những nút reaction, comment trong một bài viết cũng khiến bạn phải cuốn theo một chủ đề nào đó đang nổi cộm trên mạng xã hội. Dù ít, dù nhiều thì chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng đến đến tâm trạng và kích thích những hành động sau đó của bạn. Trong marketing, một câu chuyện cảm động có thể là con đường ngắn nhất giúp thương hiệu chạm đến trái tim của người dùng. Như vậy, mạng xã hội có thể dễ dàng khiến chúng ta vui vẻ hay tức giận. 

Những con số thống kê về người dùng mạng xã hội tại Việt Nam

85% người dùng truy cập vào các trang mạng xã hội ít nhất 1 lần/ngày. Lượng người dùng mạng xã hội cũng có xu hướng tăng nhanh (năm 2022 tăng 6,9% so với năm 2021).

70% người thừa nhận rằng họ phải đăng nhập vào mạng xã hội đầu tiên ngay khi vừa mở máy tính hoặc thiết bị di động.

Mỗi ngày, trung bình một người sẽ dành ra 2h32p sử dụng mạng xã hội (cao hơn trung bình thế giới là 2h15p).

Tại Việt Nam, ước tính đang có khoảng 61 triệu người dùng thường xuyên Facebook hàng tháng.

67% người dùng ám ảnh vì sợ rằng mình "bị bỏ lỡ" nếu không cập nhật thường xuyên trên mạng xã hội.

Những con số thống kê về người dùng mạng xã hội tại Việt Nam

25% mối quan hệ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi quan điểm và những tranh luận trên mạng.

Hơn 50% cảm thấy bứt rứt khó chịu nếu không có mạng internet, quên điện thoại... bởi không thể truy cập vào mạng xã hội.

50% người dùng cho rằng mạng xã hội khiến cuộc sống của họ tệ hơn, họ cảm thấy tự ti với sự thành công, vui vẻ của bạn bè.

76% người dùng Việt được khảo sát cho biết họ sử dụng các nền tảng số để theo dõi và tương tác với bạn bè và người thân. Tiếp đến là các hoạt động cập nhật tin tức về các sự kiện đang diễn ra (48%) hoặc các tin tức giải trí (39%).

Hãy chơi mạng xã hội ở thế chủ động!

Đứng trước sự thao túng của mạng xã hội, nhất là các marketer làm trong ngành, những content creator đang theo đuổi nền tảng social media, có bao giờ bạn muốn ngưng sử dụng mạng xã hội? Dẫu biết, mạng xã hội có phần độc hại, nhưng hơn hết, chúng ta đều biết những lợi ích không tưởng mà mạng xã hội đem lại. Không chỉ là nền tảng giải trí, kết bạn, cung cấp các thông tin, mạng xã hội còn là một kênh truyền thông mà các ông lớn đang đổ xô ngân sách vào đầu tư.

Vậy làm thế nào để chúng ta không bị lệ thuộc và lạm dụng vào mạng xã hội? Hãy chơi mạng xã hội ở thế chủ động, tiếp nhận những thứ mà bạn muốn.

Kết bạn, follow những cá nhân/trang fanpage khiến bạn vui vẻ và tốt hơn mỗi ngày

Mạng xã hội hoạt động theo thuật toán, do vậy, các nền tảng này sẽ đề xuất và hiển thị những thứ mà bạn đang quan tâm. Nó cũng có nghĩa là những nội dung mà bạn thường xuyên xem, like, follow, bình luận sẽ tiếp cận đến bạn. Đối với các Marketer, bạn có thể "lọc" bảng tin của mình bằng cách kết bạn, follow với những cá nhân của những người làm trong ngành, những fanpage về kiến thức marketing, kỹ năng sống, nội dung tích cực,... 

Tuy nhiên, không nhất thiết là khi bạn làm marketing thì bạn phải theo dõi tất cả các fanpage về marketing, hãy theo dõi trang kênh mà khiến bạn cảm thấy thoải mái, đem lại những giá trị cho chính bạn…

Lưu lại và viết 

Khi thấy một nội dung nào đó hữu ích hay có giá trị, hãy lưu lại và nếu có thể hãy viết gì đó. Bạn có thể viết lại nội dung đó hoặc trình bày cảm xúc, quan điểm. Khi bộ não của chúng ta tiếp nhận một thông tin, chúng ta nghĩ và bàn luận về vấn đề đó, nó sẽ giúp chúng ta chúng ta học hỏi, tiếp thu kiến thức một cách chủ động nhất. Nếu như mạng xã hội đang muốn “ăn mòn” trí óc của ta, vậy tại sao chúng ta không phản bác lại chúng. Mạng xã hội sẽ trở thành một công cụ giá trị nếu ta biết cách chơi và sử dụng đúng.

Hãy chơi mạng xã hội ở thế chủ động và tiếp nhận những nội dung bạn muốn tiếp cận

Lên kế hoạch và đề ra mục tiêu cho bản thân

Tạo thói quen lên kế hoạch cho bản thân mỗi ngày, phân chia thời gian hợp lý cho bản thân. Bạn có thể lựa chọn 15 - 30 phút mỗi ngày để nghe podcast, 30 phút lướt facebook để tìm kiếm thông tin… Sử dụng mạng xã hội một cách khoa học sẽ khiến cuộc sống của bạn không bị quá phụ thuộc vào chúng.

Bạn cũng có thể xây dựng thương hiệu cá nhân trên chính những trang mạng xã hội của mình, hay lập những trang kênh  để chia sẻ kiến thức, phục vụ nhu cầu cá nhân riêng…

Tránh những thông tin, bài viết gây nhiễu

Mạng xã hội được ví như “con dao hai lưỡi”, do đó, để tránh bị cuốn vào những drama, nội dung “toxic”... bạn cần học cách nhìn một việc theo nhiều phương diện khác nhau. Nếu thông tin chưa được xác thực thì không nên bình phẩm, bàn tán về chúng. Hạn chế tương tác với những thông tin gây nhiễu trên mạng xã hội.

Chúng ta đang được sống trong một thế giới vô cùng hạnh phúc và tuyệt vời. Mạng xã hội đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển này. Tuy nhiên, đứng trước những mối nguy hại mà mạng xã hội có thể gây ra, chúng ta cần nghiêm khắc hơn với nền tảng "miễn phí" này.

Thanh Thanh - MarketingAI

Tổng hợp

 
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.